Thúc tiến độ điều tra sự cố gối cầu Metro Số 1
Sở Giao thông Vận tải đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh thuê tư vấn độc lập nhằm điều tra sự cố gối cầu tuyến Metro Số 1, bởi sau 8 tháng chưa rõ nguyên nhân.
Nội dung đề cập ở báo cáo tình hình giải quyết một số vấn đề liên quan dự án Metro Số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM. Việc bổ sung tư vấn độc lập trước đó do Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR – chủ đầu tư) đề xuất để thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử khả năng chịu lực công trình.
Một trong các gối cao su trên tuyến Metro Số 1 được dỡ ra ngoài sau khi phát hiện xê dịch. Ảnh: Phạm Quỳnh.
Hiện việc triển khai gói thầu tư vấn độc lập được Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng thống nhất. Vì vậy Sở Giao thông Vận tải đề nghị MAUR rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu để đẩy nhanh tiến trình kiểm tra. Kết quả sau đó sẽ được đối chiếu để đánh giá với báo cáo từ liên danh Sumitomo – Cienco6 (SCC). Đây là tổng thầu gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot tuyến Metro Số 1) – nơi bị sự cố gối cầu.
Gói thầu CP2 dùng hơn 1.100 gối cao su của hãng Megaba ( Hàn Quốc) và Kawakin ( Nhật Bản). Cả hai thương hiệu đều có gối bị xê dịch khỏi vị trí đã lắp trên tuyến metro. Trước đó nguyên nhân sơ bộ được liên danh SCC đưa ra là do đường ray trong quá trình lắp đặt tạm thời đã ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến gối cầu trên tuyến bị dịch chuyển.
Tổng thầu nhận định điều kiện lắp hoặc xả các kẹp ray dưới sự thay đổi của nhiệt độ ảnh hưởng chuyển động của dầm cầu tuyến metro, đoạn qua trụ P14-10 (TP Thủ Đức) – nơi một gối cầu rơi ra ngoài. Đồng thời, SCC cũng phân tích sự dịch chuyển của gối tăng lên khi mối nối đường ray nằm gần khe co giãn trên cầu cạn của dự án.
Kỹ sư kiểm tra ở vị trí bị sự cố tại trụ P14-10, tháng 11/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Video đang HOT
Cuối tháng 10/2020, gối cao su dầm cầu cạn tại trụ P14-10 bị phát hiện rơi ra ngoài. Quá trình xác minh, hai tháng sau thêm một gối cầu khác bị lệch khỏi vị trí tại trụ P12-34, thuộc đoạn cầu cạn nằm giữa ngã tư Thủ Đức và Bình Thái (TP Thủ Đức). Hồi tháng 4/2020, thêm bốn gối khác tình trạng tương tự.
Liên quan sự cố, UBND TP HCM đã chỉ đạo chủ đầu tư kiểm tra năng lực, bộ máy tổ chức liên danh NJPT (tư vấn chung dự án Metro Số 1) cùng các nhà thầu để có biện pháp giải quyết, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Hiện, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng cũng yêu cầu rà soát liên tục toàn bộ gối cầu, xuyên suốt cho đến khi hoàn thành việc xử lý…
Metro Số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình (TP Thủ Đức). Toàn dự án hiện đạt hơn 86%, trong đó gói thầu CP2 hơn 93%. Tuyến metro dự kiến đưa vào khai thác năm 2022.
Sự cố metro số 1: Nhà thầu từ chối thay các dầm liên quan
Trái với lo ngại của MAUR về ảnh hưởng của sự cố, nhà thầu cho rằng thiêt hai không nghiêm trong va từ chối đê nghi thay cac dầm liên quan.
Liên quan sự cố metro số 1, Liên danh tư vấn giám sát NJPT đã gửi thư đến ông Kazuhiko Takeuchi, Giám đốc điều hành và ông Elta Fujikawa, Tổng quản lý, bộ phận Hệ thống Giao thông và Kinh doanh hạ tầng, nhằm cảnh cáo tập đoàn Sumitomo thờ ơ trong quá trình điều tra nguyên nhân vấn đề.
Sumitomo là công ty chính của Liên danh SCC (tổng thầu gói CP2 đoạn trên cao và depot).
"Chúng tôi dành sự lưu tâm đặc biệt tập trung vào sự cố rơi gối cao su ở trụ cầu cạn số P14-10 của tuyến metro số 1. Đã 5 tuần trôi qua từ khi xảy ra sự cố mà không có tiến triển đáng chú ý nào", Liên danh NJPT nêu trong thư.
Đơn vị này chỉ ra nhiều lần MAUR (chủ đầu tư) phê bình SCC phản ứng chậm trong việc điều tra nguyên nhân sự cố. Phía chủ đầu tư và tư vấn giám sát cho rằng họ ngạc nhiên trước sự vô tâm và có phần thiếu trách nhiệm của Sumitomo.
Nguyên nhân sự cố trượt gối dầm cầu cạn tuyến metro số 1 vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: Duy Hiệu.
NJPT cho rằng đây là sự cố nghiêm trọng, tuy nhiên họ không nhận thấy Sumitomo có động thái tham gia vào việc giải quyết trong khi dự án và còn nhiều vấn đề khác như việc khánh thành và vận hành tàu tiếp theo.
Tư vấn NJPT cho biết chủ đầu tư yêu cầu SCC thi công lại dầm và gối cao su bị hư hại do nghi ngờ sự cố làm ảnh hưởng an toàn chung. Trái với lo ngại của MAUR, SCC cho rằng thiệt hại không nghiêm trọng và không chấp nhận đề nghị thay các nhịp liên quan.
Theo đó, NJPT cảnh cáo SCC không thể ở lập trường chủ quan để tuyên bố sự cố đơn giản mà không dựa vào đánh giá kỹ thuật.
Mặt khác, đại diện NJPT ghi nhận đơn vị SCC đang có thiện chí thực hiện nhưng số lượng thành viên không đủ đáp ứng việc điều tra đúng hạn. Do đó, NJPT đưa ra 6 đề nghị đối với Sumitomo:
Một là triển khai Đội điều tra độc lập từ Tập đoàn Sumitomo và cử đội này đến TP.HCM.
Hai là giao việc chủ trì tìm hiểu sự cố, đưa biện pháp khắc phục, đề xuất bồi thường chủ đầu tư cho Đội điều tra này.
Nhà thầu SCC từ chối thay toàn bộ dầm liên quan sau sự cố vì nhận định hư hỏng không quá nghiêm trọng. Ảnh: Văn Nguyện.
Ba là để Đội điều tra quản lý và đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án.
Bốn là để ông S.Ihara (quản lý dự án) tập trung vào việc quản lý dự án thay vì giải quyết sự cố.
Năm là bổ nhiệm một người làm Quản lý chất lượng làm việc toàn thời gian, bố trí người này làm xuyên suốt dự án.
Cuối cùng là bổ nhiệm một người là Quản lý làm việc toàn thời gian riêng trong đội ngũ SCC.
Cuối tháng 10, trong lần kiểm tra định kỳ, MAUR phát hiện phần gối cao su (gối trái theo hướng từ Bến Thành đi Suối Tiên) của dầm cầu cạn lắp đặt năm 2016 bị rơi ra ngoài. Việc này khiến đường ray đã lắp phía trên hư hỏng, mất liên kết với hệ thống đỡ ở dưới, bê tông đệm đường ray cùng vị trí bị nứt vỡ.
Vị trí gối cao su bị hỏng sau đó đã được gấp rút thay mới và khắc phục tạm thời các nứt vỡ liên quan. Trong tháng 11, chủ đầu tư MAUR tổ chức ít nhất 3 cuộc họp giữa Liên danh tư vấn chung NJPT và SCC để đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo sự cố.
Sau nhiều lần lỡ hẹn, MAUR nhận định nhà thầu không chỉ chậm trễ trong báo cáo mà còn đưa ra các nhận định ban đầu sơ sài, kém thuyết phục. Hôm 11/12, MAUR đề nghị thành lập Tổ điều tra sự cố metro với sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực xây dựng và giao thông công trình, để tìm ra nguyên nhân khách quan nhất.
Metro số 1 dài 19,7 km, từ Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, có tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Công trình có 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Đến tháng 11, công trình đạt hơn 78% tổng khối lượng. Thành phố đặt mục tiêu cuối năm nay, dự án đạt 85% khối lượng và đưa vào khai thác cuối năm 2021.
Đề nghị lập tổ điều tra sự cố trượt gối dầm metro số 1 Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đề nghị các sở, ban, ngành của thành phố vào cuộc, lập tổ điều tra nhằm tìm hiểu nguyên nhân sự cố trượt gối dầm metro số 1. Tối 10/12, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) có văn bản khẩn đề nghị UBND TP.HCM lập tổ điều tra sự cố trượt gối...