Thuê ô tô rồi nhờ bạn nhận là chủ phương tiện để đem bán
Thuê xe ô tô tự lái, Thanh sau đó nhờ bạn mạo nhận là chủ phương tiện để đem bán lấy tiền ăn tiêu.
Theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo, TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Phạm Chí Thanh (SN 1982, trú ở phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Chung (SN 1980, ở xã Tây Phong, Tiền Hải, Thái Bình) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ở phía bên kia, một trong hai bị hại của vụ án cũng đề nghị cấp phúc thẩm xem xét hủy án sơ thẩm để điều tra và xét xử sơ thẩm lại vì cho rằng bỏ lọt tội phạm… Tuy nhiên, ngay khi phiên tòa phúc thẩm mở ra, Phạm Chí Thanh rút kháng cáo do nhận thấy không có khả năng được giảm nhẹ hình phạt tù.
Phạm Chí Thanh (bên phải) và đồng phạm tại phiên tòa sơ thẩm, hồi đầu năm 2019.
Tại phiên tòa phúc thẩm, vụ án một lần nữa được làm rõ, do cần tiền trả nợ và ăn tiêu, ngày 11-9-2017, Phạm Chí Thanh đến gặp, rồi ký hợp đồng thuê chiếc xe ô tô tự lái hiệu Mitsubishi Triton của anh Đỗ Đức Chung (SN 1983), trú huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Video đang HOT
Thuê xe ô tô tự lái, Thanh trả giá 700.000 đồng/ngày với thời gian thuê trong 10 ngày. Để chủ xe giao tài sản, Thanh đưa cho anh Đức Chung CMND (bản photo), sổ hộ khẩu gia đình và 5 triệu đồng. Khi giao ô tô cho khách, chủ phương tiện còn giao thêm giấy đăng ký phương tiện (bản photo), sổ đăng kiểm và biên lai thu phí đường bộ.
Sau khi thuê xe ô tô tự lái, Thanh nói cho bạn là Nguyễn Văn Chung biết về tình trạng tài sản và nhờ người này giả danh là chủ phương tiện để cùng nhau đem bán. Giúp bạn làm bậy, Văn Chung chuẩn bị CMND giả (bản photo) chứa các thông tin phù hợp với giấy đăng ký ô tô và sổ đăng kiểm.
Chiếm đoạt chiếc ô tô trị giá hơn 700 triệu đồng, Thanh và Văn Chung sau đó mang đến bán cho anh Nguyễn Xuân Nghĩa (trú quận Hà Đông, Hà Nội) với giá 400 triệu đồng. Mua phải tài sản phạm pháp, anh Nghĩa trả trước cho Thanh, Văn Chung 250 triệu đồng. Số tiền còn lại, các bên hẹn khi nào giao đăng ký gốc thì quyết toán nốt.
Ngoài hành vi lừa đảo chiếc ô tô Mitsubishi Triton, ngày 26-7-2017, Phạm Chí Thanh còn ký hợp đồng mua chiếc ô tô Colrado của một doanh nghiệp với giá 619 triệu đồng. Mua xe, Thanh trả trước doanh nghiệp gần 90 triệu đồng và được cơ quan chức năng cấp giấy hẹn nhận đăng ký phương tiện chính chủ.
Lừa đảo tổ chức tín dụng, Thanh sau đó đến Ngân hàng PGBank – Chi nhánh Bắc Thăng Long vay hơn 500 triệu đồng với lý do để trả tiền mua chiếc ô tô Colrado nêu trên. Giải ngân tiền cho Thanh, PGBank giữ lại giấy hẹn nhận đăng ký ô tô.
Ngày 21-8-2017, Thanh làm đơn trình báo bị mất giấy hẹn nhận đăng ký phương tiện (có xác nhận của CAP), rồi âm thầm đến cơ quan chức năng lấy giấy tờ xe. Sau đó, Thanh không giao đăng ký ô tô cho ngân hàng và bán “trộm” chiếc ô tô Colrado lấy tiền ăn tiêu.
Mở tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của Nguyễn Văn Chung và bị hại trong vụ án, cấp phúc thẩm khẳng định không có căn cứ để chấp nhận. Trên cơ sở ấy, HĐXX phúc thẩm bác toàn bộ các kháng cáo và đình chỉ xét xử đối với Phạm Chí Thanh.
Theo đó, Phạm Chí Thanh vẫn phải chấp hành 12 năm tù và Nguyễn Văn Chung phải thi hành 6 năm tù, đều về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội hồi đầu năm 2019. Về dân sự, các bị cáo tiếp tục phải bồi thường số tiền còn chiếm đoạt cho bị hại.
Theo anninhthudo
Hà Nội lập đoàn xác minh Phó Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm bị tố lạm quyền
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký văn bản giao Chánh thanh tra Hà Nội xác minh việc ông Lưu Ngọc Hà, Phó Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm bị doanh nghiệp tố cáo lạm dụng quyền hạn.
Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm bị tố loại bỏ công trình xây dựng trái phép 7 tầng khỏi kế hoạch cưỡng chế .
Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký văn bản thông báo việc thụ lý giải quyết tố cáo của công dân. Theo đó ngày 9.7, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký quyết định giao nhiệm vụ cho Chánh thanh tra TP.Hà Nội xác minh tố cáo của bà Trần Thị Kim Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển giáo dục TDS Việt Nam (Công ty TDS) đối với ông Lưu Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm.
Trước đó, Chủ tịch UBND đã nhận được đơn của bà Trần Thị Kim Phương tố cáo ông Lưu Ngọc Hà, Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm lạm dụng chức vụ quyền hạn, cố ý đưa ra các chỉ đạo và ban hành các văn bản trái quy định pháp luật cản trở hoạt động của Trường TH và THCS Everest (Trường Everest - phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm), xâm phạm quyền lợi của học sinh; không thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP, dẫn đến công trình xây dựng của trường bị phá dỡ, gây thiệt hại cho Công ty TDS.
Hồ sơ bà Trần Thị Kim Phương gửi tới cơ quan chức năng cho biết, ngày 11.6, lực lượng chức năng của UBND quận Bắc Từ Liêm đã mang máy móc đến cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng tại ô đất NT, TH1 thuộc khu đô thị mới Cổ Nhuế thuộc phường Cổ Nhuế 1. Đây là cơ sở vật chất của Trường Everest thuộc sở hữu của Công ty TDS và được cơ quan chức năng được xác định sai phạm xây dựng sai phép quá 1 tầng. Trong khi đó, nằm bên cạnh Trường Everest là 1 công trình vi phạm xây dựng cực khủng khác là Trường liên cấp Newton, được xác định xây dựng không phép tới... 7 tầng.
Theo hồ sơ Công ty TDS cung cấp, Trường liên cấp Newton xây dựng 7 tầng không phép xảy ra từ năm 2015 và đã được Thanh tra TP.Hà Nội kết luận từ năm 2018 nhưng UBND quận Bắc Từ Liêm không xử lý.
Theo tố cáo của bà Trần Kim Phương, việc xử lý không công bằng nêu trên là do ông Lưu Ngọc Hà, Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm "thiên vị, trù dập" đối với Công ty TDS. Bà Phương đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh, theo đó ngày 18.3, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm có văn bản nêu rõ việc tiến hành cưỡng chế với các công trình vi phạm về trật tự xây dựng trên các lô đất NT, TH1 và TH2. Tuy nhiên đến ngày 3.4, ông Lưu Ngọc Hà ký văn bản đề xuất chỉ cưỡng chế đối với các công trình vi phạm trật tự tại ô đất NT, TH1 mà bỏ qua sai phạm tại công trình xây trái phép 7 tầng. Đáng chú ý, một trong những căn cứ đề ông Hà ký văn bản nêu trên là dựa vào việc giải quyết đơn thư của Trường liên cấp Newton, nơi có hành vi sai phạm khủng.
Ngoài ra, ông Lưu Ngọc Hà cũng bị bà Trần Thị Kim Phương tố cáo đã có nhiều hoạt động gây khó khăn cho Trường Everest, như không cấp chỉ tiêu tuyển sinh bởi... chưa mua bảo hiểm PCCC, chưa nộp phạt hành chính do lỗi xây dựng bể bơi.
Thanh Niên đã liên lạc với ông Lưu Ngọc Hà để làm rõ hơn các nội dung tố cáo nêu trên, song ông này cho rằng "khi làm nghiêm một vấn đề gì thì sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều". Dù ông Hà nói sẵn sàng làm việc với báo chí để sáng tỏ vấn đề nhưng phóng viên đã nhiều lần liên lạc và đến trụ sở song vẫn không thể gặp được ông Lưu Ngọc Hà.
Theo Thanhnien
Cảnh báo tình trạng quen biết qua mạng bị ép làm nhân viên quán karaoke Như tin ANTĐ đã đưa, ngày 19-6, CAP Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã giải cứu được Mai, cô gái 17 tuổi bị giam giữ trái pháp luật tại một ngôi nhà trên địa bàn để ép đi rót bia cho khách tại các quán karaoke. Quá trình điều tra xác định, thông qua mạng xã hội facebook, chị Mai...