Thực thi Luật Lâm nghiệp đã tạo ra những thay đổi lớn
Một năm triển khai Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn, đã có nhiều chuyển biến tích cực được tạo ra trong thực tế.
Nổi bật nhất là việc thay đổi nhận thức của chủ rừng và các cấp chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là phát triển rừng gỗ lớn nhằm gia tăng giá trị và thu nhập cho người dân.
Theo quan điểm đổi mới của Luật Lâm nghiệp 2018 đã xác định lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật mang tính đặc thù. Cùng với Luật Lâm nghiệp và Nghị định, các Thông tư của Bộ NN&PTNT lần lượt được ban hành ngay khi Luật có hiệu lực giúp cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp được triển khai phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan của từng địa phương.
Phối hợp tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
Ông Đỗ Ngọc Đoàn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh đã thấy vai trò của kinh tế lâm nghiệp trong nhiều năm nay. Đặc biệt, Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ năm 2019 thì tỉnh càng quan tâm, chỉ đạo để phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Không chỉ giữ an toàn gần 50.000ha diện tích rừng tự nhiên, mỗi năm người dân Phú Thọ còn trồng thêm khoảng 10.000ha rừng sản xuất. Để nâng giá trị và năng suất rừng trồng, ngày 16/7/2019, HĐND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Theo đó, HĐND tỉnh quy định, rừng đưa vào chuyển hóa đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định, có quy mô tập trung từ 10 ha trở lên đối với Hợp tác xã, từ 5 ha trở lên đối với tổ hợp tác, từ 3 ha trở lên đối với trang trại, hộ gia đình; có cam kết với UBND cấp xã, hạt Kiểm lâm khai thác sau 10 năm tuổi.
Đổi lại, khi giữ rừng đạt 7 năm thì các tổ chức, cá nhân nhận được hỗ trợ lần 1 là 7 triệu đồng/ha; rừng đạt 10 năm tuổi thì được nhận hỗ trợ lần 2 với mức 5 triệu đồng/ha. Như vậy, tổng số tiền các tổ chức, cá nhân được nhận qua chủ trương chuyển hóa rừng gỗ lớn là 12 triệu đồng/ha.
Video đang HOT
Tính đến nay, tỉnh Phú Thọ đã trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn đạt 3.389ha, trong đó trồng rừng gỗ lớn là 1.306ha, chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn là 2.083ha. Từ chuyển hóa rừng gỗ lớn, tỉnh Phú Thọ phấn đấu nâng năng suất rừng trồng đạt 15m3/ha/năm, góp phần tạo ra nguyên liệu, phục vụ cho chế biến, đồng thời qua đó nâng cao đời sống người dân trồng rừng.
Tỉnh Phú Thọ cũng hỗ trợ 1 lần 70% chi phí cấp chứng chỉ rừng bền vững; mức hỗ trợ tối đa 300 nghìn đồng/ ha. Đến nay, đã có gần 11.000ha rừng trồng ở Phú Thọ được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) và dự kiến đến hết năm 2020 sẽ có thêm 15.000ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.
Triển khai thực thi Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn, ngay từ đầu năm Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ triển khai xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản.
Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT, địa phương, các tổ chức phi Chính phủ tổ chức 9 lớp tập huấn cho 540 học viên là lực lượng công chức, viên chức kiểm lâm và lực lượng làm công tác bảo vệ rừng ở cơ sở tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Cùng với việc phổ biến Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan, Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã phối hợp cùng với các địa phương lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động người dân địa phương các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện các chính sách về công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách và pháp luật liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng cho đối tượng là học sinh tại một số tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Tại Hà Tĩnh, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp được triển khai đồng bộ, sâu rộng và có trọng tâm, trọng điểm. Đến nay, đã tổ chức được 3 đợt quy mô cấp tỉnh, 61 hội nghị, 66 lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt với 10.616 lượt người tham gia, gồm: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị liên quan, các đơn vị chủ rừng, người dân tại các xã, thôn có rừng, các cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã, các doanh nghiệp, chủ dự án có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp.
Tại Thừa Thiên Huế, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế đã tổ chức 14 lớp tập huấn triển khai Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới Luật với hơn 800 lượt người tham gia cho các đơn vị kiểm lâm, chủ rừng nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp để hiểu và nắm rõ được các quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành nghiêm túc thực hiện.
Kiểm lâm phụ trách địa bàn tăng cường tổ chức, tham gia các cuộc họp xã, họp thôn bản để triển khai phổ biến, hướng dẫn Luật và các văn bản thi hành Luật với hàng nghìn lượt người tham gia. Nhờ đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, đã góp phần đưa chính sách pháp luật về lâm nghiệp đi vào cuộc sống. Hơn 212.000ha rừng tự nhiên tại Thừa Thiên Huế vẫn được giám sát chặt chẽ, không để xảy ra điểm nóng phá rừng.
Theo Danviet
Dùng camera, ảnh vệ tinh để phát hiện, kiểm soát chống cháy rừng
Thực hiện Luật Lâm nghiệp và chủ trương tinh gọn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy theo Nghị quyết 18, nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại đã được lực lượng kiểm lâm các địa phương sử dụng để tăng hiệu quả canh giữ "rừng vàng" trước bối cảnh hạn hán, nguy cơ xảy ra cháy rừng trong năm 2020 tới.
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp "khắc nghiệt", nắng nóng, khô hạn liên tục, kéo dài dẫn tới nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn trên diện rộng các vùng có rừng trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phát hiện nhanh các điểm phát phá rừng
Tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp 417.538 ha, chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên và độ che phủ rừng năm 2018 đạt 72,8%. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 371.904 ha, trong đó rừng tự nhiên 274.742 ha; rừng trồng 97.162 ha. Với diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ cao trên tổng diện tích đất có rừng, trong đó: 3 khu rừng đặc dụng còn nhiều gỗ quý, hiếm là những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý rừng của tỉnh Bắc Kạn.
Chủ động phát hiện sớm cháy rừng sẽ giảm thiểu thiệt hại
Hiện nay, cả nước có trên 14,4 triệu ha rừng, trong đó, có trên 50% diện tích, rừng có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng, trong đó chủ yếu là diện tích rừng trồng (rừng non chưa khép tán), rừng tre nứa và rừng đưa vào khoanh nuôi phục hồi.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, nhằm phát hiện các điểm biến động của rừng, Chi cục Kiểm lâm đã chủ động nghiên cứu thí điểm áp dụng giải đoán ảnh vệ tinh phát hiện sớm mất rừng tại 2 Hạt Kiểm lâm. "Kết quả đã sử dụng tốt, phát hiện nhanh các điểm khai thác rừng trồng nhưng chủ rừng không báo cáo theo quy định Thông tư 33, phát hiện một số điểm phát phá rừng với diện tích từ 100m2 và kịp thời xử lý" - ông Phạm Ngọc Kiên, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm Bắc Kạn cho biết.
Từ kết quả thí điểm, Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn đã triển khai hướng dẫn, tập huấn cho các lãnh đạo, Kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, các Khu bảo tồn để triển khai thực hiện phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
Sử dụng camera để phòng cháy... rừng
Tại Thanh Hóa, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng luôn được quan tâm. Hàng năm, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh ban hành các phương án, kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCCCR năm 2019, nhất là triển khai quyết liệt thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW. Đồng thời, tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các huyện trọng điểm về an nỉnh rừng, cháy rừng. Tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; chỉ đạo UBND các huyện, chủ rừng làm giảm vật liệu cháy, xây dựng đường băng cản lửa, diễn tập thực binh chữa cháy rừng.
Chủ rừng làm giảm vật liệu cháy, xây dựng đường băng cản lửa
Đặc biệt, trong những ngày dự báo cấp cháy rừng từ cấp III trở lên, chỉ đạo UBND các huyện, các xã, chủ rừng tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác lửa rừng tại các khu vực trọng điểm cháy và tổ chức trực chỉ huy chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, hậu cần để chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.
Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thực hiện Dự án "Thí điểm ứng dụng camera chuyên dụng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng". Do làm tốt công tác phòng cháy, nên trong năm 2019, mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, có nơi nhiệt độ trên 420C, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp IV, cấp V nhưng Thanh Hóa không xảy ra cháy rừng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tuấn Thành - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng II (Cục Kiểm lâm) tỏ ra bất ngờ khi số liệu thống kê cho thấy Thanh Hóa là tỉnh có diện tích và số vụ cháy rừng thấp so với diễn biến thời tiết nắng nóng, hạn hán gay gắt kéo dài.
"Phải nói là công tác nắm bắt thông tin, tất cả những vụ cháy, sự việc đều phát hiện kịp thời chính vì vậy mà dập tắt ngay từ đầu. Bên cạnh đó, công tác phòng, công tác chỉ đạo của các địa phương triển khai rất tốt phương châm "4 tại chỗ", rất chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống, đặc biệt là công tác phối hợp giữa các lực lượng khi vụ việc xảy ra. Chính vì thế, những thiệt hại, vụ cháy rừng năm nay xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hạn chế đến mức thấp nhất, thậm chí nhiều xã, huyện không xảy ra cháy rừng".
Trong dịp Tết cổ truyền Canh Tý 2020, tỉnh Thanh Hóa mở đợt tuyên truyền cao điểm về chống chặt cây, bẻ cành, hái lộc xuân, không sử dụng lửa bừa bãi trong và ven rừng, các khu công viên, khu vực Đền, Chùa khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, vui chơi, dã ngoại.
Theo Danviet
Dự kiến đầu tư hơn 94.500 tỷ đồng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Ngày 22/11, tại thành phố Quy Nhơn, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2021-2025 các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Chương trình 135 đã góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân vùng cao Yên Bái, đặc...