Thuê cộng tác viên có áp dụng theo hình thức lựa chọn nhà thầu?
Bà Lưu Thơ (Bình Định) làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị bà được giao thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về khoa học-công nghệ nên có thuê cộng tác viên cung cấp tin, bài ảnh về lĩnh vực khoa học – công nghệ để tuyên truyền trên cổng thông tin của ngành.
Tại Khoản 18 Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu quy định:
“Điều 3. Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
18. Mua sắm các chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ chỉ do một cơ sở sản xuất; có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định (như điện, nước, xăng, dầu, phí vệ sinh môi trường và các dịch vụ tương tự khác), cước điện thoại cố định, bảo trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định”.
Video đang HOT
Bà Thơ hỏi, nhuận bút được quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản có phải là chi phí thống nhất do Nhà nước quy định không? Đơn vị có được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt khi thuê cộng tác viên cung cấp tin bài, ảnh không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Trường hợp pháp luật có liên quan quy định cụ thể về việc trả nhuận bút cho cộng tác viên cung cấp tin bài thì thực hiện theo quy định này.
Bên cạnh đó, tin bài không phải dịch vụ do một đơn vị cung cấp và nhuận bút cung cấp tin bài không thực hiện đồng nhất mà còn phải căn cứ chất lượng tin, bài, uy tín tác giả… nên việc thuê cộng tác viên không thuộc quy định tại Khoản 18 Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg.
Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế
Thủ tướng đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiêm túc nghiên cứu, tổng hợp để hoàn thiện Đề án, trong đó đã đưa ra nhiều nội dung, giải pháp về đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Dây chuyền sản xuất tại công ty Tôn Hòa Phát (Khu công nghiệp Phố nối B, huyện Văn Lâm, Hưng Yên). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 32/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế diễn ra ngày 18/2/2021.
Theo Kết luận trên, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiêm túc nghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương để xây dựng và hoàn thiện Đề án, trong đó đã đưa ra nhiều nội dung, giải pháp về đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện Đề án; trong đó lưu ý phạm vi, nội dung của Đề án cần bám sát yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; xác định lại tên của Đề án là "Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam."
Cùng với đó, làm rõ hơn các kết quả đạt được và rào cản, hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân của giai đoạn 2016-2020, xác định cụ thể các nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, địa phương trong phát triển kinh tế tư nhân thời gian vừa qua, nhất là những vấn đề chậm triển khai theo yêu cầu đặt ra; bám sát các quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước tại các văn kiện, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2020, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và các quan điểm, định hướng lớn về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước; phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế.
Đồng thời, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới, tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm các quyền về tài sản, quyền kinh doanh hợp pháp, quyền con người, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và khuyến khích đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của khu vực kinh tế tư nhân, tạo động lực, niềm tin cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng yêu cầu, các giải pháp, nhiệm vụ cần bám sát Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đồng thời cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ và các đột phá chiến lược xác định tại các văn kiện và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó lưu ý vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển nguồn nhân lực, đổi mới khoa học công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, giải phóng nguồn lực, thúc đẩy phát triển và nâng cao tính năng động của kinh tế tư nhân trong thực hiện các đột phá chiến lược, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lồng ghép các quan điểm, nội dung và giải pháp của Đề án vào các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, tham khảo nội dung của Đề án (sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện theo yêu cầu nêu trên) trong quá trình xây dựng các Chương trình, kế hoạch hành động triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Đề án này lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/3/2021./.
Kiên định thực hiện "mục tiêu kép", tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại Chỉ thị Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt và kiên định thực hiện "mục tiêu kép", tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh, chủ động theo dõi, bám sát tình...