Thuê đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp
Muốn thể hiện đẳng cấp với bạn bè, nhiều thanh niên Hà Nội không ngần ngại bỏ ra vài ba trăm ngàn/ngày để được khoác trên mình những bộ cánh hàng hiệu sang trọng, hoặc là một chiếc xe tay ga đắt tiền như SH, Dylan hay xế xịn, ô tô tự lái.
Nếu trước đây chỉ có những dịch vụ dành cho cưới hỏi, xe 4 bánh… mới được dùng để thuê mướn thì nay từ các món đồ nhỏ như quần áo, điện thoại đến xe ga, xế hộp tất tần tật đều có thể đem cho thuê. Chỉ có điều, những mặt hàng này đều không phải là đồ bình thường, nó là những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Gucci, LV, Mochino, Lasscoti, Burberry, Chanel… mà chỉ có giới đại gia mới đủ tầm chưng diện.
Muốn thể hiện đẳng cấp với bạn bè, nhiều thanh niên Hà Nội không ngần ngại bỏ ra vài ba trăm ngàn/ngày để được khoác trên mình những bộ cánh hàng hiệu sang trọng
Nhưng giờ từ một cô sinh viên vừa ra trường, hay một nhân viên bình thường cũng có thể chọn cho mình một bộ cánh khiến họ xinh đẹp và sang trọng hơn. Chỉ phải bỏ ra 200.000/ngày là P, một nhân viên marketing, đã dễ dàng được khoác một chiếc áo của hãng thời trang Chanel nổi tiếng. Với mức lương như hiện tại thì có mơ cũng không bao giờ P dám sờ vào. P cho biết, mình là một tín đồ nghiền hàng hiệu nên nhiều khi cô phải đặt hàng và chờ đợi cả tháng mới thuê được chiếc áo mình ưng ý.
Còn chị L.A thì cho biết: “Khi diện chiếc áo trên người tôi thấy mình rất tự tin. Không phải bỏ ra tiền triệu mà vẫn được mọi người chú ý vì dáng vẻ bề ngoài, và những món phụ kiện độc đáo và đắt tiền thì ai lại không muốn”, chị L.A hãnh diện nói.
Không chỉ có phái nữ mới bị mê hoặc bởi đồ hiệu, mà ngay cả nhiều quý ông cũng đang bị thu hút bởi dịch vụ này. Tại TP HCM, nhiều cậu quý tử choai choai đang chăm chú ngắm nghía những chú “dế” xịn trong một cửa hàng điện thoại trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Hàng loạt những mẫu mã, kiểu dáng đủ thương hiệu như Nokia, Sam sung hay Sony Ericsson… đều được bày trong tủ. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 20.000 – 200.000 đồng/ngày là có thể sở hữu một chú “dế” Nokia 8800 sành điệu.
Tuy nhiên, đối với một số công tử thì dịch vụ này lại được cho là một thú chơi vui vui. Theo họ, nếu bỏ ra cả tiền triệu sắm một chiếc áo nhưng chỉ mặc một lần rồi bỏ đi thì cũng thật lãng phí, thế nên thuê đồ cũng là cách để họ tìm cảm giác lạ đồng thời cũng là để tiết kiệm chi phí cho mình.
Video đang HOT
Bên cạnh những mặt hàng như quần áo, giày dép… luôn được giới trẻ săn lùng thì những chiếc xe tay ga đắt tiền, hay ô tô sang trọng cũng thu hút được nhiều người đến thuê. Tùy thuộc vào từng loại xe mà chủ hàng hét giá. Với những xe tay ga như SH, Dylan, LX… thì giá cho thuê luôn dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày.
Riêng với ô tô, nếu muốn có được chiếc xế ưng ý chơi Tết, ít nhất bạn cũng phải đặt trước từ vài tháng. Từ đầu tháng 12, mức giá cho thuê ô tô đều đã được tăng giá. So với năm ngoái, mức giá năm nay tăng khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng/ngày tùy vào từng loại xe.
Đối với các loại xe bốn chỗ bình dân như Matiz, Vios hay Innova… mức giá cho thuê dao động từ 400.000 – 900.000 đồng/ngày. Còn những ai muốn chọn được cho mình một chú xế hộp sang trọng như Camry, hay Mercedes,… thì mức giá thấp nhất cũng phải từ 1,5 triệu đến 2-3 triệu/ngày.
Nguy cơ mắc bệnh…
Bên cạnh những mặt hàng như quần áo, giày dép… luôn được giới trẻ săn lùng thì những chiếc xe tay ga đắt tiền, hay ô tô sang trọng cũng thu hút được nhiều người đến thuê
Càng gần Tết, nhu cầu thuê đồ hiệu càng cao. Tại các cửa hàng trên phố Nghĩa Tân, Chùa Bộc, hay một số cửa hàng trên đường Giải Phóng, từng nhóm thanh niên đang loay hoay lựa đồ. Để chọn được cho mình một món đồ đúng ý, các cô cậu tuổi teen không ngần ngại thay, thử, ngắm nghía nhiều lần.
Các thương hiệu thời trang nổi tiếng, hay những phụ kiện như đồng hồ, giày, túi… có giá từ 1.000 USD đến vài nghìn đô/chiếc luôn là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ. Khách đến thuê không phải làm thủ tục rườm rà phức tạp, chỉ cần đặt cọc tiền, đưa chứng minh thư là ai cũng có thể chọn cho mình một món đồ ưng ý. Nhiều chủ hàng cho biết, khách đến với họ đa số là khách quen.
Trong buôn bán, tất nhiên cũng có nhiều may rủi nhưng cửa hàng nào cũng có những ký hiệu riêng để quản lý hàng của mình. Nếu trong trường hợp ai đó lỡ tay làm hỏng, hay có ý tráo, đổi thì nhẹ cũng bị bạt tai, nặng thì phải đền gấp đôi, gấp ba giá trị thực của sản phẩm mình thuê. Để làm được việc này, bắt buộc ông chủ phải là những người rất sành và có nghề trong việc làm ăn.
Đối với quần áo, chỉ cần cho thuê vài lần nếu thấy cũ, sờn hoặc bẩn thì ngay lập tức bị đem bán thanh lý. Một bà chủ trên đường Nguyễn Trãi tâm sự, giờ dân chơi họ sành điệu lắm, chỉ thấy vết bẩn nhỏ trên đồ là họ không thuê nữa. Thế nên nhiều khi không may làm hỏng hay bị bẩn thì thanh lý còn không thu đủ vốn, chị này cho biết.
Khách hàng nghiền đồ hiệu thì muôn vẻ, trẻ có, già có, nữ có mà nam cũng có, nhưng khách hàng ruột chủ yếu vẫn là những cô cậu tuổi teen vừa mới ra trường, hoặc mới đi làm.
Thuê đồ đã trở thành mốt, nhưng cũng lại là một nỗi lo. Việc ăn mặc chung chạ, nếu không cẩn thận đôi khi lại khiến các cô nàng lao đao vì những căn bệnh lây nhiễm. Theo các bác sỹ tại Trung tâm da liễu, một số loại nấm thường ký sinh trên quần áo rất lâu và khó có thể diệt được sạch. Chính vì vậy, nếu mặc quần áo không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Theo Vietnamnet
Những cô nàng "tự mắc bệnh" yếu đuối
Không hẳn cứ tiểu thư, gia đình giàu có mới yếu đuối. Nhiều cô nàng cứ thích tỏ ra như vậy để thể hiện đẳng cấp, sự "quý phái", che đậy sự lười nhác và cũng để dựa dẫm vào người khác.
Câu chuyện "giúp em với..."
Chuyện một số cô cậu công tử, tiểu thư nhà giàu yếu ớt, bởi họ ít phải lao động, ít phải va chạm, điều đó đã khiến nhiều người ngán ngẩm. Thế nhưng ngày nay, càng nhiều cô bạn thích tỏ ra mình yếu đuối cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Yếu đuối từ hình thể, yếu đuối đến tính cách, nhưng vô hình chung, chẳng hay khi xây dựng cho mình một hình tượng như vậy.
Cô nàng Mỹ Liên (sinh năm 1993) bỗng dưng trở thành người bị ghét cũng vì cái cách thích tỏ ra yếu ớt thái quá của mình. Sẽ rất đáng thương nếu như cái vẻ yếu ớt đừng quá giả tạo trên một con người.
Liên lúc nào cũng kêu than rằng sức khỏe mình rất kém, ăn uống không được, tính lại "khép kín, dễ tổn thương". Cô nàng luôn vịn vào lý do đó để khỏi phải làm những việc nặng nhọc ở nhà hay đến lớp.
Chuyện Liên không học bài, quay bài, thường xuyên trốn trực nhật, đi học muộn, chép bài làm của bạn đều được cô nàng viên lí do: "Người yếu, sức khỏe không cho phép để học căng thẳng". Ban đầu bạn bè giúp đỡ nhưng dần hầu hết ai cũng đều... ghét. Bởi ai cũng biết tỏng là do Liên lười học, lại thích tỏ vẻ.
Người chịu đựng nhiều nhất chuyện này chính là anh chàng người yêu tên Hiệp (sinh năm 1989) của Liên. Hơn người yêu 4 tuổi nên Hiệp khá chiều Liên, luôn cố gắng để cho Liên hài lòng. Thế nhưng mãi rồi Hiệp cũng mệt mỏi với cái kiểu "con nhà lính, tính nhà quan", thích tỏ vẻ yếu ớt của Liên. Mệt nhất là những lần cô nàng đòi hỏi những điều vô lí, nằng nặc vin vào chuyện: "Em vốn yếu đuối, dễ tổn thương, thế mà anh còn không chiều em thì em biết làm sao".
Nhiều cô nàng thích tỏ ra "yếu đuối" để được lười biếng, nhờ vả. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Yếu ớt, lười, tỏ vẻ hay thích sống dựa dẫm?
Mỗi người một cách, nhiều cô bạn không như Liên, không vòi vĩnh người yêu chiều chuộng, nhưng lười lao động, thế là vin ngay vào chuyện "nhà tớ chẳng phải làm bao giờ nên không biết. Tớ không thể làm thế được...". Một vài lần đầu người ta còn thương, còn chiếu cố, nhưng mãi thì người ta cũng phát bực như chuyện của cô nàng Minh Trúc (du học sinh Mỹ).
Chẳng là đi du học, ai cũng phải tập sống tự lập. Những chuyện cơ bản, có thể ở nhà chẳng bao giờ phải "đụng tay đụng chân " thì đi du học cũng phải làm như: rửa bát, giặt phơi quần áo, nấu cơm... Làm nhiều lại chẳng muốn, thế là suốt ngày Thanh Trúc viện lí do "em chẳng phải làm, nếu em làm thì em sẽ bị thế này thế nọ".
Ngay cả chuyện ăn cơm, người ta nấu cơm cho mình ăn, ăn xong mỗi việc rửa chén, Trúc cũng cứ "lì mặt" ra bảo: "Em từ bé không biết rửa bát, sợ rửa không sạch, mà tay em cũng dễ bị khô da nữa". Một vài lần đã khó coi, nhưng Trúc kiểu cứ "chiêu cũ xài mãi", khiến người khác nhìn đã khó chịu đến phát ghét.
Lời kết
Chẳng hiểu sao khi xu thế con người ngày càng trở nên năng động ấy thế mà nhiều cô nàng cứ thích mình yếu ớt để "vin" vào người khác mà sống. Thiết nghĩ, cái gì cũng có giới hạn, người khác có thể thương bạn, giúp bạn một vài lần, nhưng khó có ai không bực mình vì kiểu cứ thích đem sự yếu ớt ra làm cái phao cho những lí do lười nhác.
Đáng ra, những người không được "cứng cáp, mạnh mẽ" như người khác, thường được thương. Nhưng khi nó đi xa cái chấp nhận được, nó sẽ khiến người ta khó chịu. Nếu bạn đang "lẫm lỡ" trong xu thế này thì hãy bỏ ngay đi nhé. Nó sẽ khiến bạn cô lập, bởi bạn bè bỏ chạy và người ngoài cũng phải nhận xét rằng mình... giả tạo.
Theo PLXH
Căn bệnh tự cho mình yếu ớt của teengirl Không hẳn cứ những cô nàng tiểu thư, gia đình giàu có mới yếu đuối. Nhiều teengirl cứ thích tỏ ra như vậy để thể hiện đẳng cấp, sự "quý phái" và che đậy sự lười nhác của bản thân. Đồng thời, cũng để dựa dẫm vào người khác. Câu chuyện "giúp em với..." Chuyện một số cô cậu công tử, tiểu thư...