Thuế, phí chiếm 40% lợi nhuận doanh nghiệp
Đây là tỉ lệ rất cao so với các nước trong khu vực. Tỉ lệ này sẽ hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sáng 27-5, Văn Phòng Chính phủ họp báo chuyên đề về Nghị quyết 35 hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Bà Phạm Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI cho biết theo khảo sát của VCCI hiện nay cộng đồng doanh nghiệp đang gánh nhiều chi phí, trong đó chủ yếu là thuế, phí. Thuế, phí chiếm 40% lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là tỉ lệ rất cao so với các nước trong khu vực.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cũng đánh giá con số này là cao. Điều này sẽ hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. “Quốc gia nào cũng có thuế phí nhưng quan trọng là cân đối nguồn thu cũng như đưa ra mức thuế phù hợp, hợp lý để doanh nghiệp phát triển” – ông Đông nêu ý kiến.
Video đang HOT
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà giới thiệu điểm mới của Nghị quyết 35. Ảnh: Trà Phương
Cũng tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cũng đã giới thiệu điểm mới của Nghị quyết 35. Theo đó, hạn chế hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự; thanh tra chuyên ngành một lần/năm; đối thoại doanh nghiệp hai lần/năm,…
Trong đó vấn đề lưu ý là hạn chế hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự nhưng không có nghĩa là buông lỏng các trường hợp vi phạm pháp luật. “Không hình sự hóa mang tính cảnh báo một số trường hợp như vụ quán cà phê Xin chào. Những vụ việc vi phạm nghiêm trọng đến mức hình sự thì vẫn phải xử lý nghiêm. Tự do kinh doanh nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật” – ông Hà nói.
Ngoài hạn chế hình sự hóa quan hệ kinh tế, ông Hà cho biết Nghị quyết nhấn mạnh chỉ cho phép kiểm tra chuyên ngành ở các doanh nghiệp một lần/năm. Quy định này sẽ giảm tình trạng kiểm tra quá nhiều của các đoàn kiểm chuyên ngành. Hạn chế tình trạng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo NTD
Giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,54%
Trong tháng này, toàn bộ 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI đều tăng, trong đó tăng cao nhất vẫn là nhóm giao thông với mức tăng 2,39% so với tháng trước (trong tháng 4 nhóm giao thông đã tăng 1,73% so với tháng 3). Nhóm có mức tăng cao thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 0,88% so với tháng trước (trong tháng 4 nhóm này đã tăng 0,71% so với tháng 3).
Tiếp đến, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,36% so với tháng 4, trong đó giá lương thực tăng 0,68%, giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình tăng 0,16%, và thực phẩm tăng 0,38% so với tháng trước. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11% so với tháng trước; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng nhẹ 0,02%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm thiết bị và dịch vụ y tế tăng 0,05%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,03%; nhóm giáo dục tăng 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56% so với tháng trước.
Trong tháng 5, chỉ số giá là vàng tăng 1,54%, trong khi giảm 0,1% so với tháng 4.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 0,25% so với tháng trước.
XUÂN BÁCH
Theo NTD
Những lý do khiến ngân hàng vẫn lo chỉ tiêu lợi nhuận Mặc dù kết quả kinh doanh quý I/2016 khá tích cực, nhưng nếu nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận cả năm vừa công bố có thể thấy, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều nỗi lo... Một trong những lý do là các ngân hàng đang "cõng" trên lưng rất nhiều loại chi phí Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank cho biết,...