“Thực túc” thì “Binh cường”
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Thượng tá Phan Tiến Thọ – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET) cho rằng,
Ngày Doanh nhân Việt Nam không chỉ là ngày vui, là ngày được mọi người tôn vinh, mà qua đó, đội ngũ doanh nhân càng thấy trọng trách trong việc đổi mới quản trị, ứng dụng tiến bộ của khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ số, người máy, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh để phát triển doanh nghiệp bền vững.
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, “Doanh nhân dân tộc” là những doanh nhân chính trực, tài trí cao, là trụ cột mạnh mẽ, nâng tầm dân tộc Việt Nam… Ý kiến của ông như thế nào?
Theo tôi, sự nhận định về “Doanh nhân dân tộc” như vậy cũng không có gì là quá đối với đội ngũ doanh nhân chân chính. Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta được nói, được nghe nói và bàn nhiều về lập nghiệp, khởi nghiệp và làm giàu như bây giờ.
Dân giàu nước mạnh, “thực túc” thì “binh cường”, đã trở thành chủ đạo. Doanh nhân đã trở thành nhân vật được ngưỡng mộ. Phát triển kinh tế tư nhân, tức là làm giàu cho cá nhân, được bảo hộ, giàu có chân chính không còn phải giấu nữa. Doanh nhân, doanh nghiệp đã được tôn trọng, đề cao. Làm giàu chân chính trở thành tấm gương cho cả cộng đồng học tập, noi theo…
Gian hàng của Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET) tại Triển lãm quốc tế về quốc phòng và an ninh tại Việt Nam 2019.
Như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Doanh nhân – người đứng đầu và là “ nhạc trưởng” doanh nghiệp phải có ý chí vươn lên theo tinh thần luôn đổi mới, sáng tạo, nghĩ những điều chưa ai nghĩ, làm những việc chưa có tiền lệ, với ý thức vượt khỏi những ràng buộc của lối mòn, tiếp cận những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”
- Vậy theo ông, “doanh nhân dân tộc” sẽ cần những phẩm chất gì?
Theo quan điểm cá nhân tôi, “doanh nhân dân tộc” sẽ cần những phẩm chất như sau:
Thứ nhất, mỗi doanh nhân cần phải có chí tiến thủ, không bằng lòng với hoàn cảnh đang có, phải xông xáo, tìm kiếm nắm bắt được các cơ hội; nỗ lực tìm kiếm công nghệ mới, thị trường mới, đổi mới quản trị và tổ chức.
Thứ hai, doanh nhân cần kinh doanh liêm chính, tìm kiếm lợi nhuận chân chính, góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
Thứ ba, tinh thần yêu nước, khát vọng dân tộc và đạo đức kinh doanh. Đối với Việt Nam, ở vào giai đoạn phát triển này, mỗi doanh nhân cần bồi đắp lòng yêu nước, ý thức làm cho dân giàu nước mạnh. Các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng cạnh tranh trên thế giới, góp phần nâng tầm hình ảnh quốc gia trên thị trường quốc tế…
- Là một doanh nhân Quân đội, có gì khác biệt thưa ông?
Video đang HOT
Bộ đội làm kinh tế trong thời bình là để tiết kiệm một phần ngân sách nhà nước chi cho lực lượng dự bị động viên- là lực lượng thường trực sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, thực hiện nhiệm vụ chiến lược bên cạnh bảo vệ là xây dựng Tổ quốc, phát triển kinh tế đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Là một doanh nhân trong quân đội với đặc thù là hoạt động trong doanh nghiệp quân đội mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải được xem xét trong tổng thể giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả quốc phòng, do đó ngoài những phẩm chất cần có của một doanh nhân thì “Người lính Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế cần phải xác định tinh thần luôn tuân thủ pháp luật nhà nước, kỷ luật của quân đội, thể hiện tác phong công nghiệp hài hòa lợi ích kinh doanh không chỉ đem lại lợi nhuận cho đơn vị mà còn vì lợi ích của toàn xã hội, gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động xã hội, làm tròn nghĩa vụ với Đảng, Nhà nước, Quân đội. Mỗi doanh nhân cần thể hiện tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
- Vậy triết lý trong kinh doanh của ông?
Thứ nhất, GAET cam kết luôn là đối tác tin cậy của tất cả các bạn hàng trong và ngoài nước; Thứ hai, giữ chữ “Tín” trong kinh doanh là phương châm hàng đầu của Tổng công ty GAET; Thứ ba, quan điểm “Hợp tác bền lâu cùng nhau phát triển”; Thứ tư, lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển doanh nghiệp, đoàn kết, kỷ luật tạo niềm tin và sức mạnh xây dựng Tổng công ty.
- Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp?
Trong kinh doanh, tôi quan niệm rằng, làm bất cứ việc gì, điều quan trọng là phải giữ được “chữ Tín” không chỉ đối với bạn hàng, đối tác mà ngay cả với mỗi cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đơn vị mình”… Bởi lẽ, đối với đối tác, bạn hàng, chữ “Tín” tạo ra sức ảnh hưởng và nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị đối với các đối thủ khác trên thị trường; chữ “Tín” giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững; đối với nội bộ, chữ “Tín” giúp giữ chân, thu hút người lao động lành nghề, có kinh nghiệm, động viên cán bộ, công nhân viên chức phát huy cả tài năng và trí tuệ xây dựng doanh nghiệp thành một tập thể đồng lòng, chung tay xây dựng, vì mục tiêu chung phát triển doanh nghiệp bền vững. Tuy nhiên, “chữ Tín” cần phải được phấn đấu lâu dài, bền bỉ, bằng cái “Tâm” chân thành của người lãnh đạo; là lời nói đi đôi với việc làm mà bản thân mỗi doanh nhân hàng ngày đều phải phấn đấu, tu dưỡng.
- Câu chuyện gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và Quân đội ở Tổng công ty được thực hiện ra sao trong thời gian qua, thưa ông?
Công tác chính sách hậu phương Quân đội và công tác dân vận được Tổng Công ty duy trì và thực hiện có hiệu quả, như: tích cực tham gia xây dựng các quỹ, các hoạt động chính sách, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ giúp đỡ các địa phương trên địa bàn, giữ vững mối quan hệ đoàn kết quân dân.
Trong những năm qua, Tổng công ty GAET luôn quan tâm chú trọng làm tốt công tác dân vận trên địa bàn đóng quân, giữ vững mối quan hệ đoàn kết quân dân, Tích cực tham gia và thực hiện các chương trình của Trung ương, Quân đội, địa phương và đơn vị phát động, phối hợp với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống các tệ nạn xã hội, tham gia xây dựng, phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo…như: Ủng hộ các Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Quỹ vì người nghèo”; Tổ chức thăm hỏi, chúc tết và tặng quà cho cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty, nhân dân địa bàn nơi đơn vị đóng quân có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; Trao 02 “Nhà đồng đội” và 01 “Nhà 100 đồng”, Ủng hộ các điểm trường vùng cao, ủng hộ lũ lụt… Tổng số tiền ủng hộ các hoạt động xã hội, từ thiện khoảng 5,05 tỷ đồng.
Thực hiện đề án Tái cơ cấu của Bộ Quốc phòng theo Quyết định 450/QĐ-BQP ngày 29/1/2019, Tổng công ty đã hoạch định lại chiến lược, phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại ngành nghề, sắp xếp, kiện toàn lại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện mới của quá trình CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trải qua hơn 50 năm đến nay, GAET đã khẳng định được vị thế của doanh nghiệp thông qua những mối quan hệ hợp tác với các đối tác, bạn hàng trong nước và quốc tế. GAET đã có quan hệ hợp tác với các Quân binh chủng trong toàn quân cùng với hàng trăm các đối tác, khách hàng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Xin cảm ơn ông!
Thùy Linh
Theo DĐDN
Xe tải trọng biển kiểm soát Lào "đại náo" đường Việt: Ban ATGT tỉnh Nghệ An vào cuộc
Trước thực trạng xe tải trọng gắn biển kiểm soát (BKS) Lào đang hoạt động náo nhiệt ở các cung đường bộ Việt Nam, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Nghệ An đã vào cuộc kiểm tra xử lý.
Theo đó, nhiều cơ sở pháp lý để tiến hành kiểm tra, xử lý tình trạng xe tải trọng gắn BKS nước ngoài cũng được mổ xẻ, phân tích.
Xe gắn BKS Lào "vượt mặt" xe Việt
Sau khi báo Diễn đàn Doanh nghiệp liên tục phản ánh về tình trạng xe gắn BKS Lào "đại náo" đường Việt, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp vận tải đăng ký, đăng kiểm trong nước.
Nhiều doanh nghiệp vận tải sở hữu xe BKS Việt Nam hiện nay cho rằng, nếu tình trạng xe gắn BKS Lào được phép chở tải trọng trên dưới 70 tấn hàng hóa lưu thông trên các cung đường bộ Việt Nam thì sẽ nảy sinh nhiều bất công.
Trong khi xe gắn BKS Việt Nam chỉ được phép chở tải trọng tối đa lớn hơn hoặc bằng 48 tấn nếu tổ hợp xe đầu kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục dài hơn 6,5m quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 17 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 7/9/2015.
Nếu theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam thì những xe vận tải có tổ hợp đầu kéo sơ mi rơ moóc gắn BKS trong nước chỉ được phép chở tải trọng nói trên. Tuy nhiên, đối với xe tải trọng gắn BKS Lào loại 26-28 bánh với 02 toa kéo lại được phép gánh trên dưới 70 tấn lưu thông sau khi quá cảnh, thông quan qua các cửa khẩu.
Xe tải trọng lớn gắn BKS Lào ồ ạt rời cảng Cửa Lò để di chuyển lên hướng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
Qua tìm hiểu, đối với loại xe gắn BKS Lào nói trên thì chỉ duy nhất được lưu thông, vận hành trong khi đó loại xe cùng chủng loại như vậy đăng ký, đăng kiểm ở Việt Nam hầu như không xuất hiện ở trong nước.
Tại các cung đường như QL 1A, QL 46, QL 12... từ Nghệ An đến Quảng Bình hiện nay có tới hàng trăm loại xe 26-28 bánh gắn BKS Lào chở khoáng sản như: Than đá, Thạch Cao, Quặng Sắt, Kali... rồng rắn trên địa phận Việt Nam để thông quan qua lại.
Ông Hoàng Phú Hiền - Giám đốc Sở GTVT kiêm phó Chủ tịch Ban ATGT tỉnh Nghệ An ký văn bản đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý xe tải trọng lớn (trong đó có xe BKS Lào) đang lưu thông trên địa bàn
Trong quá trình điều tra, tìm hiểu vì sao quá trình thông quan tại các cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), các xe tải trọng gắn BKS Lào lại được phép chở khối lượng lớn hàng hóa như vậy khi vào địa phận Việt Nam thì các đơn vị chức năng đều trả lời rằng theo Hiệp định thư về tao điêu kiên thân lơi cho viêc phat triên vân tai hang hoa va hanh khach qua lai giưa hai nươc băng phương tiên cơ giơi đương bô giữa Việt Nam - Lào đã được ký kết trước đó.
Nghĩa là, cơ quan chức năng Việt Nam đang kiểm soát xe tải trọng gắn BKS Lào theo quy định đăng ký, đăng kiểm tại nước sở tại để quản lý?!
Cơ quan chức năng "đá bóng" trách nhiệm?
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên thì tại khoản 1, Điều 4, Hiệp định về tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào quy định rất rõ là "Phương tiên khi hoat đông trên lanh thô cua Bên kia phải tuần thủ pháp luật và quy định về giao thông vận tải đường bộ của Bên đó".
Sau khi báo Diễn đàn Doanh nghiệp liên tục phản ánh về tình trạng xe gắn BKS Lào "đại náo" đường Việt, ngày 4/10/2019, Ban ATGT tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng như: Công an tỉnh, Sở GTVT, Cục quản lý đường bộ II vào cuộc phối hợp kiểm tra xử lý.
Xe tải trọng lớn gắn biển kiểm soát Lào "trẩy hội" ở QL 12 A lên từ cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình về hướng QL 1A
Cụ thể, Ban ATGT tỉnh Nghệ An đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng CSGT chủ trì phối hợp với Thanh tra GTVT kiểm tra các phương tiện BKS nước ngoài hoạt động trên địa bàn, nhất là các tuyến QL nối liền với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Ban ATGT tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo các công an các huyện, thị đã được trang bị cân tải trọng tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm xe quá khổ, quá tải, cơi nới thùng thành trên các tuyến đường thuộc thẩm quyền theo quy định. Gắn trách nhiệm kiểm soát tải trọng phương tiện trên các tuyến đường, địa bàn cho Đội trưởng CSGT phụ trách.
Đối với Sở GTVT, Ban ATGT chỉ đạo đơn vị phối hợp với Cảng Cửa Lò tổ chức tuyên truyền yêu cầu các chủ phương tiện vận tải mang BKS Lào nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam.
Cục Quản lý đường bộ II (Tổng cục đường bộ Việt Nam) chỉ đạo lực lượng thanh tra phối hợp với lực lượng CSGT, thanh tra Sở GTVT Nghệ An sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, kiểm soát xử lý xe gắn BKS nước ngoài vi phạm tải trọng phương tiện lưu hành trên các QL nêu trên.
Thế nhưng, liên quan đến vấn đề kiểm soát tải trọng, kiểm tra các phương tiện vận tải gắn BKS Lào mà phóng viên phản ánh, ngày 2/10/2019 đại tá Cao Minh Phượng - Trưởng phòng CSGT thuộc Công an tỉnh Nghệ An lại trả lời là khó vì chưa có cơ sở hành lang pháp lý?
Trong khi đó, đại diện thanh tra GTVT Nghệ An lại nói là không đủ thẩm quyền để yêu cầu dừng xe gắn BKS nước ngoài khi muốn kiểm soát tải trọng hàng hóa khi các phương tiện này lưu thông trên cung đường bộ Việt Nam.
Cũng liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã trực tiếp liên hệ, đặt lịch làm việc cụ thể với Cảng Nghệ Tĩnh, Hải quan cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình), Cục quản lý đường bộ II... để tìm hiểu công tác kiểm soát tải trọng và các quy định liên quan nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.
Nhóm PV
Theo DĐDN
Giá điện và xăng dầu có thể sẽ được đóng "dấu mật" Báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố; phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố sẽ được xếp vào dạng tài liệu mật. Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Danh mục bí mật Nhà nước của ngành Công Thương. Trong...