Thuế, phí chiếm một nửa giá xăng
Với 5 khoản thuế và một số khoản phí như chi phí định mức và lợi nhuận định mức lên đến 8.751 đồng/lít, tương đương 49% giá bán lẻ xăng dầu.
Ngày 18/9 vừa qua giá xăng RON 92 đã tăng 620 đồng/lít lên mức 17.950 đồng/lít. Theo đó kể từ đầu năm đến nay giá xăng đã được điều chỉnh 12 lần trong đó có 5 lần tăng và 7 lần giảm giá.
Mặc dù giá xăng đã tăng, giảm theo diễn biến của giá thế giới song ý kiến từ một số chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, giá xăng có thể giảm sâu hơn nữa nếu không phải “gánh” quá nhiều thuế, phí.
Theo bảng giá cơ sở được công bố bởi Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam trong ngày 18/9 vừa qua, thời điểm giá xăng dầu được điều chỉnh tăng lên 17,950 đồng/lít giá xăng dầu thế giới ngày 17/9 là 61,58 USD/thùng, giá thế giới (FOB) bình quân 15 ngày là 61,33 USD/thùng.
Giá CIF là 63,83 USD/thùng, giá CIF tính giá cơ sở là 8.899 đồng/lít, giá CIF tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là 8.653 đồng/lít.
Video đang HOT
Theo đó, thuế nhập khẩu (20%) là 1.731 đồng/lít, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) là 1.038 đồng/lít, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít, thuế giá trị gia tăng là 1.632 đồng/lít, tổng cộng các khoản thuế là 7.401 đồng, tương đương 41% giá bán lẻ xăng dầu.
Bên cạnh đó, 2 khoản chi phí định mức và lợi nhuận định mức cũng được tính vào giá xăng dầu là 1.350 đồng/lít. Các khoản thuế phí kể trên lên đến 8.751 đồng/lít, tương đương 49% giá bán lẻ xăng dầu.
Thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy các khoản thuế, phí kể trên thường chiếm từ 47-52% giá bán lẻ xăng dầu.
Thực tế, giá xăng dầu đã có thể giảm khi lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu trong ASEAN có hiệu lực nhưng từ ngày 1/5 vừa qua giá xăng lại “gánh” đến 3.000 đồng/lít xăng cho thuế bảo vệ môi trường.
Thời điểm đó, Bộ Tài chính khẳng định, việc tăng thuế môi trường lên gấp 3 sẽ không làm tăng giá xăng dầu bán lẻ trong nước mà sẽ bù đắp một phần ngân sách bị thâm hụt và đảm bảo theo đúng các cam kết quốc tế.
“Việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường như trên sẽ không làm tăng giá xăng, dầu trong nước khi cùng một mặt bằng giá xăng dầu thế giới, cơ cấu thuế trong giá xăng, dầu không tăng mà còn giảm (mức tăng thuế bảo vệ môi trường như trên vẫn thấp hơn mức thuế nhập khẩu giảm do thực hiện theo các cam kết quốc tế)”, lãnh đạo Bộ Tài chính từng khẳng định.
Trước sự bức xúc của dư luận, đến cuối tháng 5/2015, Bộ Tài chính công bố phép so sánh tác động của giảm thuế nhập khẩu từ 35% xuống 20% với tác động của tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít.
Song thay vì tính giá xăng dầu ở 2 thời điểm phải trên cơ sở mức thuế bảo vệ môi trường là mức cũ và mức mới để so sánh Bộ Tài chính lại quy tất cả các phép tính trên cơ sở mức thuế bảo vệ môi trường mới.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến năm 2015 theo phương án tăng thuế các mặt hàng như đề xuất là khoảng 35.560 tỷ đồng.
Còn năm 2014 là 11.860 tỷ đồng. Như vậy, số thu năm nay ước tăng khoảng 23.720 tỷ đồng/năm.
Theo Soha
Làm rõ tỷ lệ thu của bảo hiểm y tế
Về bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên, dư luận bức xúc về việc vừa nộp bảo hiểm y tế với mức phí tăng từ 34,5%.
Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 12, chiều 23/9, tại Hà Nội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện nhiệm vụ, ngân sách năm 2015, dự toán ngân sách năm 2016 của Bộ Y tế và Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 68 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban đề nghị Bộ Y tế làm rõ tỷ lệ thu của bảo hiểm y tế và thu từ ngân sách nhà nước của các bệnh viện có khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chiếm bao nhiêu phần trăm. Từ đó tính lộ trình giảm dần ngân sách nhà nước, tăng số lượng tham gia bảo hiểm y tế. Trách nhiệm của Bộ Y tế khi tại một số địa phương y tế dự phòng chỉ đạt hơn 18%. Hay ngân sách nhà nước phân bổ trên một giường bệnh giữa bệnh viện đồng hạng của các tỉnh hiện có sự chênh lệch. Có tương đương chất lượng khám chữa bệnh hay không...
Thẻ bảo hiểm y tế.
Trả lời vấn đề này. Ông Vũ Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết: "Định mức Thủ tướng ban hành định mức tiêu chí phân bổ ngân sách giai đoạn 2011-2015 nêu rõ các tỉnh có định mức phân bổ cho các cơ sở y tế theo đầu dân, phân theo các vùng, mỗi vùng bao nhiêu đó và hàng năm được tăng thêm khi tăng chế độ chính sách. Định mức theo đầu dân để xác định tổng chi của địa phương. Và các tỉnh có thể có ngân sách các tỉnh có thể tăng chi y tế của địa phương lên, nên có những tỉnh khả năng ngân sách lớn, hoặc số giường bệnh, bệnh viện ít thì họ phân định mức cao".
Về bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên, dư luận bức xúc về việc vừa nộp bảo hiểm y tế với mức phí tăng từ 3- 4,5%, vừa phải đóng bảo hiểm y tế cho 3 tháng cuối năm 2015 và 12 tháng năm 2016 (tổng cộng 15 tháng). Thông tư cũng hướng dẫn học sinh có thể đóng 6 tháng hoặc 1 năm nhưng tại một số tỉnh, thành, nhà trường quy định nộp 1 lần gây tâm lý không tốt...
Trả lời câu hỏi làm thế nào để đảm bảo mục tiêu 75% số dân bảo hiểm y tế, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết: "Trong luật kiên trì vận động cho dân hiểu. Cùng với các giải pháp để hỗ trợ cho các hóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Thời gian qua, ngành y tế đã đổi mới cung ứng dịch vụ, tiếp cận các dịch vụ của người dân. Chúng tôi nghĩ chỉ khi nào tuyên truyền người dân hiểu được ý nghĩa vai trò họ thấy có quyền hưởng quyền lợi, bên cạnh đó phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế thì lúc đó mới đạt tiêu chí"./.
Phương Thoa
Theo_VOV
Ngày 30/9 sẽ xét xử lưu động vụ thảm án 4 người ở Nghệ An Dự kiến, sáng ngày 30/9 sẽ diễn ra phiên tòa sơ thẩm vụ thảm án 4 người ở Nghệ An tại Trung Văn hóa - Thông tin huyện Tương Dương. Ngày 25/9, trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Sơn, Phó Chánh án TAND tỉnh Nghệ An cho biết, dự kiến ngày 30/9 tới, TAND tỉnh Nghệ An sẽ đưa ra xét xử...