Thực vật có khả năng ngụy trang mùi hương để sinh tồn
Các loài thực vật tại các khu rừng nhiệt đới có khả năng che dấu mùi hương để tránh bị phát hiện và bị côn trùng ăn. Đây là một lợi thế quan trọng trong cuộc ‘đua vũ trang thông tin’ giữa các loài thực vật và côn trùng.
Lần đầu tiên các nhà khoa học có thể phân tích sự tương tác giữa nhiều loại thực vật và côn trùng. Ảnh: AFP
Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Khoa học, qua đó hé lộ cách thức cách thức từng loài trong các nhóm thực vật phức tạp đã tiến hóa để tỏa ra các mùi hương giống nhau, một chiến thuật giúp chúng sống sót và khiến các côn trùng ăn thực vật bị nhầm lẫn.
Các nhà nghiên cứu châu Âu và Bắc Mỹ đã kiểm tra 28 loài côn trùng và 20 loài thực vật tại khu bảo tồn rừng nhiệt đới Chamela-Cuixmala, vùng biển phía Tây Mexico. Giáo sư Phil Stevenson, một nhà nghiên cứu tại Viện Thực vật Hoàng gia Anh Kew, nhấn mạnh mùi hương đặc trưng vừa là lợi thế, cũng vừa là bất lợi trước loài côn trùng. Theo nhà nghiên cứu này, đây là cuộc đua “vũ trang thông tin” khi các loài thực vật muốn tránh bị tìm đến và thành miếng mồi ngon cho các loài động vật, bằng cách tỏa ra mùi hương giống với các cây khác.
Trưởng nhóm nghiên cứu Pengjuan Zu tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể phân tích sự tương tác giữa các loài thực vật và côn trùng. Những nỗ lực trước đó nhằm tìm hiểm bản chất của trò chơi “mèo và chuột” trong quy trình tiến hóa giữa thực vật và côn trùng chỉ dựa vào nghiên cứu về một loài thực vật duy nhất trong môi trường có kiểm soát. Điều này hoàn toàn khác khi xem xét hàng loạt thực vật và côn trùng cùng tồn tại trong các khu rừng thực tế.
Để làm được điều này, nhà nghiên cứu Zu đã thu thập các mùi hương hóa học do khoảng 20 loài thực vật phát ra vào trong các ống silicon, rồi đưa về Kew phân tích. Thông qua sự kết hợp giữa “giả thuyết thông tin”, kỹ thuật giúp hiểu thêm mô hình trao đổi giữa người với người, và kiến thức hiện nay về sinh vật học tiến hóa, các nhà nghiên cứu đã có thể xây dựng mô hình mạng lưới trao đổi giữa thực vật và côn trùng. Nhờ đó, các nhà khoa học khám phá ra rằng toàn bộ các hóa chất do thực vật tạo ra đều chứa đựng thông tin có vai trò quan trọng, giúp thực vật ngụy trang trong cộng đồng thực vật phức tạp.
Nghiên cứu cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách thức thông tin được truyền đi giữa các loài khác nhau trong chuỗi thực phẩm, như cây ăn thịt và côn trùng ăn thực vật, mở ra triển vọng nghiên cứu trong tương lai.
Video đang HOT
Bằng chứng về ếch rêu là bậc thầy ngụy trang khiến kẻ săn mồi 'khóc thét'
Ếch rêu có hình dáng kỳ lạ và khả năng hòa mình vào môi trường sống siêu việt giúp chúng dễ dàng qua mắt những kẻ săn mồi nguy hiểm.
Trong thế giới tự nhiên, ngụy trang được coi là kỹ năng quan trọng, liên quan đến sự sống và cái chết. Khả năng hòa nhập, lẩn trốn vào môi trường là một chiến thuật sinh tồn quan trọng đối với cả động vật bị săn mồi và kẻ thù của nó.
Đối với kẻ săn mồi, việc hóa trang giúp chúng che giấu bản thân tốt hơn, khiến con mồi không thể phát hiện mà cảnh giác, giúp chúng nhanh chóng tấn công được nạn nhân.
Đối với những con vật yếu thế, kỹ năng ngụy trang càng quan trọng hơn. Nó làm tăng cơ hội lẩn trốn trước những kẻ săn mồi, tăng khả năng sống sót.
Ếch rêu có thân hình màu xanh trông giống những đám rêu, dễ hòa mình vào môi trường sống
Do đó, trong thế giới tự nhiên bao la ngoài kia có vô số loài động vật kỳ lạ không dễ dàng phát hiện.
Một trong những chuyên gia ngụy trang đó là Theloderma corticale, thường được gọi là ếch rêu .
Theo tờ BP, loài ếch này có tên gọi xuất phát từ ngoại hình đặc biệt của chúng. Những hoa văn và màu sắc độc đáo trên da khiến chúng trông giống như những đám rêu mọc trên đá.
Sự ngụy trang rất hiệu quả này cho phép những con ếch hòa mình vào môi trường bùn và rêu một cách dễ dàng.
Với hình dáng kỳ dị, loài ếch rêu sẽ khiến người giật mình nếu vô tình bắt gặp. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì chúng được mệnh danh là bậc thầy ngụy trang trong thế giới tự nhiên.
Những ngón chân đặc biệt trông giống cách miếng dính lớn trên đầu ngón giúp chúng dễ dàng di chuyển
Ngoài lớp da độc đáo, ếch rêu còn có những miếng dính lớn trên ngón chân giúp chúng dễ dàng di chuyển trong môi trường.
Ếch rêu có kích thước khoảng 6 cm, con cái thường lớn hơn con đực và có thể đạt kích cỡ 8 -9 cm.
Môi trường sống tự nhiên của chúng chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới xanh mát và rừng cận nhiệt đới trên khắp Nam Á. Loài ếch rêu kỳ dị là ứng cử viên phổ biến cho những ai muốn sở hữu nuôi chăm sóc làm thú cưng.
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh độc đáo về bậc thầy ngụy trang trong thế giới tự nhiên này nhé:
Những loài cây ăn thịt động vật quái đản nhất thế giới Là những loài cây có khả năng bẫy và ăn thịt động vật, nhưng bề ngoài của những loài cây này lại rất đẹp. Cây bắt ruồi, Dionaea muscipula, là một loại cây ăn thịt có nguồn gốc từ vùng đất ngập nước nhiệt đới trên bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ. Con mồi chủ yếu của chúng là côn trùng và...