Thuê thời trang: Xu hướng mới của một thế giới bền vững
Nền tảng cho thuê các mặt hàng thời trang đang trở thành câu chuyện thành công của năm 2020 và là dấu ấn điển hình cho sự chuyển hướng của ngành công nghiệp tỷ đô này trong bối cảnh COVID-19.
Khởi đầu lối sống Marie Kondo
Hãy quay lại thời điểm này năm ngoái, trước khi COVID-19 bùng nổ. Một chiếc váy chấm bi giá gần 40 đô la của Zara trở thành hiện tượng được lan truyền khắp các mặt báo, tạp chí thời trang, website bán hàng. Chiếc váy chấm bi này trở thành món đồ “must-have” (nhất định phải có trong các tủ đồ) của hầu hết các cô nàng trên toàn thế giới, từ các blogger thời trang cho đến dân văn phòng.
Sở hữu một chiếc váy đang được khao khát và là mốt trên toàn thời giới là cách mà các hãng thời trang tạo hiệu ứng để kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chiếc váy mua về chỉ được diện đôi lần, thậm chí một lần duy nhất trong đời.
Khi cơn sốt này qua đi, một số chuyên gia thời trang đã đặt câu hỏi rằng: liệu có thực sự cần thiết để mọi người cùng sở hữu một chiếc váy? Đặc biệt là với tâm lý của phụ nữ, làm sao bạn có thể vui cho được khi vừa háo hức mặc chiếc váy mới, bước vào phòng, bạn chợt nhận ra đã có ba người phụ nữ khác mặc chiếc váy y hệt bạn? Một ý tưởng lóe lên: “Thay vì mua nó, tại sao không chia sẻ nó?”. Chính ý tưởng này tạo động lực cho các công ty cho thuê thời trang ra đời.
“Cho thuê quần áo” là khái niệm chỉ xuất hiện vào những dịp đặc biệt, với những bộ trang phục đặc biệt ở phương Tây, chẳng hạn như đám cưới, những buổi tiệc sang trọng vì người mặc cần một bộ cánh đúng bài bản, đúng dress code. Váy dạ hội thì khác hoàn toàn với váy cho tiệc cocktail, vest đi làm thì chẳng liên quan gì đến tuxedo… Những bộ cánh này thường có giá thành không hề rẻ, trong khi người mặc thi thoảng mới mặc đến, thậm chí chỉ diện một lần trong đời. Việc thuê quần áo nhằm giúp họ tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí thời gian và không gây choán tủ đồ trong nhà.
Hơn thế, ngày nay, khi mọi người ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững, giảm thiểu lượng quần áo thải ra môi trường, việc cho thuê quần áo ngày càng được ủng hộ. Không chỉ là những bộ cánh trang trọng cho những dịp đặc biệt, những kiểu trang phục khác cũng được người dùng đẩy lên các nền tảng cho thuê với số lượng lớn. Giờ đây, “cho thuê quần áo” mang ý nghĩa rộng lớn hơn, bao gồm việc tiết kiệm chi phí, thời gian, không gian trong nhà mà vẫn có thể chọn được một bộ quần áo phù hợp với bản thân, đặc biệt chúng luôn mới mẻ, hợp thời trang.
Kabra-Davies, nhà sáng lập nền tảng cho thuê trang phục By Rotation ra mắt vào tháng 10/2019, chia sẻ: “Nhiều người không nhận ra không gian sống của họ nhỏ như thế nào và lượng đồ đạc họ tích lũy nhiều ra sao. Thời gian giãn cách xã hội đã giúp họ nhận ra rằng họ không cần nhiều đến vậy và họ ủng hộ phong cách sống Marie Kondo (“thánh nữ dọn nhà”, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về việc sống ngăn nắp, giảm thiểu sự phụ thuộc vào vật chất) nhiều hơn”.
Video đang HOT
Cô nói thêm: “Người tiêu dùng ngày càng hiểu rõ hơn về cách thức sản xuất thời trang nhanh, cách các thương hiệu đối xử với công nhân và họ nhận ra có điều gì đó không ổn trong cách họ tiêu thụ các sản phẩm thời trang. Từ đây, họ bắt đầu tìm cách thay đổi. Đó là lý do khác để các nền tảng cho thuê quần áo phát triển”.
COVID-19 tác động đến tư duy và nhận thức về mua sắm, sở hữu
Xu hướng cho thuê thời trang bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Mỹ và một số nước châu Âu như Anh (một thị trường nổi tiếng là bảo thủ) vào năm 2019. Bước sang năm 2020, COVID-19 càng thúc đẩy nhu cầu thuê quần áo phát triển. Nghe có vẻ mâu thuẫn bởi cách ly xã hội và dịch bệnh này ngăn cản sự tiếp xúc cũng như mối nghi ngại khi cầm nắm vào những đồ vật từ người lạ. Song thực tế đã diễn ra như vậy.
Kabra-Davies cho biết, số lượng người dùng trên ứng dụng của cô đã từ 12.000 lên 25.000 người kể từ ngày 23/3 khi Anh thực hiện giãn cách xã hội. Các mặt hàng cho thuê tăng lên đến 120%. By Rotation từ khi thành lập đã nhanh chóng được yêu thích nhờ danh sách các thương hiệu đình đám mà ứng dụng sở hữu để cho thuê cũng như được các kols, blogger thời trang có tiếng phê duyệt.
Sacha Newall, CEO và đồng sáng lập của nền tảng thời trang cho thuê đầu tiên tại Anh, My Wardrobe HQ, ra mắt vào năm 2018, cho biết cổ phiếu được niêm yết bởi các thương hiệu và người cho thuê tư nhân đã tăng 50%. Sebastian Manes, giám đốc bán hàng của nền tảng Selfridges, cho hay: “Dịch vụ cho thuê trang phục phù hợp với tâm trạng của người dùng ở thời điểm này. Nó không chỉ giúp họ có thể mặc trang phục mới, tốn ít chi phí mà còn mang lại cho họ niềm vui”.
Quan trọng hơn, người tiêu dùng có thể được cầm nắm, sử dụng những món đồ trong mơ mà hiếm khi họ có cơ hội sở hữu. Một chiếc túi Chanel 3.000 euro được cho thuê với giá chỉ 18 bảng một ngày, một chiếc áo khoác của Valentino lên đến gần 1.600 euro mà chỉ mất 26 bảng để thuê cho một sự kiện trang trọng, còn gì tuyệt vời hơn!
Tất nhiên, ở khía cạnh môi trường, vẫn có những lo ngại về việc tạo ra lượng khí thải carbon qua khâu vận chuyển và làm sạch trang phục sau khi cho thuê. Thế nên các nền tảng cho thuê thường sử dụng bao bì từ chất liệu tái chế, thậm chí khuyến khích khách hàng từ chối bao bì hoặc giữ lại để tái chế, cũng như sử dụng quy trình làm sạch bằng ô-zôn để loại bỏ vi khuẩn.
Carolyn Mair, nhà tâm lý học hành vi và là tác giả cuốn Tâm lý học thời trang, chia sẻ: “Thay vì phủ nhận mong muốn bẩm sinh của con người đối với những sản phẩm mới mà chúng thường liên kết với niềm vui, niềm hạnh phúc thì việc cho thuê thời trang cung cấp những giải pháp, vừa hạn chế mua sắm, vừa giải phóng dopamine tích cực khi có được món đồ mới. Đó là liệu pháp hiệu quả giúp tinh thần con người vượt qua cơn khủng hoảng dịch bệnh hiện tại”.
7 bạn trẻ Trung Quốc được các hãng cao cấp săn đón
Những người này góp phần lan tỏa sự ảnh hưởng của thương hiệu thời trang cao cấp trên nền tảng trực tuyến.
Theo South China Morning Post, dịch bệnh năm 2020 được xem như chất xúc tác cho sự đổi mới của nhiều ngành nghề. Riêng ngành công nghiệp thời trang cao cấp có những thay đổi rõ rệt về hướng đi. Nhân vật ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) hiện nhận được sự quan tâm từ nhiều thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton, Hermès, Dior, Versace... Các nhà mốt truyền thông dựa trên lòng tin, sự ủng hộ lẫn nhau giữa KOLs và người hâm mộ. Theo báo cáo năm 2018 từ eMarketer, 68% người tiêu dùng Trung Quốc đưa ra quyết định mua hàng dựa trên mạng xã hội. Ảnh: Givenchy.
Mr.Bags (tên thật Tao Liang) là blogger thời trang hàng đầu Trung Quốc. Anh sở hữu vốn kiến thức rộng về túi xách. Tao Liang thành lập trang thông tin nhằm chia sẻ hiểu biết về túi hiệu đến mọi người. Một số nhãn hàng cao cấp, bao gồm Givenchy, hợp tác cùng anh để giới thiệu những mẫu túi dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Ảnh: @mrbagss.
Declan Chan là stylist kiêm influencer nổi tiếng. Tư duy sáng tạo nội dung độc đáo giúp anh trở thành stylist có sức ảnh hưởng toàn cầu. Declan Chan từng làm việc với Vogue Hong Kong, Cartier, Estée Lauder, Calvin Klein... Anh cũng là một trong số ít gương mặt Trung Quốc góp mặt tại Tuần lễ Thời trang Thu - Đông 2020. Ảnh: @declanchan.
Dipsy chia sẻ nhiều bài viết dễ tiếp cận về các thương hiệu cao cấp như Tom Ford, Jo Malone London, Thom Browne... Anh từng xuất hiện trong video quảng cáo của Chanel nhân dịp Valentine 2018. Mỗi bài viết thời trang của Dipsy đều có sự hoàn hảo đến từng chi tiết như bố cục, màu sắc, thứ tự... Ảnh: @dipdipdipsy.
Giống như tên gọi, Austin Li (Li Jiaqi) được mệnh danh là ông hoàng son môi Trung Quốc. Bằng cách sử dụng dịch vụ phát trực tuyến, anh có thể bán 15.000 thỏi son chỉ trong 5 phút. Sức ảnh hưởng của Austin Li lớn đến mức có thể nâng cao hoặc hạ thấp vị thế một nhãn hàng cao cấp. Hồi đầu năm, Li đánh giá kém bộ sưu tập son Hermès Rouge mới ra mắt. Nhiều người hoài nghi chất lượng sản phẩm vì họ tin tưởng vào đánh giá của anh. Ảnh: Li Jiaqi.
Kakakaoo nổi tiếng ở Trung Quốc trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Cô từng xuất hiện trên tạp chí Vogue. Hình thức nội dung số của Kakakaoo chủ yếu là chia sẻ kiến thức, đánh giá về mỹ phẩm. Ảnh: @kakakaoo7.
Faye Wei Wei là họa sĩ gốc Trung Quốc, sinh sống và làm việc ở Anh. Cô sử dụng gu thẩm mỹ, tư duy hội họa nhằm tạo nên phong cách độc đáo cho chính mình. Faye Wei Wei thường xuyên ngồi hàng ghế đầu của nhiều show diễn lớn như Simone Rocha, Thom Browne... Ảnh: @fayeweiwei.
Blogger gốc Trung Quốc Susie Lau đưa ra suy nghĩ về các xu hướng và thiết kế mới nhất thông qua trang cá nhân. Cô được vinh danh thuộc 500 người định hình ngành công nghiệp thời trang toàn cầu của BoF (Business of Fashion). Ảnh: @susiebubble.
9 kiểu giày dép nữ dễ phối đồ Giày cao gót đen, sandals, sneakers, loafer... có thể kết hợp với nhiều trang phục, biến hóa phong cách trong các hoàn cảnh. Theo tạp chí Harpers Bazaar, thời trang mỗi mùa luôn khác biệt, kéo theo đó, phụ kiện (giày, mũ, túi xách...) cũng được cập nhật, đổi mới liên tục. Chạy đua với xu hướng là cuộc chơi dài hơi và...