Thực trạng vung tiền quá tay và những bom tấn ảo ở Hollywood
Mùa hè 2017 là một trong mùa phim tồi tệ nhất lịch sử Hollywood trong gần hai thập kỷ trở lại đây. Một trong những lý do xuất phát từ việc vung tiền quá tay để làm phim bom tấn.
Doanh thu phòng vé mùa hè ở Hollywood giảm sút ở mức đáng báo động. Trước tháng 5, doanh thu phòng vé 2017 của khu vực Bắc Mỹ cao hơn cùng kỳ của năm 2016 khoảng 4%. Nhưng sau khi mùa hè trôi qua, con số hiện đã kém tới 6%.
Điều này phần nào phản ánh thực trạng “vung tay quá trán” của ngành công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới. Không phải lúc nào tiêu tiền nhiều cũng đem lại kết quả tốt. Mùa phim hè của Hollywood năm nay đã góp phần chứng minh điều này.
Cú “ngã ngựa” của phim thương hiệu triệu USD
Tại thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới, khán giả đã trở nên mỏi mệt với những tác phẩm kéo dài nhiều phần mà nội dung thì không đem lại nhiều đột phá.
Điển hình cho trường hợp ấy trong mùa hè năm nay là King Arthur: Legend of the Sword, Pirates of the Caribbean: Salazar’s Revenge, Transformers: The Last Knight hay Alien: Covenant. Những thành công ngoài mong đợi như Baby Driver, Get Out, Wonder Woman và IT đều đứng ngoài xu hướng này.
King Arthur: Legend of the Sword thất bại phòng vé thảm hại trong năm nay.
Tất nhiên, khi những bộ phim đắt tiền đứng đơn lẻ, rủi ro sẽ rất cao. Chính vì thế, việc lựa chọn làm phim reboot (tái khởi động), sequel (phim phần tiếp theo) với những thương hiệu đã được công chúng “điểm mặt, đặt tên” sẽ an toàn hơn.
Tuy nhiên, theo quy tắc ngầm của giới làm phim Mỹ, họ sẽ thường phải bỏ ra kinh phí lớn hơn nhiều so với phần trước để làm phần hai. Loạt phim siêu anh hùng của Marvel Studios là ví dụ cụ thể nhất.
Marvel Studios đã đi quãng đường dài với ngân sách tăng theo cấp số nhân. Kể từ năm 2008 với bộ phim Iron Man đầu tiên chỉ ở mức 140 triệu USD thì đến nay họ sẵn sàng bỏ ra gần 1 tỷ USD cho hai phần phim Avengers 3 và 4.
Chính vì thế, việc làm phim nhiều phần là con dao hai lưỡi, có thể đảm bảo một doanh thu nhất định nhưng rủi ro thua lỗ cũng cao hơn rất nhiều. Nhà sản xuất cần phải biết chi tiêu bao nhiêu và khi nào thì thương hiệu đó nên dừng lại. Logan có lẽ là ví dụ tốt nhất cho điều này.
Với kinh phí khiêm tốn khoảng 97 triệu USD, bộ phim của hãng 20th Century Fox dễ dàng lọt vào top 10 phim có doanh thu cao nhất năm với 129 triệu USD trong nước và 616 triệu USD toàn cầu. Việc mạnh dạn kết thúc nhân vật Wolverine huyền thoại cùng sự ra đi của tài tử Hugh Jackman cũng góp phần tạo nên thành công lớn cho phim.
Blade Runner 2049 sắp tới sẽ là thử nghiệm thú vị cho khẳng định này của tờ Screenrant. Với kinh phí 185 triệu USD, gấp đôi Logan, liệu phần phim mới của thương hiệu nổi tiếng này có thể vượt qua bom tấn của hãng Fox hay không là điều mà nhiều chuyên gia phân tích số liệu đang chờ đợi.
Logan là bom tấn thành công của Fox dù có kinh phí chưa đến 100 triệu USD.
Video đang HOT
Đừng xem thường phim kinh phí thấp
Bên cạnh nhiều bộ phim hay như Dunkirk, War for the Planet of the Apes hay Baby Driver, hàng loạt tên tuổi lớn với mức đầu tư cao là tác nhân gây nên thảm cảnh phòng vé mùa hè này.
King Arthur với kinh phí hơn 175 triệu USD, bị lỗ nặng đến 77,6%, trở thành bộ phim thua lỗ nhiều nhất năm nay. Cứ 1 USD được chi ra, nhà sản xuất bị lỗ hơn 1,7 USD.
Xếp sau danh sách phim thua lỗ nhất năm có thể kể đến là Valerian and the City of a Thousand Planets, Monster Trucks, The Great Wall, Ghost in the Shell, The Mummy. Đây đều là những dự án có kinh phí sản xuất trên 100 triệu USD.
Trước đây, các studio Hollywood sẽ sản xuất nhiều loại phim ở các mức đầu tư khác nhau. Từ đó, họ sử dụng lợi nhuận của những phim kinh phí thấp để bù đắp cho các dự án lớn và có nhiều rủi ro hơn. Hiện tại, các phim tầm trung khá khan hiếm và thông thường các bộ phim đều vượt quá 100 triệu USD kinh phí dù hiệu quả phòng vé không cao.
Mức chi trung bình cho một bộ phim được xếp vào hàng bom tấn của “Big Six” (đế chế 6 hãng phim lớn nhất thế giới gồm Warner Bros Pictures, 20th Century Fox, Paramount Pictures, Universal Pictures, Sony Pictures Entertainment, Walt Disney Studios) đều vào khoảng trên dưới 300 triệu USD.
Tuy nhiên, mùa hè năm nay lại là sự thành công vượt trội của hãng phim độc lập đặc biệt là Blumhouse. Nhà sản xuất Jason Blum là “cha đẻ” của dòng phim kinh dị, tâm lý nổi trội trong nhiều năm nay như Paranormal Activity, Insidious, The Gift, The Purge và hai bộ phim có có lãi nhất năm nay là Get Out (kinh phí 4,5 triệu USD, lãi 3800%) và Split (kinh phí 9 triệu USD, lãi 1534%).
Get Out hiện là bộ phim có lãi nhiều nhất trong năm nay.
Mô hình mà Jason Blum đã xây dựng thành công là kinh phí thấp, mức độ rủi ro thấp nhưng đi kèm là tiếng tăm lớn và doanh thu cao. Điều này đã được hãng Warner Bros. học hỏi rất tốt qua bộ phim Annabelle: Creation (kinh phí 15 triệu USD, lãi 574%).
Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là thật sự có cần phải chi quá nhiều tiền mới có thể tạo nên một bộ phim hay và thành công. Theo nghiên cứu của tờ Screenrant, số tiền khán giả bỏ ra để xem phim vẫn giữ ở mức cân bằng, không có nhiều đột phá dù có nhiều hay ít bom tấn. Vì vậy, càng chi nhiều tiền, mức độ thua lỗ của phim càng cao.
Tuy nhiên bỏ ngoài tai những rủi ro, nhiều nhà sản xuất Hollywood vẫn đang trong xu hướng “dát vàng” tác phẩm của mình bất kể tương lai phòng vé của dự án đó có khả quan hay không.
Phòng vé quốc tế là cứu tinh
Đối với những dự án lớn, tỷ lệ phần trăm doanh thu toàn cầu lớn hơn đáng kể so với nội địa đặc biệt là Trung Quốc. Quốc gia tỷ dân đang là thị trường rất quyền lực và mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền cho các bộ phim Mỹ.
Thị trường quốc tế góp đến hơn 81,8% trong hơn 1,23 tỉ USD doanh thu phòng vé cho The Fate of the Furious, chiếm hơn 60% trong tổng số hơn 1,26 tỉ USD của Beauty and the Beast. Điều này lý giải vì sao Spider-Man: Homecoming có thể kiếm nhiều tiền hơn Wonder Woman dù có doanh thu nội địa Bắc Mỹ ít hơn nhiều.
Trong năm nay, nhiều bộ phim đã được “cứu sống” bởi thị trường phim quốc tế đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Điển hình là các bom tấn có doanh thu lẹt đẹt ở Mỹ nhưng lại rất cao ở thế giới như Kong: Skul Island, The Mummy, Pirates of the Caribbean: Dead Men Tell No Tales, Transformers: The Last Knight.
Transformers: The Last Knight là minh chứng đỉển hình thành công nhờ thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc trông chờ vào phòng vé thế giới vẫn chứa nhiều rủi ro khó lường trước. Sau thất bại tại Bắc Mỹ và nhiều nơi trên thế giới,Valerian and the City of a Thousand Planets, King Arthur, Power Rangers, Ghost in the Shell dồn hy vọng cuối cùng vào những thị trường tiềm năng trên thế giới. Nhưng kết quả thu được là hoàn toàn vỡ mộng.
Ngày trước, một dự án đắt đỏ vài trăm triệu USD được xem là cả một kỳ quan điện ảnh, thu hút sự chú ý rất lớn. Đó là những tác phẩm đi vào lịch sử như Titanic, Ben Hur, Superman, Terminator, Avatar,…
Ngân sách lớn không còn là tín hiệu tốt được gửi đi từ các nhà làm phim liều lĩnh. Nó như một cuộc chạy đua không hồi kết. Việc lạm phát ngân sách và không kiểm soát, cân bằng được giữa kinh phí và nội dung đang đẩy các bộ phim xuống bờ vực tự sát như cách mà King Arthur hay Pirates of the Caribbean đã “chết” trong năm nay.
Theo Zing
Doanh thu phòng vé Bắc Mỹ chạm đáy sau 16 năm
Bộ phim "Vệ sĩ sát thủ" có tuần thứ hai liên tiếp dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ. Nhưng đó là tuần lễ thất thu nhất trong vòng 16 năm qua.
Trailer bộ phim 'Vệ sĩ sát thủ' "The Hitman's Bodyguard" là bộ phim hài - hành động có sự góp mặt của Ryan Reynolds và Samuel L. Jackson.
Tuần lễ cuối cùng của mùa hè 2017 tiếp tục chứng kiến sự xuống dốc không phanh của thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới. Tổng doanh thu ước tính của phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần qua không chạm nổi ngưỡng 65 triệu USD, và đó là mức thấp nhất kể từ năm 2001.
Ngay sau vụ khủng bố 11/9, doanh thu Bắc Mỹ từng rơi xuống mức 59,4 triệu USD trong tuần từ 21 đến 23/9/2011. Nếu so với thời điểm tuần cùng kỳ năm 2016, con số 65 triệu USD đánh dấu mức sút giảm lên tới 44%.
"Góp công" vào thành tích thê thảm kể trên chính là trận đấu quyền Anh đình đám giữa Floyd Mayweather và Conor McGregor. Thêm nữa, cơn bão Harvey đã khiến một số lượng rạp đáng kể tại bang Texas buộc phải đóng cửa.
Các nhà phát hành và chủ rạp có thể đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan hiển nhiên. Song, cũng cần phải khẳng định rằng loạt phim ra mắt trong tháng 8 đều không đủ hấp dẫn để lôi kéo khán giả Mỹ tới rạp.
The Hitman's Bodyguard giành chiến thắng trong tuần lễ thất thu nhất trong vòng 16 năm qua của thị trường Bắc Mỹ. Ảnh: Lionsgate.
Có mặt tại 3.377 rạp Bắc Mỹ, tác phẩm hài - hành động The Hitman's Bodyguard có tuần thứ hai chiếm ngôi đầu bảng. Nhưng thành tích thực tế của bộ phim chỉ là 10,05 triệu USD trong ba ngày cuối tuần qua. Sau khoảng mười ngày trình chiếu, doanh thu nội địa của Vệ sĩ sát thủ là chưa đầy 40 triệu USD.
Xếp thứ hai là cái tên quen thuộc Annabelle: Creation. Tác phẩm kinh dị có thêm 7,35 triệu USD từ 3.565 rạp, giúp nâng tổng doanh thu nội địa lên mức 77,9 triệu USD. Ngoài ra, phim hiện mang về cho New Line Cinema và Warner Bros. khoảng 137,2 triệu USD từ các thị trường quốc tế.
Leap! - tác phẩm hoạt hình của hãng Weinstein Company là gương mặt "tân binh" duy nhất lọt vào top 5 với chỉ 5 triệu USD từ 2.575 rạp. Phim đã ra rạp tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam hồi tháng 3 dưới tựa Vũ điệu thần tiên.
Số điểm Rotten Tomatoes của tác phẩm chỉ là 37%, còn khán giả đại chúng tỏ ra dễ tính hơn khi chấm phim điểm A theo điều tra sau suất chiếu của Cinema Score.
Cuối cùng, Wind River nhảy sáu bậc lên vị trí thứ 4 khi mang về 4,4 triệu USD từ 2.095 rạp. Bộ phim chỉ tiêu tốn 11 triệu USD và đang được The Weinstein Company phát hành với chiến lược "chậm mà chắc".
Trong tác phẩm hình sự của đạo diễn Taylor Sheridan, nữ diễn viên Elizabeth Olsen sắm vai chính là một nữ mật vụ của FBI. Cô hợp tác cùng một thợ săn (Jeremy Renner) để điều tra vụ án mạng bí hiểm tại vùng đất băng tuyết của người Da đỏ bản địa.
Wind River hiện được giới phê bình đánh giá rất cao với điểm số 85% trên Rotten Tomatoes, và chuẩn bị ra rạp tại Việt Nam từ ngày 8/9 dưới tựa Vùng đất tử thần.
Tuần lễ 1/9, không có bộ phim mới nào ra rạp trên diện rộng tại Bắc Mỹ. The Hitman's Bodyguard có thể lập cú hat-trick, nhưng phòng vé Bắc Mỹ có lẽ sẽ tiếp tục lao dốc.
Top 10 phim ăn khách nhất Bắc Mỹ từ 25/8 tới 27/8:
1 (1). Hitman's Bodyguard: 10.05 triệu USD
2 (2). Annabelle: Creation: 7,35 triệu USD
3 (Mới). Leap!: 5 triệu USD
4 (10). Wind River: 4,4 triệu USD
5 (3). Logan Lucky: 4,36 triệu USD
6 (4). Dunkirk: 3,95 triệu USD
7 (7). Spider-Man: Homecoming: 2,75 triệu USD
8 (Mới). Birth of the Dragon: 2,5 triệu USD
9 (6). The Emoji Movie: 2,35 triệu USD
10 (8). Girls Trip: 2,26 triệu USD
Theo Zing
'Wonder Woman' chính thức vượt mặt 'Deadpool' trên phòng vé toàn cầu Sau khi vượt mặt "Deadpool", bộ phim "Wonder Woman" chính thức lọt vào top 10 bộ phim chuyển từ truyện tranh có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Wonder Woman có thể xem là thành công phòng vé lớn nhất của Warner Bros. trong năm nay. Vẫn trụ vững tại phòng vé sau gần hai tháng phát hành, Wonder Woman đã chính...