Thuê trọ xa để tiết kiệm tiền, đau lòng khi xăng tăng
Nhiều người trẻ đã chọn việc thuê trọ xa trung tâm để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, việc này liệu có khả quan khi giá xăng tăng, vật giá leo thang, chưa kể việc di chuyển hàng chục km đến chỗ làm gây mất sức, mất thời gian?
Liệu có “tính già hóa non”?
Cách đây 1 năm nhóm bạn của Nguyễn Dương Hoàng, sinh viên Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM, đã quyết định chuyển đến sống tại 150 đường số 35 Cát Lái, TP.Thủ Đức (TP.HCM) để có được nơi ở rộng rãi, giá rẻ.
Nhiều người trẻ ở trọ xa trung tâm phải ăn uống tiết kiệm để bù cho chi phí đi lại
“Thuê trọ ở chỗ xa trung tâm mình thấy cũng có nhiều cái lợi như không gian yên tĩnh vào buổi tối, phù hợp để nghỉ ngơi, sáng tạo”, Hoàng chia sẻ.
Ngoài các lợi ích nêu trên thì những tháng gần đây nhóm bạn của Hoàng lại rơi vào… thế khó, khi xăng, điện, thức ăn… cái gì cũng tăng giá. Mỗi ngày di chuyển lên Q.1 (TP.HCM) để đi học, chàng trai này phải mất gần 1 giờ đồng hồ để chạy xe, chưa kể lúc kẹt xe. Mỗi tuần, Hoàng phải đổ xăng 2 lần, mỗi lần hơn 100.000 đồng thì mỗi tháng nam sinh mất ít nhất 800.000 đồng cho chi phí đi lại.
Video đang HOT
Bữa cơm không thịt, cá để tiết kiệm của một bạn trẻ thuê trọ xa trung tâm trong thời “bão” giá
“Mình cũng hoang mang không biết bản thân có đang tính già hóa non hay không khi tiền xăng xe đi lại, tiền thuê trọ, tiền điện cộng lại mỗi tháng mình phải chi trả là gần 3 triệu đồng. Mình hỏi những người bạn khác sống tại các khu vực gần trung tâm hơn như Q.Tân Bình, Q.8, Q.7 (TP.HCM) thì có khi họ chỉ mất tầm 2 triệu cho khoản ở trọ và đi lại (hình thức ở ghép 2 đến 3 người)”, Hoàng chia sẻ.
Có được không gian rộng rãi, yên tĩnh còn tiết kiệm thì…
Cùng nỗi niềm với Hoàng, Nguyễn Minh Anh (24 tuổi) cũng lựa chọn một căn trọ tại hẻm 1078 Phước Kiển, H.Nhà Bè, TP.HCM, để có được giá thuê vừa túi tiền. Trong suốt 4 năm đại học, gen Z này ở ký túc xá của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (Q.11, TP.HCM), nên hầu như không phải lo nghĩ về tiền trọ. Khi tốt nghiệp, chưa có việc làm ổn định nên điều kiện kinh tế cũng không mấy dư giả. Với túi tiền ít ỏi của mình, chàng trai này đã tìm thuê một căn trọ cách xa chỗ làm 15km. Với số tiền 1,8 triệu mỗi tháng, Minh Anh thuê được một căn trọ rộng rãi, có gác và chỗ để nấu ăn.
Nhiều người trẻ thuê trọ xa trung tâm phải chịu cảnh chạy xe xa gần 1 giờ đồng hồ mới về tới nhà sau buổi tan tầm
Mỗi ngày Minh Anh phải mất hơn 45 phút để đến chỗ làm, buổi chiều thì Minh Anh tranh thủ ra về trước giờ tan tầm từ 10 đến 20 phút để “né” bớt cảnh kẹt xe. Tuy nhiên, việc này cũng không mấy khả quan khi “ai cũng nghĩ như vậy”. Mỗi ngày về đến chợ Phước Kiển (H.Nhà Bè, TP.HCM) chàng trai này đều tranh thủ đi chợ mua đồ về nấu ăn để tiết kiệm tiền.
Minh Anh cho biết nhiều đồng nghiệp khuyên anh nên thuê trọ gần chỗ làm, chọn hình thức ở ghép, chấp nhận không được riêng tư nhưng có thể tiết kiệm công sức cũng như chi phí xăng xe cho việc đi lại.
Cũng thuê trọ tại hẻm 1078 Phước Kiển, H.Nhà Bè (TP.HCM), Nguyễn Hoàng Quân (26 tuổi) phải tiết kiệm tiền ăn mỗi ngày để bù qua phần chi phí đi lại. Gặp Quân vào một buổi chiều cuối tuần, chàng trai này đang loay hoay chuẩn bị bữa tối cũng là bữa sáng mang đi làm. 3 miếng đậu hũ giá 10.000 đồng, 10.000 đồng đậu que và một ít đồ chay bán sẵn với giá 15.000 đồng là những gì có trong bữa ăn của chàng trai này.
“Mình thuê trọ ở Nhà Bè nhưng đi làm ở tận Q.3 (TP.HCM) nên chi phí đi lại có phần tốn kém hơn. Vốn dĩ mình chấp nhận đi làm xa là vì tiền trọ sẽ rẻ hơn, cùng một số tiền nhưng ở những nơi xa trung tâm sẽ có được phòng ốc rộng rãi, có cửa sổ và yên tĩnh. Còn về việc tiết kiệm thì mình nghĩ cũng không được bao nhiêu so với ở khu vực gần trung tâm”, Quân chia sẻ.
Tôi muốn đi làm giúp việc mà chồng không đồng ý
Chồng có đủ sức khỏe để làm việc nhưng anh không chịu cố gắng kiếm tiền. Dường như lúc nào anh cũng chỉ biết nghĩ cho bản thân.
Mấy năm trước, chồng chịu khó đi làm công nhân, tôi bán gánh hàng rong còn có đồng ra đồng vào. 2 năm nay, anh ấy kêu sức khỏe yếu không thể làm được công nhân xây dựng nên nghỉ ở nhà.
Thấy hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, thỉnh thoảng bà con trong khu phố gọi chồng tôi đến làm việc và trả công rất sòng phẳng. Thế nhưng, anh ấy chỉ làm những việc nhẹ như cắt tỉa cây, sửa ống nước. Còn những việc nặng như mang vác hay đào bới là anh không chịu làm.
Tiền chồng kiếm được chỉ đủ nuôi bản thân, còn việc học hành ăn uống của các con là do tôi bỏ ra hết. Anh thường bảo chẳng biết nay sống mai còn sống nữa không, làm vừa phải để giữ sức khỏe. Với suy nghĩ đó nên anh không có động lực để đi kiếm tiền.
Năm tới, 1 đứa con vào đại học, 1 đứa vào cấp 3, nếu chỉ trông vào gánh hàng rong của tôi thì không nuôi nổi các con. Vì vậy, tôi bàn với chồng cần phải có 1 người đi làm để có thu nhập ổn định. Hiện nay, bệnh đau lưng của anh ấy đã khỏi và làm việc được bình thường. Tôi khuyên chồng nên tiếp tục đi làm công nhân xây dựng để có tiền nuôi các con ăn học.
Vợ nói nhẹ nhàng thế mà anh ấy cáu gắt lên trách tôi tham tiền, không nghĩ đến sức khỏe của chồng. Anh bảo bản thân cả đời này không thể làm được việc nặng nữa, chỉ có thể làm công việc bán thời gian. Không có tiền thì cho các con nghỉ học hết đi làm công nhân. Học cao ra trường khó xin việc, rồi lại đi làm công nhân, lúc đó lãng phí tiền của bố mẹ.
Tôi bảo các con học giỏi và có ý chí, được học hành tử tế, chắc chắn sẽ thành công. Các con ham học, phải cố gắng kiếm tiền đầu tư việc học, không thể để bọn trẻ phải chịu cuộc sống nghèo túng như bố mẹ được.
Sau này, có thể các con không kiếm được công việc nhiều tiền nhưng học nhiều cũng nâng cao trình độ trí thức và biết cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Nếu chồng không chịu đi làm, tôi sẽ đi làm giúp việc cho người cháu họ.
Cháu họ tôi sống ở thủ đô, vừa sinh con được 4 tháng và đang bảo tôi đến làm giúp việc, cháu trả công mỗi tháng 11 triệu, nếu tôi làm tốt, cháu sẽ thưởng thêm. Biết ý định của tôi, chồng đã phản đối và không cho đi đâu hết. Chồng bảo tôi mà đi làm xa, ai là người lo cơm nước mỗi ngày cho 3 bố con. Anh ấy không đảm nhận được vị trí của vợ trong gia đình này.
Tôi thật không biết phải làm sao với chồng nữa, bảo anh đi kiếm tiền thì anh không đi, tôi tự đi thì anh không đồng ý. Vậy phải nuôi các con ăn học như thế nào đây?
Cô gái 21 tuổi vừa về quê đã bị bố mẹ ép xem mắt: Đằng trai vừa ly hôn Đối với các bậc phụ huynh điều họ mong mỏi nhất là con cái có thể yên bề gia thất. Nhất là những gia đình có con gái lớn mãi không chịu kết hôn càng khiến bố mẹ sốt ruột. Điều này vô tình gây ra những tình huống "dở khóc dở cười", đặc biệt là với những cô gái đi học, đi...