Thuê người chặt tay chân: Vụ việc chưa từng có ở Việt Nam
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, chặt chân, chặt tay để hưởng bảo hiểm là hành vi mới trong trục lợi bảo hiểm lần đầu xảy ra ở Việt Nam.
Hiện trường vụ việc. (Ảnh: Xuân Lực).
Dư luận đang rất sốc về hành vi của chị Lý Thị N. (SN 1986, Phúc Thọ, Hà Nội) thuê người chặt tay, chân của mình, nhằm thanh toán 3,5 tỷ đồng (quyền lợi của 3 gói bảo hiểm nhân thọ) sau đó tạo hiện trường giả “bị tai nạn tàu hỏa” nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Hành vi trục lợi bảo hiểm mới
Nói về sự việc này, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, đây là hành vi mới trong trục lợi bảo hiểm lần đầu xảy ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, những hành vi tương tự, thậm chí tự tử để hưởng bảo hiểm thì không hiếm và đang gia tăng.
“Bản thân tôi cũng thấy rùng mình vì không ai dám tin một phụ nữ trẻ mới 30 tuổi dám tự thuê người chặt chân, chặt tay mình nhằm tạo vụ tai nạn giả để đòi thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ”, ông Lộc bày tỏ.
Theo ông Lộc, đây là vụ việc tinh vi, phức tạp, có tính tổ chức, số tiền bảo hiểm mà đối tượng dự định chiếm đoạt tương đối lớn. So với các hành vi trục lợi bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ) đã xảy ra và được khám phá tại nước ta trước đó thì hành vi của người phụ nữ kể trên là hành vi mới, lần đầu xuất hiện.
Video đang HOT
Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phân tích, từ khi thị trường bảo hiểm phát triển tại Việt Nam khoảng hơn 10 năm nay (hiện đã có 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, khoảng 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên cả nước). Các doanh nghiệp bảo hiểm đều có ý thức chống trục lợi bảo hiểm thể hiện qua việc xây dựng quy trình khai thác bảo hiểm, giám định, bồi thường, quy trình kiểm soát nội bộ rất chặt chẽ.
Vì thế, khi khách hàng tham gia bảo hiểm xảy ra sự cố, tai nạn, nộp hồ sơ yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chuyển qua bộ phận pháp chế xem xét, giám định, tự điều tra và nếu có dấu hiệu nghi vấn sẽ chuyển cơ quan điều tra đề nghị phối hợp làm rõ.
Tuy vậy, theo quy định pháp luật, từ khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm (liên quan đến tính mạng, sức khỏe), trong vòng 15 ngày doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết. Nếu có dấu hiệu nghi vấn về nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại, hóa đơn chứng từ để nói lên mức độ thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đi điều tra. Thời gian điều tra trong vòng 30 ngày, cuối cùng là trả lời cho khách hàng. Nếu điều tra không ra kết quả hoặc bằng chứng “yếu” thì đều phải giải quyết bồi thường cho khách hàng theo đúng quy định của luật. Vì kẽ hở này, nhiều kẻ đã lợi dụng để trục lợi quỹ bảo hiểm.
“Động cơ của một số đối tượng mua bảo hiểm để trục lợi là rất cao vì lợi nhuận từ khoản trục lợi này nếu thành công rất lớn. Họ bỏ vốn ra 1 thì có thể thu lợi đến hàng 100, hàng 1.000 lần”, ông Lộc nói.
Cần xử nghiêm
Phân tích về các “thủ đoạn” trục lợi bảo hiểm, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, để trục lợi bảo hiểm, có trường hợp nhờ người ký khống giấy tờ, lập hồ sơ tham gia bảo hiểm khống; có trường hợp sau khi phát hiện bản thân mắc ung thư hay HIV/AIDS rồi sau đó mới đi mua bảo hiểm của 3, 4 DN bảo hiểm khác nhau nhằm khi chết đi (thậm chí sau đó tự tử) để người nhà sẽ được thụ hưởng bảo hiểm; có người đã chết trước thời điểm tham gia bảo hiểm nhưng người thân làm giấy chứng tử gian lận thời gian chết để đòi thụ hưởng bảo hiểm…
Bên cạnh đó, không loại trừ tình trạng chính nhân viên của các công ty bảo hiểm lợi dụng chức vụ, quyền hạn bản thân để chấp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm của đối tượng nhằm hưởng hoa hồng, ăn chia lợi nhuận.
Ông Phùng Quang Lộc cho biết, gian lận bảo hiểm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do đó cần phải được điều chỉnh bằng luật hình sự. Ngoài ra, các cơ quan chức năng sẽ cần phải sớm có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn. Đồng thời, cần có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác giúp đỡ cơ quan công an để điều tra xác minh làm rõ.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát kinh tế cần phải tăng cường phát hiện, điều tra, khởi tố những hành vi trục lợi bảo hiểm cũng như tăng cường công tác tuyên truyền cho quần chúng Nhân dân để nâng cao hiểu biết về tác hại của trục lợi bảo hiểm.
Đặc biệt, cần phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp Bảo hiểm phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra trong việc điều tra, khởi tố những hành vi trục lợi bảo hiểm; Kiến nghị với ngành y tế trong việc kiểm soát chặt chẽ thông tin người đến khám, chữa bệnh và quy trình quản lý hồ sơ bệnh án….
Theo thống kê của Bộ Tài chính trong khoảng 5 năm từ năm 2007 đến năm 2012, số tiền trục lợi bảo hiểm của 5 doanh nghiệp tốp đầu của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khá lớn. Theo đó ở khu vực bảo hiểm phi nhân thọ, số tiền trục lợi lên tới 215,3 tỷ đồng. Ở khu vực bảo hiểm nhân thọ, trong vòng 5 năm có 530 tỷ đồng trục lợi bị phát hiện.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Tình tiết vô lý trong vụ chặt tay, chân trục lợi bảo hiểm
Trưởng ga Phú Diễn Nguyễn Danh Long khẳng định: "Nếu nạn nhân bị bánh tàu cán thì không thể nối được chi".
Trưởng ga Phú Diễn khẳng định, nếu nạn nhân bị bánh tàu cán thì không thể nối được chi (Ảnh minh họa)
Sáng nay (24/8), trao đổi với Báo Giao thông về thông tin một người phụ nữ tạo hiện trường giả bị tàu hỏa đâm để trục lợi bảo hiểm, ông Nguyễn Danh Long, Trưởng ga Phú Diễn (Hà Nội) cho biết, hôm 5/5, nhận được tin báo từ Phòng trực ban chạy tàu báo có người bị tai nạn cụt chân tay ở sát đường tàu, tôi vội chạy ra ngay hiện trường. Đến nơi đã thấy công an có mặt, mọi người vội khênh nạn nhân đi cấp cứu. Lúc đầu nạn nhân còn khá tỉnh táo, và nói bị tàu cán. Tôi truy lại mác tàu 4801 là tàu hàng vừa chạy qua cách đây khoảng 15 phút, giờ đang nằm trong ga.
"Chúng tôi cũng nghi ngờ đoàn tàu này chạy qua gây tai nạn và yêu cầu kiểm tra ngay sự tình. Khi phía bệnh viện bảo có thể nối được chân tay cho nạn nhân nên tôi đã nghi ngờ bởi thực tế qua nhiều vụ tai nạn tàu hỏa cho thấy, nếu đã bị tàu cán thì không thể nối được chân tay do bị bánh sắt nghiến nên toàn bộ phần thịt sẽ bị dập nát, xương bị vỡ nát" - Ông Long nói và cho biết, ngay sau khi có sự nghi ngờ này, phía nhà ga đã thông báo cho bên công an. Điểm tai nạn này nằm cách ga Phú Diễn khoảng hơn 1km.
Ông Long cũng cho biết thêm, lúc ra đến hiện trường thấy vết máu nằm trên đường ray, dép nằm ở hai nơi khác nhau, phần chân tay bị đứt nằm xa so với thân người. Lúc đầu chúng tôi cũng cứ nghĩ do tàu chẹt qua nên đã phải đi kiểm tra từng toa xe để tìm dấu vết, có cả các đồng chí công an cũng đi khám nghiệm toa xe và cả đầu máy. Trong trường hợp có tai nạn xảy ra, theo quy trình khi ga nhận được tin báo có tai nạn, sẽ lập tức ra hiện trường để kiểm tra, bảo vệ hiện trường, lập biên bản và báo cho lực lượng công an để phối hợp giải quyết. Nhưng trường hợp này, phía bên công an lại nhận được tin trước.
Theo ông Long, tài xế tàu hỏa hôm ấy khẳng định không đâm vào nạn nhân, chỉ thấy một bóng người nằm bên cạnh đường ray chứ không bị chẹt lên. Nếu đâm thì tài xế tàu hỏa sẽ biết ngay và dừng lại để xử lý. Tốc độ tàu hỏa qua đoạn này chỉ khoảng 35km/h.
Trước đó, Báo Giao thông cũng đăng tải thông tin Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa điều tra làm rõ một vụ việc hy hữu khi một phụ nữ tự thuê người chặt tay, chân của mình, tạo hiện trường giả vụ tai nạn để trục lợi tiền bảo hiểm.
Theo công an, vào ngày 5/5, Công an quận Bắc Từ Liêm nhận được tin trình báo của anh Doãn Văn D. (21 tuổi, trú tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội) về một vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại khu gian Hà Đông - Phú Diễn (thuộc tuyến đường Bắc Hồng - Văn Điển, đi qua quận Bắc Từ Liêm). Nạn nhân là chị Lý Thị N. (30 tuổi, trú tại huyện Phúc Thọ). Khi lực lượng chức năng đến hiện trường thì thấy nạn nhân đã bị cụt 1/3 bàn tay trái và 1/3 bàn chân trái.
Khai nhận tại cơ quan công an, chị N. nói do buồn chuyện gia đình nên đi lang thang qua khu vực nhà ga trên và bị tai nạn do tàu hút vào. Còn người trình báo sự việc là anh D. chỉ vô tình đi ngang qua, thấy tai nạn nên báo cho công an.
Tuy nhiên, sau thời gian vào cuộc điều tra, cơ quan CSĐT phát hiện nhiều nghi vấn, vì công an xác định nạn nhân N. và người trình báo là anh D. có quen biết nhau từ trước chứ không phải người không quen biết như nạn nhân khai nhận.
Tiếp tục vào cuộc điều tra, công an xác định do có quen biết từ trước nên chị N. thuê anh D. chặt tay, chân mình, tạo hiện trường giả một vụ tai nạn đường sắt để có thể được thanh toán quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã mua trước đó. Được biết, nếu trót lọt, người phụ nữ này có thể được thanh toán tổng số tiền bảo hiểm lên tới 3,5 tỷ đồng.
Sau nhiều lần được triệu tập lên làm việc, nạn nhân N. và người trình báo tên D. đã thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Theo Thiện Anh (Báo Giao thông)
Thuê người chặt tay chân: Phạt hành chính 1,5 triệu CQĐT không khởi tố vụ người phụ nữ thuê người chặt chân tay mình để trục lợi 3,5 tỷ tiền bảo hiểm. Người này và người được thuê chặt tay, chân chỉ bị đề nghị xử phạt hành chính. Hiện trường của vụ chặt tay chân Ngày 24/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho...