Thực tế nghiệt ngã: Nhân viên giỏi cũng bị sa thải và câu hỏi “Làm gì để vượt qua đại dịch”?
Với rất nhiều cuộc khủng hoảng khác, nhân viên giỏi luôn được giữ lại. Nhưng sau đại dịch Covid, ở nhiều ngành nghề, nhân viên tốt vẫn có thể bị sa thải như thường.
Cũng như bất cứ gia đình nào trên dải đất hình chữ S này, dịch bệnh Covid-19 đã gây một sự xáo trộn và ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình chúng tôi.
Gia đình chúng tôi có rất nhiều anh chị em làm trong rất nhiều ngành nghề khác nhau, có cả chủ doanh nghiệp, nhân viên văn phòng và có cả người lao động tự do.
Đứng trước dịch bệnh làm mỗi con người phải đối phó theo cách khác nhau nhưng không ai khoanh tay đứng chờ.
Nhân viên tốt cũng có thể bị sa thải và câu hỏi: “Làm gì để thoát khủng hoảng?”
Anh họ tôi là một nhân viên mẫn cán làm việc tại một công ty vốn nước ngoài, anh phụ trách bộ phận thu gom các mẫu hàng từ các nhà cung cấp.
Khi dịch bệnh xảy ra, đại bản doanh của hãng tại nước ngoài tuyên bố tinh giản biên chế và cắt giảm 30 % số việc làm của công ty trên toàn thế giới. Và anh tôi là một trong những người bị cắt giảm mặc dù anh đã có kinh nghiệm làm việc khá lâu.
Việc sống qua ngày đối với anh không phải là một vấn đề, thậm chí anh không làm việc cả năm thì phần tiền dự trữ cũng giúp anh đủ sống. Nhưng anh rất băn khoăn tại sao mình lại là người bị cắt giảm.
Tại sao mình lại là người bị cắt giảm? Ảnh: Internet
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, một nữ giám đốc điều hành của một công ty trong ngành tổ chức sự kiện và du lịch nói rằng thời điểm dịch bệnh diễn ra cũng là thời điểm rất tốt cho những công ty như công ty của chị cơ cấu lại bộ máy, tinh giản biên chế, loại bỏ những bộ phận hoặc những nhân viên làm việc không hiệu quả.
Nhưng ngay cả khi bạn là một người có kĩ năng, làm việc có hiệu quả mà công ty của bạn nằm trong số những công ty bị đóng cửa vì dịch bệnh thì bạn cũng sẽ bị mất việc làm.
Sẽ có những sự dịch chuyển của các ngành nghề và các doanh nghiệp. Đó là do sự dịch chuyển của nhu cầu và việc hình thành thói quen mới của người tiêu dùng do dịch bệnh.
Theo các chuyên gia, dịch bệnh sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến năm ngành bao gồm du lịch, khách sạn/ lưu trú, giao thông vận tải, hàng không, dịch vụ ăn uống và bán lẻ.
Rất nhiều các doanh nghiệp trong các ngành nghề nói trên sẽ bị phá sản, số còn lại sẽ tự cơ cấu lại để hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế số lao động trong các ngành nghề trên sẽ phải chuyển đổi sang các ngành nghề khác.
Rất nhiều lao động có tay nghề thấp như nhân viên khách sạn mini, nhân viên phục vụ quán ăn, phục vụ nơi lưu trú, các nhân viên của các cửa hàng mặt phố sẽ mất việc làm.
Ngay cả những nhân sự có chất lượng tốt, được đào tạo bài bản của ngành du lịch khách sạn, bán lẻ cũng có nguy cơ mất việc. Vậy họ phải làm gì?
Ảnh: Internet
Cậu em tôi là người cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch trên tàu trên vịnh Hạ Long, khi dịch bệnh xảy ra khách du lịch nước ngoài hoàn toàn không còn nữa, khách du lịch trong nước cũng không có.
Cậu liền quyết định trả lại tàu cho chủ theo điều khoản bất khả kháng, cho nhân viên nghỉ việc hưởng 50% lương, còn bản thân cậu thì nghiên cứu chuyển sang bán mỹ phẩm dưỡng da có nguồn gốc thiên nhiên được cung cấp từ Việt Nam.
Nếu công việc kinh doanh mỹ phẩm có triển vọng có thể cậu sẽ chuyển toàn bộ số nhân viên ít ỏi của mình sang lĩnh vực này.
Video đang HOT
Cô em út trong gia đình chú tôi vốn là một nhân viên bán hàng thời trang cho một cửa hàng trên phố trung tâm Hà Nội, giờ đây cửa hàng đóng cửa, không có việc làm em lập tức đăng ký học một lớp tiếng Anh online để tăng cường thêm vốn tiếng Anh.
Cùng lúc đó em cũng đăng ký học một lớp quản trị sản xuất hàng thời trang, xác định lại một cách nghiêm túc ngành nghề mà mình theo đuổi, ngành thời trang, để khi dịch bệnh lắng xuống là lúc em có đầy đủ hành trang, kiến thức, để bước vào một chặng đường mới.
Còn ông anh họ của tôi, sau một hồi bất mãn với bản thân và xã hội thì cũng đã tìm được ra con đường của mình.
Anh đã đi nói chuyện với tất cả những nhà cung cấp cũ, những người anh đã quen và làm việc với họ trong suốt những năm qua với dự định sẽ xây dựng một công ty nho nhỏ chuyên cung cấp các mặt hàng quà tặng từ hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Trước mắt anh sẽ cung cấp cho thị trường nội địa, anh cũng có ý định kết nối với những người bạn khác ở nước ngoài để xuất khẩu sau này.
Kịch bản sống sót của em họ, chị dâu
Cậu em họ tôi làm việc cho một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dệt may xuất khẩu đi châu Âu. Dịch bệnh xảy ra, vật liệu từ Trung Quốc bị đứt mạch cung cấp, khách hàng của công ty tại châu Âu bị ảnh hưởng không thể tiếp tục hợp đồng, nhà máy tạm đóng cửa, vậy là cậu chính thức thất nghiệp.
Đứng trước một đống hoá đơn tiền nhà, tiền nước, tiền điện và các sinh hoạt phí khác trong khi việc làm không còn, đầu óc cậu choáng váng choáng váng.
Nhưng sau một hồi suy nghĩ, định thần lại cậu quyết định mình phải chuyển đổi nếu không muốn phải ngửa tay xin tiền viện trợ từ gia đình hoặc là về quê cho bố mẹ nuôi. Cậu cũng đã nghĩ đến việc đăng ký làm shipper cho một hãng vận chuyển.
Nhưng qua tìm hiểu cậu biết được gần chỗ cậu ở có một trang trại trồng rau, vậy là đeo khẩu trang đến nơi xin việc. May mắn cậu được nhận vào làm.
Việc của của cậu là dậy từ tờ mờ sáng, đóng gói rau củ đã thu hoạch và để sẵn trong lán, chuyển đến các cửa hàng bán lẻ, chỉ cần để trước cửa, không tiếp xúc. Khó khăn duy nhất với cậu là dậy quá sớm nhưng do trước đây luôn dậy sớm tập chạy nên cũng quen dần. Thu nhập cũng tốt làm các áp lực của cuộc sống giảm hẳn.
Ảnh: Internet
Chị dâu tôi vốn làm việc cho một quán ăn ở một trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội. Khi cửa hàng khó khăn buộc phải đóng cửa, chị quay trở về nhà. Tưởng như mọi sự đã sụp đổ, không thu nhập, không lối thoát, nhưng chị chợt nghĩ tại sao mình không thử làm những gì mình đã từng làm trước đây.
Nghĩ là làm, chị tự mở một bếp ăn nho nhỏ tại nhà mang tên Bếp bà Xuân, phục vụ cho hàng xóm và những người quen biết thông qua mạng xã hội. Chị không làm những món ăn quá đặc biệt nhưng làm món nào là phải ngon và tinh tế món ấy, từ việc tuyển chọn nguyên vật liệu đến phương pháp nấu chậm để giữ đủ hương vị và các loại acid amin.
Những món nổi tiếng nhất của chị được mọi người mến mộ là món ruốc nấm, nem hải sản, patê và nhiều món hầm… Các món ăn thường làm đến đâu là hết đến đấy. Chỉ thời gian ngắn trong thời kỳ dịch bệnh, bếp của chị đã trở thành nơi thân thuộc của rất nhiều bà nội trợ.
Khi dịch bệnh xảy ra, thị trường không mất đi, nó vẫn còn đó. Có thể những nhu cầu xa xỉ sẽ giảm bớt, những nhu cầu thiết yếu sẽ lên ngôi, nhưng thị trường sẽ chuyển đổi sang hình thái mới, chỉ có cái là ta đáp ứng nó bằng cách nào mà thôi.
Vấn đề căng thẳng nhất và kịch bản sống sót
Tôi làm việc tại một công ty phân phối mỹ phẩm, ngay từ khi dịch bệnh mới xảy ra, công ty tôi đã phải lên các kịch bản khác nhau cho việc duy trì kinh doanh liên tục, trợ giúp nhân viên và giữ vững mối liên hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
Hiện tại chúng tôi có hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất là dịch bệnh có thể kết thúc vào mùa hè do virus là cúm theo mùa, kinh tế sẽ chậm lại.
Kịch bản thứ hai là dịch bệnh sẽ được hạn chế nhưng vẫn tồn tại đến tận khi có vắc-xin, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào khủng hoảng.
Mỗi một kịch bản đều có kế hoạch hành động bao gồm:
Kế hoạch kinh doanh liên tục, bám sát thị trường, có những chính sách kịp thời theo mỗi giai đoạn và tình hình, giữ doanh số.
Kế hoạch tài chính, tiết giảm chi phí, duy trì doanh thu, duy trì luồng tiền mặt, dự trữ tiền mặt từ 3 đến 6 tháng, giãn thời gian thực hiện các nghĩa vụ tài chính và chủ động vốn vay với ngân hàng.
Kế hoạch nhân sự, ai làm việc tại công ty, ai làm việc từ xa, trong kịch bản khủng hoảng thì duy trì bộ phận nào, tiết giảm bộ phận nào.
Khi phải bàn đến kế hoạch cắt giảm nhân sự nếu dịch bệnh kéo dài cả năm, mọi người đều rất căng thẳng.
Thực sự là rất khó để cắt giảm bất kỳ một ai hoặc một bộ phận nào đó trong công ty vì công ty chúng tôi được thiết kế và vận hành theo nguyên tắc tối giản, mỗi con người mỗi bộ phận đều rất cần thiết cho việc vận hành chung.
Thêm nữa mỗi con người trong công ty đều như anh em trong nhà đối với chúng tôi, chúng tôi đã cùng nhau trải qua bao khó khăn, thăng trầm thì không có lý gì để chia tay những lúc như thế này.
Và dường như anh em cũng rất hiểu điều đó, mọi người đều rất chịu khó bám sát thị trường bám sát công việc.
Nhưng nếu tình hình quá tệ, chúng tôi sẽ mang việc này ra bàn công khai để lấy ý kiến tất cả anh em, chắc chắn là có lối thoát.
Các kế hoạch khác cũng được tính toán chi tiết. Kế hoạch phục vụ và kết nối khách hàng, duy trì các kênh liên lạc với khách hàng, giúp đỡ các nhà bán lẻ của công ty có chương trình khuyến mại tốt, vận chuyển miễn phí đến người tiêu dùng.
Kế hoạch nhập và trữ hàng hoá khi đối tác phía nước ngoài cũng bị khủng hoảng. Và cuối cùng là kế hoạch thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng bao gồm các chương trình hỗ trợ thiết thực cho cộng đồng.
Tất cả các kịch bản và kế hoạch trên nhằm để chuẩn bị sẵn tinh thần và nguồn lực đi qua cơn khủng hoảng, nhưng điều quan trọng là đảm bảo một xuất phát điểm cao và sự sẵn sàng của doanh nghiệp khi khủng hoảng đi qua.
Dịch bệnh hay khủng hoảng chính là lúc người lao động có cơ hội để nhìn lại việc lựa chọn ngành nghề của mình một cách kỹ lưỡng hơn, cho họ có thời gian để bổ túc nâng cao trình độ và kiến thức.
Đó cũng là thời gian giúp họ nhìn nhận lại toàn bộ công việc mình đã làm trước đây để có sự đánh giá tổng thể và giúp mình định hướng được trên con đường sắp tới.
Khủng hoảng mang tới sự đổ vỡ, những khó khăn nhưng cũng mang tới những cơ hội miễn là chúng ta nhìn ra nó, có kế hoạch cụ thể để đối phó, đi xuyên qua những khó khăn và chuẩn bị cho việc cất cánh ngay sau khi khủng hoảng kết thúc.
Cũng vì thế mà người ta nói khủng hoảng chính là khoảng lặng để cho những người biết nắm lấy những cơ hội rẽ sang một con đường hoàn toàn mới khi thị trường mới đã được định hình và những nhu cầu mới đang phát sinh.
Phạm Vũ Tùng – Giám đốc Marketing của tập đoàn CNG
Vụ hàng trăm người ở Cao Bằng bị cắt hợp đồng: Sa thải trái luật!
Không chỉ bỗng dưng cắt hợp đồng, khi chuyển sang Công ty TNHH Nga Hải, người lao động tiếp tục bị phân biệt đối xử, sa thải trái luật.
Hàng trăm lao động tại Công ty Môi trường Cao Bằng bàng hoàng, bức xúc khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng để chuyển sang Công ty Nga Hải làm đúng việc mình đã gắn bó hàng chục năm. Ảnh do người lao động cung cấp.
8 ngày, 2 lần mất việc
Trao đổi với PV Báo Giao thông, chị Nông Thị Thuận, Tổ trưởng Tổ vệ sinh số 4, Công ty TNHH Nga Hải cho biết: Tôi vốn là Đội trưởng Đội Vệ sinh Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng (Công ty Môi trường Cao Bằng), ngày 1/8, sau khi bị công ty này đơn phương chấm dứt hợp đồng, tôi được tiếp nhận đến Công ty TNHH Nga Hải (Công ty Nga Hải) làm việc và giữ chức vụ tổ trưởng.
Sở dĩ có việc này là vì Công ty Nga Hải là đơn vị được UBND TP Cao Bằng thông báo trúng thầu gói dịch vụ công ích 6 tháng cuối năm của TP từ ngày 1/8 (gói thầu trước đây do Cty Môi trường Cao Bằng thực hiện - PV). Trước đó, công ty này cũng đã đăng thông tin tuyển dụng lao động, trong đó ưu tiên những người đang làm việc tại Công ty Môi trường Cao Bằng để tham gia đấu thầu gói dịch vụ trên.
Đến ngày 8/8, tôi bất ngờ nhận được Quyết định đình chỉ công việc số 72/QĐ-NH do bà Tống Kim Phương, Giám đốc Công ty Nga Hải ký nêu rõ: "Đình chỉ công tác không thời hạn" đối với bản thân tôi kể từ ngày 8/8/2019.
Trong quyết định trên, Công ty Nga Hải nêu: "Công ty đã xác minh và bước đầu kết luận, bà Nông Thị Thuận có dấu hiệu vi phạm: Cho người ngoài công ty làm thay người lao động trong công ty mà chưa được sự đồng ý của Giám đốc công ty. Để xảy ra mất đoàn kết nội bộ trong công ty...".
Sau khi nhận được quyết định nêu trên, lãnh đạo Công ty Nga Hải yêu cầu chị Thuận thu dọn đồ đạc, ra khỏi cơ quan.
Quyết định đình chỉ công việc được cho là trái luật của Công ty Nga Hải.
Nói về lý do đình chỉ trên, chị Thuận cho biết: Việc Công ty Nga Hải nói tôi cho người ngoài vào làm việc thay người trong cơ quan là không đúng, không có bằng chứng xác thực. Là tổ trưởng, tôi có phân chia các chị em trong tổ đổi ca cho nhau để vừa bảo đảm công việc cơ quan lại tiện chăm sóc gia đình chứ không phải cho người ngoài vào làm thay như lãnh đạo công ty quy kết. Tôi nghĩ việc làm này của tôi là có tình, có lý, không sai phạm gì.
Riêng lỗi gây mất đoàn kết nội bộ trong công ty thì tôi chưa hiểu là như thế nào vì các chị em trong tổ, cơ quan đã công tác cùng tôi 6, 7 năm nay, chưa thấy ai có phàn nàn, phản ánh gì.
"Trước khi bị đình chỉ công tác, tôi không hề bị cơ quan lập biên bản vi phạm, không bị Hội đồng kỷ luật nào xem xét xử lý... Ngoài quyết định đình chỉ công tác trên, đến nay tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ quyết định kỷ luật, sa thải hay chấm dứt hợp đồng lao động nào".
Theo nhiều lao động ở đây, có thể nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ trên là do mâu thuẫn cá nhân giữa chị Thuận và một cán bộ là người thân quen của lãnh đạo Công ty Nga Hải. Bằng chứng là ngay sau khi đình chỉ công việc của chị Thuận, dù chưa ban hành bất kỳ quyết định đuổi việc, sa thải nào nhưng công ty này đã bổ nhiệm bà Phạm Thị Thủy, là bạn học cùng THPT với ông Nguyễn Thanh Hải, lãnh đạo Công ty Nga Hải.
Trao đổi với PV Báo Giao thông qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Hải, lãnh đạo Công ty Nga Hải khẳng định: Đúng là công ty đã ban hành quyết định đình chỉ trên. Quyết định này chính là đuổi việc, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
Quyết định sai luật
Trao đổi với PV, bà Sầm Thu Oanh, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP Cao Bằng cho hay: Tôi đã nắm được thông tin về trường hợp này, theo quy định, việc xử lý kỷ luật đối với người lao động cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục gồm lập biên bản, yêu cầu tường trình, họp hội đồng khen thưởng, kỷ luật sau đó mới ban hành quyết định xử lý kỷ luật theo đúng mức độ vi phạm.
"Theo tôi, quyết định đình chỉ công việc trên không được xem là đuổi việc. Theo quy định, trường hợp này vẫn là người lao động của Công ty Nga Hải, vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi liên quan. Nếu người lao động có yêu cầu, Liên đoàn lao động TP Cao Bằng sẵn sàng vào cuộc bảo vệ quyền lợi chính đáng", bà Sầm Thu Oanh cho biết.
Phân tích vụ việc dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa, đoàn Luật sư TP Hà Nội khẳng định: Quyết định đình chỉ trên là trái luật. Theo Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ: "Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc". Luật không cho phép doanh nghiệp đình chỉ công việc vô thời hạn đối với người lao động như quyết định trên.
Hơn nữa, theo khoản 12 Điều 1, Nghị định 148/2018/NĐ-CP, việc xử lý kỷ luật sa thải phải được tiến hành qua 4 bước. Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật lao động được quy định như sau: Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động...
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở".
Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Văn Thương
Theo baogiaothong.vn
Cô giáo dùng vật nhọn đâm tay trẻ mầm non Cô giáo Đỗ Thị Thu Hằng, giáo viên trường mầm non Mai Vàng, bị chấm dứt hợp đồng vì gây thương tích cho bé trai 5 tuổi. Ngày 19/12, ông Lý Thanh Tâm, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Phước cho biết ngoài sa thải cô Hằng, trường mầm non Mai Vàng (huyện Chơn Thành) còn bị phạt 7,5...