Thuê người tát mình để cai Facebook, người đàn ông khiến tỷ phú giàu nhất thế giới cũng thích thú, thành quả của anh càng đáng kinh ngạc
Vì không muốn tốn quá nhiều thời gian vào mạng xã hội và những thứ tiêu cực vô bổ, một doanh nhân đã nghĩ ra cách cai nghiện có 1-0-2.
Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đã trở thành một cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn lối sống của chúng ta. Càng ngày sự lệ thuộc vào mạng xã hội lại càng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực từ việc truyền bá thông tin sai lệch, cực đoan cho đến các hội nhóm “độc hại” gây ra rất nhiều hệ lụy không chỉ với bộ phận thanh thiếu niên mà còn đối với tất cả mọi người.
Trong khi chúng ta vẫn mải miết lướt mạng xã hội như một thói quen khó bỏ thì có một người đàn ông đã kiên quyết giã từ Facebook bằng một phương pháp độc đáo chưa từng thấy.
Cứ liếc mắt vào Facebook, không tập trung làm việc là ăn tát ngay tắp lự!
Năm 2012, Maneesh Sethi, một doanh nhân người Mỹ gốc Ấn, đã thuê người tát anh ta mỗi khi anh lướt Facebook.
Chia sẻ với Vice, Sethi cho biết: “Thời gian mỗi ngày tôi dành để xem Facebook và Reddit thật ngu ngốc, đã đến lúc phải dừng lại. Sau khi dùng ứng dụng quản lý thời gian, tôi phát hiện ra mình đã lãng phí đến 19 tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội. Nó làm tôi nhận ra rằng tôi không thể làm việc một mình, tôi cần một người có thể bắt tôi phải làm việc”.
Vậy là Sethi đã lên trang Craiglist đăng một quảng cáo có tiêu đề: “Hãy tát tôi nếu tôi không hoàn thành nhiệm vụ, giá 8 đô la một giờ”.
Gần một thập kỷ sau, kế hoạch phá bỏ cơn nghiện của Sethi vẫn khiến cho cộng đồng mạng ấn tượng mạnh mẽ sau khi tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đã tweet lại câu chuyện của Sethi một cách thích thú.
“Điều khiến việc tôi làm có yếu tố lan truyền là bởi vì nó rất độc đáo và nó có thể giải quyết được vấn đề mà nhiều người hiện nay đang mắc phải”, Sethi lý giải vì sao sau ngần ấy năm trôi qua, câu chuyện anh thuê người tát mình để tránh lãng phí thời gian vẫn được quan tâm đến thế.
Dòng tweet của Elon Musk khiến câu chuyện của Sethi lại gây bão sau gần một thập kỷ.
Video đang HOT
Sự cô đơn, chán nản trong thời gian giãn cách khi xảy ra đại dịch Covid-19 những năm qua đã dẫn đến sự gia tăng lớn về chứng nghiện mạng xã hội ở người lớn và cả thanh thiếu niên. Có lẽ đó chính là nguyên do lớn nhất khiến cho cách “cai nghiện” độc đáo của Sethi lại trở thành chiến thuật hấp dẫn với nhiều người.
Tuy nhiên, ẩn sau hành động của Sethi là một mục đích lớn hơn chứ không chỉ hướng đến việc tránh xa mạng xã hội và quản lý quỹ thời gian của mình.
Vào thời điểm đó, Sethi đang sống ở San Francisco, nơi các vụ cá cược “ăn tát” trở thành một trào lưu phổ biến do ảnh hưởng của bộ phim How I Met Your Mother. Đó là một kiểu cá cược mà người thua cuộc sẽ phải nhận một cái tát trời giáng vào bất cứ khi nào người thắng muốn.
Slap bet – hay cá cược ăn tát là trò chơi khá phổ biến.
Sau đoạn tin đăng trên Craiglist, Sethi nhận được khoảng 20 e-mail ứng tuyển, cuối cùng anh đã chọn được một người phụ nữ tên Kara.
“Ngoài nỗi sợ bị tát, tôi chắc chắn rằng sự có mặt của Kara đã khiến cho tôi tập trung hơn vào công việc, làm cho trải nghiệm của tôi trở nên mới mẻ hơn. Kara rất hữu ích, cô ấy không chỉ cho tôi ăn tát mà còn đưa ra nhiều ý tưởng tuyệt vời khi chúng tôi nói chuyện với nhau”, Sethi nói.
Theo Sethi, năng suất làm việc của anh đã tăng lên gấp 4 lần. Trong vòng vài tháng, anh không thể nhớ nổi mình đã bị tát bao nhiêu cái nhưng Sethi khẳng định, chúng đủ để nhắc anh quay trở lại làm việc và mỗi lần có ý định rời mắt khỏi nhiệm vụ để lướt mạng, anh lại nhớ đến cái tát đau đớn ấy nên đã tỉnh táo trở lại.
Anh nhấn mạnh: “Đó là một thí nghiệm dạy tôi rằng yếu tố xã hội quan trọng hơn nỗi sợ bị tát. Có một đồng đội để làm việc cùng và đưa ra các ý tưởng sẽ giúp bạn tập trung hơn và thoát ra khỏi vùng an toàn”.
Thiết bị Pavlok được kỳ vọng sẽ giúp cho mọi người tập trung hơn vào công việc, quản lý được thời gian và vì vậy làm việc hiệu quả hơn.
Thử nghiệm cũng truyền cảm hứng cho Sethi thiết kế một sản phẩm mà anh gọi là Pavlok, một thiết bị đeo tay để đào tạo hành vi. Thiết bị này sẽ rung lên khen thưởng nếu người dùng có hành vi tốt nhưng sẽ phóng ra cú sốc điện nhẹ nếu họ có hành vi xấu, và nó có thể giúp ích nhiều người hoàn thành việc họ cần phải làm.
Người dùng thiết bị Pavlok có thể tải ứng dụng để liệt kê các nhiệm vụ cần hoàn thành sau đó kết nối chúng với thiết bị đeo để được nhắc nhở.
“Tôi quyết định kiểm soát và ngừng lãng phí thời gian để chuyển hướng đến những gì quan trọng hơn”, Sethi nói. “Giờ đây, tôi muốn giúp những người khác đạt được những gì tôi mơ ước vào năm đó”.
Thử tưởng tượng cuộc sống của chúng ta khi không còn Facebook, Instagram sẽ ra sao?
Sự cố hệ sinh thái Facebook sập toàn tập tối 4/10 đã khiến cả thế giới nhốn nháo. Thử tưởng tượng nếu một ngày không còn Facebook, Messenger, Instagram và Whatsapp nữa thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?
Chúng ta lệ thuộc vào mạng xã hội như thế nào?
Facebook ra đời năm 2005, phổ biến ra toàn cầu vào năm 2006 và đến năm 2008 mới dần được người Việt quan tâm và sử dụng nhiều. Đến nay, Facebook đã trở thành mạng xã hội số 1 hành tinh, đồng thời cũng chiếm vị trí độc tôn tại Việt Nam, bất chấp sự cạnh tranh của các mạng xã hội khác. Việt Nam cũng có những mạng xã hội của nội địa, nhưng lại bị người dùng khá 'ghẻ lạnh', phần đông vẫn lựa chọn Facebook vì những ưu thế tuyệt đối của nó. Việc Facebook mua lại Instagram, Whatsapp càng khiến gã khổng lồ như hổ mọc thêm cánh.
Hệ sinh thái Facebook gặp sự cố khiến nhiều người ảnh hưởng.
Như vậy, nếu ai sử dụng Facebook từ sớm thì đã có hàng thập kỷ ăn ngủ cùng Facebook. Trước khi đi ngủ phải lướt Facebook một chút, ngủ dậy cũng phải dạo newsfeed một vòng, check tin nhắn. Ăn gì cũng phải chụp ảnh post Facebook trước tiên. Facebook như cuộc sống thứ hai của mỗi người trên không gian số, ở trên đó, người ta tạo ra một hình ảnh thế thân của mình mà đôi khi trái ngược hoàn toàn với cuộc sống thật.
Không chỉ gắn bó với người dùng như hơi thở, Facebook còn là chốn làm ăn của không biết bao nhiêu người, từ những người kinh doanh, buôn bán đến những KOL, celeb muốn lan tỏa sức ảnh hưởng. Facebook trục trặc, không chỉ tỷ phú Mark Zuckerberg bị bốc hơi 6 tỷ USD trong vài giờ mà nhiều người coi Facebook như chốn kinh doanh, làm ăn cũng ngắc ngoải như vừa bị rút ống thở.
Thế mới biết, cuộc sống của số đông người trẻ gắn chặt với Facebook như thế nào. Đêm qua nếu ai vẫn ngủ ngon và không biết gì về sự kiện hệ sinh thái Facebook sập, chắc hẳn đó phải là người sống an nhiên, tự tại lắm.
Cuộc sống của nhiều người như sụp đổ theo Facebook.
Nếu một ngày, Facebook sụp đổ hoàn toàn thì sẽ ra sao?
Sự sụp đổ của Yahoo! Messenger và Blog Yahoo! 360 từng thống trị internet một thời đã minh chứng cho điều đó. Cái mới ra đời sẽ thay thế cho cái cũ, đỉnh cao nào rồi cũng sẽ qua. Đến một lúc nào đó, Facebook, Instagram, Youtube cũng sẽ dừng hoạt động, tất nhiên chưa phải bây giờ, khi những dịch vụ này vẫn đang làm ăn tốt. Chắc chắn, không một dịch vụ nào có thể trụ mãi ở thời kỳ hoàng kim.
Vang bóng một thời như Yahoo cũng có lúc phải khai tử.
Chúng ta cũng không cần phải quá lo lắng bởi dịch vụ này tàn lụi sẽ có dịch vụ mới lên thay. Blog Yahoo! 360 dừng hoạt động, không có nghĩa là giới blogger không còn chỗ nào để viết. Wordpress, Blogeger (của Google) và loạt dịch vụ hosting và domain blog khác, từ miễn phí đến tính phí vẫn đang ăn nên làm ra. Không cần đợi chờ đến ngày Facebook tàn lụi, ngay từ bây giờ người dùng vẫn có nhiều sự lựa chọn thay thế khác.
Thời kỳ đầu, Facebook đã tính hợp cả dịch vụ mạng xã hội và nhắn tin trực tuyến, nhưng số lượng người liên lạc qua Yahoo vẫn còn nhiều. Sau này, Messenger của Facebook ngày càng phát triển, lượng người dịch chuyển từ Yahoo! Messenger qua những dịch vụ nhắn tin khác ngày càng tăng. Thậm chí, Facebook gặp trục trặc còn là cơ hội cho doanh nghiệp địa phương vươn lên giành lấy thị phần. Chẳng hạn, Messenger sập, người ra chuyển qua dùng Zalo.
Facebook sập vài tiếng và chúng ta học được những điều gì?
Thứ nhất là một thái độ bình tĩnh, load Facebook không xong thì đi ngủ, sáng ra thức dậy mọi thứ lại đâu vào đấy. Lo lắng, hốt hoảng, cố căng mắt ra bấm điện thoại, vào hết group nọ, page kia hóng tin cũng chẳng giải quyết được điều gì.
Những người kinh doanh đang 'ký sinh' vào Facebook sẽ có thêm bài học về sự đa dạng hóa các kênh bán hàng, bớt lệ thuộc vào Facebook. Đây không phải lần đầu tiên Facebook gặp sự cố trên toàn cầu. Trong 10 năm qua, năm nào Facebook cũng xảy ra sự cố trên toàn cầu một lần. Đến một dịch vụ mạng xã hội lớn nhất hành tinh như Facebook còn có lúc trục trặc, việc sống dựa vào Facebook lại càng nguy hiểm.
Chúng ta có đang quá lệ thuộc vào Facebook.
Việc Facebook sập, thay vì tận hưởng một buổi tối bình yên, không mạng xã hội thì người ta lại nhốn nháo và lo lắng, điều đó có đáng không? Hãy thử nghĩ xem trước kia khi chưa có Facebook, chúng ta đã sống như thế nào? Rõ ràng là Trái Đất vẫn quay, chúng ta vẫn hít thở bình thường và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Trong khi bây giờ khi việc liên lạc với nhau trở nên quá dễ dàng thì người ta lại chẳng biết nên nhớ điều gì. Nhớ về những cái comment, những cái like, hay những tin nhắn mà người ta còn chẳng nhìn thấy mặt nhau tên Messenger?
Mới NNN mà chỉ lướt Facebook hay YouTube đã toàn cạm bẫy cám dỗ, thậm chí sẵn sàng "show vùng kín" Dù mới chỉ bắt đầu NNN thôi mà game thủ đã phải gặp rất nhiều cạm bẫy và cám dỗ, dù chỉ lướt Facebook và YouTube. Đến hẹn lại lên, lại một "mùa NNN" đến và đây sẽ là chuỗi 30 ngày thách thức sự kiên nhẫn, kiên trì và dũng cảm của các nam game thủ. Họ đương nhiên phải từ bỏ...