Thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y tìm thấy xác chết nhanh hơn
Thông thường cây cối và các loại thảm thực vật khác che khuất việc tìm kiếm các thi thể mất tích.
Nhưng trong một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Trends in Plant Science, các nhà khoa học đã xem xét khả năng thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y truy tìm xác chết nhanh hơn.
“Ở những nơi có diện tích nhỏ, các cuộc điều tra có thể dễ để tìm ai đó mất tích, nhưng ở những vùng rừng rậm hoặc hiểm trở hơn trên thế giới như Amazon, điều đó hoàn toàn không khả thi. Điều này khiến chúng tôi xem xét thực vật như một chỉ số liên quan đến sự phân hủy của con người”, Neal Stewart Jr., giáo sư về khoa học thực vật tại Đại học Tennessee, cho biết.
Tại khu vực thí nghiệm của Đại học Tennessee, các nhà khoa học pháp y nghiên cứu các yếu tố môi trường khác nhau ảnh hưởng đến sự phân hủy cơ thể người như thế nào. Trong một loạt thí nghiệm mới, các nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu cách phân hủy cơ thể con người ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của thực vật.
Video đang HOT
Cụ thể hơn, các nhà khoa học đo lường tác động của quá trình phân hủy cơ thể người đối với nồng độ dinh dưỡng của đất xung quanh và quan sát những ảnh hưởng đến sinh lý học của thực vật.
“Kết quả rõ ràng nhất của là một lượng lớn nitơ được giải phóng vào đất, đặc biệt là vào mùa hè khi quá trình phân hủy diễn ra quá nhanh. Tùy thuộc vào tốc độ phản ứng của thực vật với lượng nitơ đưa vào, nó có thể gây ra những thay đổi về màu sắc và độ phản xạ của lá”, Stewart nói.
Tất nhiên nhiều sinh vật như hươu lớn, gấu hoặc các động vật có vú khác chết và phân hủy trong rừng thường xuyên hơn con người. Thông qua các thí nghiệm của mình, các nhà khoa học hi vọng sẽ xác định được các chất chuyển hóa có thể phát hiện được thải ra khi con người phân hủy chứ không phải các động vật khác.
Các nhà khoa học cho rằng có thể các chất chuyển hóa từ thuốc hoặc chất bảo quản thực phẩm mà con người tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc hình dạng của thực vật.
Stewart nhận định nếu chúng ta có một người cụ thể bị mất tích, giả sử là một người nghiện thuốc lá nặng, họ có thể có một cấu trúc hóa học có thể kích hoạt một số loại phản ứng độc đáo của thực vật giúp xác định vị trí của họ dễ dàng hơn. Mặc dù ở giai đoạn này, ý tưởng này vẫn còn xa vời.
Khi xác định các dấu hiệu sinh hóa được kích hoạt bởi sự phân hủy cơ thể, các nhà nghiên cứu có thể quét các tín hiệu huỳnh quang hoặc phản xạ để xác định chính xác vị trí của một xác chết.
“Chúng tôi đã chế tạo một máy chụp ảnh toàn bộ thực vật có thể phân tích các dấu hiệu huỳnh quang”, Stewart cho biết.
Ngay cả khi công nghệ này tỏ ra hiệu quả ở mức độ vừa phải, nó vẫn có thể làm giảm thời gian và các biện pháp cần thiết để xác định vị trí của con người. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu hình sự, các điều tra viên càng nhanh chóng tìm thấy xác thì càng có nhiều khả năng bắt được hung thủ.
Siêu tân tinh giải phóng vật chất với tốc độ 32 triệu km/h
Quan sát từ Đài thiên văn tia X Chandra cho thấy tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Kepler bay với tốc độ nhanh gấp 25.000 lần âm thanh.
Tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Kepler. Ảnh: Đại học Texas.
Siêu tân tinh Kepler là vụ nổ nhiệt hạch xảy ra vào cuối vòng đời của một ngôi sao trong Dải Ngân hà của chúng ta, cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng. Tàn dư của vụ nổ được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khoa học cùng tên Johannes Kepler vào năm 1604, nhưng nhóm nghiên cứu khi đó không biết siêu tân tinh mà họ nhìn thấy là do một ngôi sao nhỏ đậm đặc vượt quá giới hạn khối lượng sau khi tương tác với một ngôi sao đồng hành gây nên.
Ngày nay, các nhà thiên văn học gọi Kepler là siêu tân tinh "loại Ia". Trong một nghiên cứu mới được đăng tải trên tờ Science Daily hôm 20/8, các nhà thiên văn học tại Đại học Texas, Mỹ, cho biết họ có thể ước tính tốc độ những mảnh vụn "siêu nóng và phát sáng rực rỡ" của vật thể mở rộng ra ngoài không gian.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Đài thiên văn Chandra của NASA để phân tích quang phổ tia X phát ra từ vụ nổ sao. Sự lan tỏa ánh sáng trong không gian tạo ra lượng tia X ở các bước sóng khác nhau và dựa trên hiệu ứng Doppler, các nhà thiên văn học có thể chuyển những thay đổi về bước sóng trong quang phổ tia X thành tốc độ theo đường ngắm từ Chandra đến tàn dư của siêu tân tinh.
Họ kết hợp thông tin này với những phép đo thay đổi vị trí của các đám vật chất mà Chandra quan sát được trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014. Qua đó, nhóm nghiên cứu có thể đo các chuyển động vuông góc với đường ngắm của chúng ta và ước tính tốc độ bay của từng đám.
Kết quả cho thấy vật chất phóng ra từ vụ nổ siêu tân tinh Kepler di chuyển với tốc độ hơn 32 triệu km/h, nhanh hơn khoảng 25.000 lần so với tốc độ âm thanh trên Trái Đất. Tốc độ này tương tự những gì các nhà khoa học quan sát thấy trong các siêu tân tinh ở thiên hà khác chỉ vài ngày hoặc vài tuần sau vụ nổ. Nhóm nghiên cứu tin rằng các mảnh vỡ của Kepler dường như không bị làm chậm lại khi va chạm với vật chất xung quanh trong ít nhất 400 năm kể từ vụ nổ.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định chính xác lý do tại sao những đám vật chất ở Kepler lại di chuyển nhanh như vậy. Có thể đó là một vụ nổ siêu tân tinh đặc biệt mạnh, hoặc không gian mà các mảnh vỡ bay vào ít đậm đặc hơn. Dù câu trả lời là như thế nào, Kepler vẫn là vật thể đáng theo dõi trong những năm tới.
Phát hiện cá mập phát sáng bí ẩn dưới đáy đại dương Các nhà khoa học gần đây đã tuyên bố phát hiện ra lý do tại sao hai con cá mập có thể phát sáng màu xanh lá cây tươi sáng dưới đáy đại dương như vậy. Hình ảnh cá mập phát sáng dưới đáy đại dương. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Đại học New York và Đại học Yale...