Thuế thu nhập cá nhân: Lại tranh cãi mức khởi điểm
Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ, khai mạc ngày 12/9, được trông đợi khi Chính phủ đề xuất nâng khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng nhưng Ủy ban Tài chính chỉ đồng ý 7 triệu đồng.
Theo lịch trình dự kiến, chiều 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi.
Phương án Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất nâng mức khởi điểm chịu thuế từ 4 triệu như hiện nay lên 9 triệu đồng giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được nâng từ 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng mỗi tháng.
Các chuyên gia cho rằng mức khởi điểm đánh thuế thu nhập cá nhân 9 triệu đồng là hợp lý và cho thấy sự chia sẻ khó khăn với người dân. Ảnh: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Tuy nhiên, VnEconomy dẫn Báo cáo ý kiến của Tiểu ban Chính sách và thu ngân sách thuộc Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho hay, việc nâng mức giảm trừ như vậy là cao và chưa đảm bảo tính hợp lý xét dưới cả góc độ kinh tế cũng như xã hội. Theo đó, Ủy ban này cho rằng chỉ nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 7 triệu đồng (thay vì 9 triệu) và mức giảm trừ gia cảnh là 2,8 triệu đồng (thay vì 3,6 triệu) là hợp lý. Quan điểm của Ủy ban là các mức Bộ Tài chính đưa ra là cao và sẽ thu hẹp số lượng người nộp thuế, làm sai lệch bản chất của thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó, theo báo cáo này, nếu áp dụng mức khởi điểm 9 triệu đồng có thể ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước, không duy trì và phát huy kết quả đạt được trong quá trình thực thi luật thời gian qua. Theo tính toán của Ủy ban kinh tế ngân sách Quốc hội, số người phải nộp thuế thu nhập nếu theo phương án khởi điểm 9 triệu đồng của Bộ Tài chính sẽ chỉ còn khoảng một triệu người (thay vì gần 4 triệu người như hiện nay).
Trao đổi với VnExpress.net chiều 11/9, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra ngỡ ngàng và không đồng tình khi nghe đề xuất mới của Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội. Bà Chi Lan phân tích: “Từ năm 2007 đến năm 2011, với các mức lạm phát cộng dồn thì đồng tiền Việt Nam đã mất giá khoảng 70%. Như vậy, mức thu nhập thực tế của người dân giảm xuống rất nhiều. Nếu vẫn tính mức khởi điểm đánh thuế thấp như vậy thì tôi e nó sẽ sớm trở nên lạc hậu trong cuộc sống và lại phải sửa đổi tiếp”.
Về phản biện của Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng nguồn thu Ngân sách Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng nếu áp dụng phương án của Bộ Tài chính, bà Phạm Chi Lan cho rằng không nên lo lắng. “Cần phải lên chính sách đặt trong bối cảnh chúng ta đang tái cơ cấu đầu tư công. Theo đó, đầu tư công sẽ phải tiết kiệm và hiệu quả hơn so với trước đây. Nếu theo đúng tinh thần này thì khoản chi cho đầu tư công sẽ giảm đáng kể và bù được cho khoản thiếu hụt do những thay đổi trong luật Thuế Thu nhập cá nhân”, nữ chuyên gia này lý giải.
Chia sẻ với quan điểm của bà Chi Lan, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – thẳng thắn ủng hộ phương án của Bộ Tài chính với mức khởi điểm chịu thuế là 9 triệu đồng. “Từ khi có Luật về Thuế Thu nhập cá nhân đến nay, lạm phát đã tăng lên đáng kể nên Bộ tài chính mới tính toán yếu tố đó để nâng lên. Nếu lo ngại nguồn thu ngân sách bị giảm thì tôi cho rằng không cần thiết bởi số người chịu thuế thu nhập tính từ bậc 1 tuy nhiều nhưng chiếm tỷ trọng không cao nên khoản đóng góp thuế cũng không nhiều”, ông Lê Đăng Doanh nhìn nhận.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay, cần tạo điều kiện chia sẻ khó khăn với người dân và làm sao để khuyến khích người dân lao động, tiêu dùng và khoan thi sức dân một cách tối đa. “Đừng để người dân vì ngại thuế, phí mà mất động lực cống hiến, đầu tư và tiêu dùng. Lúc đó, ngân sách Nhà nước càng bị ảnh hưởng”, bà Chi Lan cảnh báo.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh cũng cảnh báo thuế cao trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ là áp lực với người dân. Ông cũng đưa ra dẫn chứng, mới đây nhất, tỷ phú giàu nhất nước Pháp quyết định xin quốc tịch Bỉ để “né” thuế cao. Ông Ánh nói thêm: “Theo tôi nếu đến giờ vẫn loay hoay với câu chuyện mức khởi điểm chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh thì cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Mục tiêu quan trọng nhất đối với thuế thu nhập là kiểm soát được thu nhập của người dân thay vì để một số người lợi dụng mà lẩn tránh, trốn thuế. Đừng để việc người ít tiền nghiêm túc kê khai đóng thuế còn người thu nhập cao thì lại có cơ hội lẩn”.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 7/2013, sớm hơn nửa năm so với dự kiến. Trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm, dự án Luật sửa đổi sẽ được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở phiên họp thứ 11 vào chiều ngày 12/9).
Cũng trong ngày 12/9, buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận về kế hoạch kiểm toán năm 2013 trước khi thảo luận về dự án Luật hộ tịch vào sáng ngày 14/9. Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 12/9 đến ngày 26/9.
Theo VNE
Thảo luận về luật Đất đai, Thuế thu nhập cá nhân...
Theo chương trình, phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) dự kiến diễn ra trong 3 đợt, từ ngày 12 đến ngày 26.9. Trong ngày làm việc đầu tiên của phiên họp, TVQH sẽ cho ý kiến lần đầu về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu nhập cá nhân.
Nhiều nội dung quan trọng khác cũng sẽ được Ủy ban TVQH thảo luận tại phiên họp lần này, như dự luật Hộ tịch, dự luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), dự luật Đất đai (sửa đổi), dự luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), dự luật Thủ đô, luật Việc làm...
Ngoài các nội dung về xây dựng luật, TVQH cũng sẽ nghe Đoàn giám sát báo cáo Chính phủ báo cáo bổ sung (nếu có) việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai, và thảo luận về các nội dung này.
Cũng trong phiên họp thứ 11, TVQH sẽ cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn về báo cáo của Chính phủ về việc thi hành luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012 và về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 về nội dung dự kiến của chương trình kỳ họp thứ 4 của QH.
TVQH cũng dự kiến dành một ngày để cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2012 của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2012.
Theo TNO
Ngỡ ngàng thuế thu nhập cá nhân Thay vì giữ nguyên mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân 9 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng/người/tháng như Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Tài chính Ngân sách QH vừa họp và đề xuất mức khởi điểm chịu thuế là 7 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh là 2,8 triệu đồng/tháng và mỗi...