Thuê người nhận tiền đền bù
Những ngày qua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi tổ chức chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân xã Sơn Long có đất trong vùng dự án thủy điện Đăk Rinh. Tại đây, Công an huyện Sơn Tây đã phát hiện nhiều trường hợp người nhận tiền đền bù, hỗ trợ không phải là chủ đất để nhận thêm tiền hỗ trợ.
Trong hai ngày 9 và 10-12, bà Đinh Thị Neng, 46 tuổi, ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây nhận số tiền đền bù và hỗ trợ trên 400 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Công an huyện Sơn Tây xác minh bà Neng không phải là chủ phần đất được bồi thường và hỗ trợ. Cũng như bà Neng, anh Đinh Xuân Thư, 30 tuổi, ở xã Sơn Long được nhận tiền bồi thường và hỗ trợ trên 250 triệu đồng. Qua kiểm tra, Công an huyện Sơn Tây phát hiện Thư không phải là chủ đất. Một người tên Đó ở xã Sơn Giang, huyện Sơn Hà đã thuê Thư là người địa phương đứng tên để hưởng nhiều khoản hỗ trợ khác. Các trường hợp này đều bị Công an huyện Sơn Tây lập biên bản, tạm dừng chi trả để điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.
Theo ANTD
Chuyện lạ, bán 700 triệu đồng... lấy 10 triệu đồng!
Sau khi đền bù tiền đất đai và hoa màu, dự án thủy điện Đăkđrinh tiếp tục hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nghiệp cho bà con đồng bào ở 2 xã Sơn Dung và Sơn Liên, huyện Sơn Tây. Tuy nhiên, do nhận thức của bà con đồng bào còn hạn chế nên bị một số người dân địa phương gạ gẫm, lừa lấy của bà con hàng trăm triệu đồng, dưới hình thức bán tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo kiểu "lời ăn, lỗ chịu".
Theo chân cán bộ chiến sĩ CAH Sơn Tây, Quảng Ngãi chúng tôi đến nhà anh Đinh Văn Ốc ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây. Anh Ốc là một trong những gia đình bị một số người dân địa phương gạ gẫm, lừa bán tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong dự án thủy điện Đăkđrinh theo kiểu "lời ăn, lỗ chịu".
Gia đình anh Ốc có một hécta đất nằm trong dự án thủy điện Đăkđrinh, năm 2007, khi dự án triển khai, gia đình anh được đền bù tiền đất đai và hoa màu với số tiền 120 triệu đồng. Năm 2012, dự án thủy điện Đăkđrinh có chính sách hỗ trợ thêm tiền đất để phục vụ vào việc chuyển đổi nghề nghiệp cho bà con với số tiền 160 triệu đồng. Tuy nhiên, trước khi nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp này, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con, một số người dân địa phương đến mua lại số tiền hỗ trợ trên với giá 10 triệu đồng, theo kiểu "lời ăn lỗ chịu".
Anh Đinh Văn Ốc - người được cơ quan công an giúp đỡ lấy lại tiền
Anh Đinh Văn Ốc cho hay: "Mình không biết Nhà nước hỗ trợ thêm bao nhiêu tiền, có ông Nguyễn Tuấn Hòa (ở huyện Sơn Tây) đến đưa 10 triệu đồng, rồi bảo ổng sẽ lấy tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp (lời ổng lấy, lỗ ổng chịu). Vì lúc đó thấy 10 triệu đồng nhiều quá nên mình chấp thuận lời đề nghị của ông Hòa. Đến lúc Nhà nước hỗ trợ với số tiền lên đến 160 triệu đồng, mình mới hỡi ôi! Nhưng đã hứa thì phải giữ lời... Tuy nhiên, nhờ có CAH Sơn Tây phát hiện ngăn lại, mình đã giữ lại được số tiền, chỉ trả lại cho ông Hòa 10 triệu đồng. Hiện mình đã gửi vào ngân hàng 100 triệu đồng, số còn lại để lo làm ăn, phát triển kinh tế.
Cũng như anh Ốc, nếu lực lượng Công an vào cuộc không kịp thời thì anh Đinh Văn Du ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây bị mất đến 700 triệu đồng. Anh Du cho biết: anh bán tiền hỗ trợ chuyển đổi cho ông Đinh Văn Trẫy ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây với giá 10 triệu đồng, nhưng tiền được Nhà nước hỗ trợ thực tế lên đến 700 triệu đồng... May mắn được Công an vào cuộc, mình chỉ trả lại cho ông Trẫy 10 triệu đồng, số còn lại mình gửi vào ngân hàng.
Theo báo cáo tại CAH Sơn Tây, trong dự án thủy điện Đăkđrinh, đường vận hành VH2, cụm đầu mối, Vai đập trái, đường khảo sát PECC 2, kho mìn 10T số 2... có 178 hộ dân xã Sơn Dung và Sơn Liên, huyện Sơn Tây nằm trong diện được chi trả tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp với số tiền trên 40 tỷ đồng. Trong đó, có 35 hộ dân bị lừa bán tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Trung úy Nguyễn Văn Chiến - Phó Đội trưởng Đội CSĐT Công an huyện Sơn Tây cho biết: Qua công tác nắm tình hình, CAH Sơn Tây đã tham mưu cho thường trực Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện kịp thời chỉ đạo. Qua đó, chúng tôi đã ngăn chặn các đối tượng gạ gẫm bà con đồng bào, giúp 35 trường hợp đã bán tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp lấy lại tiền và gửi vào ngân hàng gần 10 tỷ đồng.
Vụ việc cho thấy công tác tuyền truyền về chính sách đền bù, hỗ trợ cho người dân vẫn còn hạn chế, nếu không có sự vào cuộc kịp thời của lực lượng Công an, chắc chắn tình trạng tiền mất sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường trong quá trình tái sản xuất của bà con trong vùng dự án thủy điện Đăkđrinh.
Theo ANTD
Chuyện khó lường từ thuê Tây đẻ hộ để có con thông minh Mang thai hộ không còn lạ ở Việt Nam, gần đây, có nhiều cặp hiếm muộn đã lựa chọn hình thức thuê người nước ngoài mang thai hộ với mong muốn con khỏe mạnh, thông minh hơn. Tuy nhiên, có nhiều hệ lụy phát sinh khó giải quyết từ hành vi mang thai hộ có yếu tố nước ngoài mà người đi thuê...