Thực tế nghiệt ngã đối với người bị thương ở Gaza: Mất chân hay là chết
Nằm trên giường bệnh với đôi chân băng bó vết thương, Shaimaa Nabahin phải đối mặt với một sự lựa chọn đầy đau đớn: cưa bỏ chân trái hoặc không thì có nguy cơ mất mạng.
Người bị thương được đưa đến bệnh viện ở Deir al-Balah ngày 17/10/2023. Ảnh: AP
Cô gái 22 tuổi này được đưa vào bệnh viện ở Gaza một tuần trước, sau khi bị thương trong một vụ không kích của Israel. Các bác sĩ chẩn đoán cô bị nhiễm trùng máu. Để tăng cơ hội sống sót, Nabahin lựa chọn cắt bỏ chân trái của mình, dưới gối 15 cm.
Quyết định này đã đảo lộn cuộc đời của cô sinh viên đại học đang có dự định tới Đức du học sau khi lấy được tấm bằng quan hệ quốc tế ở Gaza, cũng như những lựa chọn đau đớn tương tự đã từng xảy ra với rất nhiều trong số hơn 54.500 người bị thương do giao tranh khốc liệt diễn ra tại Gaza.
“Toàn bộ cuộc sống của tôi đã thay đổi. Nếu tôi muốn đi bất cứ đâu, tôi cần có người giúp đỡ”, Nabahin nói khi đang được chăm sóc tại bệnh viện Al-Aqsa ở thị trấn miền Trung Deir al-Balah.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Y tế ở Gaza do Hamas điều hành cho biết việc cắt bỏ tay chân đã trở nên phổ biến trong cuộc chiến Israel-Hamas hiện bước sang tuần thứ 12. Tuy nhiên, các tổ chức không thể đưa ra con số chính xác bệnh nhân phải làm thủ thuật này. Tại bệnh viện ở Deir al-Balah, hàng chục người bị cắt cụt chân đang trong các giai đoạn điều trị và hồi phục khác nhau.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết trong một số trường hợp, chân tay có thể được giữ lại nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Nhưng sau nhiều tuần hứng chịu các cuộc tấn công dữ dội trên không và trên bộ của Israel, chỉ có 9 trong số 36 bệnh viện ở Gaza vẫn còn hoạt động. Bệnh viện quá tải dẫn đến việc điều trị bị hạn chế và thiếu trang thiết bị cơ bản để thực hiện phẫu thuật. Nhiều người bị thương không thể đưa đến được các bệnh viện khác do bắn phá và giao tranh.
Sean Casey, một quan chức của WHO gần đây đã đến thăm một số bệnh viện ở Gaza, cho biết tình trạng thiếu bác sĩ phẫu thuật mạch máu trầm trọng – những người can thiệp đầu tiên khi gặp bệnh nhân bị chấn thương ở tay, chân – làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân bị cắt bỏ các chi. Trong một cuộc họp báo vào tuần trước, ông Casey phát biểu: “Mọi người có thể chết vì các bệnh nhiễm trùng từ vết thương ở chân tay”.
Người Palestine tháo chạy về phía Nam Dải Gaza ở Bureij ngày 10/11/2023. Ảnh: AP
Jourdel Francois, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới, cho biết nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật ở Gaza là rất cao. Làm việc tại bệnh viện Nasser ở thị trấn Khan Younis phía Nam từ tháng 11, bác sĩ Francois cho biết điều kiện vệ sinh không được đảm bảo và khan hiếm nước là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Ông nhớ lại một cô gái trẻ bị dập nát hai chân và cần phải cắt cụt chân khẩn cấp, nhưng cô ấy không thể đăng ký phẫu thuật vào ngày hôm đó vì có quá nhiều vết thương nghiêm trọng khác. Cô gái đã chết vào đêm hôm đó do máu nhiễm khuẩn. “Có 50 người bị thương được đưa đến bệnh viện này mỗi ngày, bạn phải đưa ra lựa chọn”, bác sĩ nói với hãng tin AP qua điện thoại.
Theo giới chức y tế tại Gaza, kể từ khi bùng phát cuộc xung đột mới nhất giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ngày 7/10 tới nay, ít nhất 8.525 người đã thiệt mạng, trong đó có ít nhất 3.542 trẻ em và 2.187 phụ nữ. Phía Israel không công bố số liệu thương vong mới trong nhiều ngày qua. Trước đó, giới chức Israel cho biết khoảng 1.400 người ở Israel thiệt mạng và 240 người bị bắt cóc.
Trước khi vòng xoáy bạo lực mới nhất xảy ra, hệ thống y tế của Gaza đã bị quá tải sau nhiều năm xung đột và lệnh phong tỏa biên giới do Israel và Ai Cập thực thi nhằm đáp trả việc Hamas tiếp quản lãnh thổ năm 2007.
Trong năm 2018 và 2019, hàng nghìn người bị thương do các cuộc tấn công từ quân đội Israel. Hơn 120 người bị thương phải buộc cắt cụt chân tay. Kể từ khi đó, những người bị cụt chân ở Gaza vẫn gặp khó khăn trong việc có được chân giả để giúp họ trở lại cuộc sống bình thường.
Hiện tại, ngay cả khi đã cắt bỏ bộ phận nhiễm trùng, những người như Nabahin cũng phải đối diện với một thực tế tàn khốc khi điều kiện sinh sống vẫn trong tình trạng thiếu thốn. Khoảng 85% trong số 2,3 triệu dân số Gaza đã phải di dời, chen chúc trong các lều trại, trường học hoặc nhà của người thân. Nước, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cơ bản khác đều đang trong tình trạng khan hiếm.
Nguồn thu duy nhất còn sót lại cho nền kinh tế Gaza
Vòng xoáy bạo lực mới nhất giữa Israel và lực lượng Phong trào Hồi giáo Hamas đã hoàn toàn phá huỷ nền kinh tế Dải Gaza.
Cảnh đổ nát sau các cuộc oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 22/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Dẫn lời các chuyên gia, đài truyền hình CNBC ngày 23/11 đưa tin tình hình leo thang hiện tại của cuộc xung đột, bắt đầu vào ngày 7/10, đã tước đi nguồn thu nhập chính của vùng lãnh thổ Gaza - khả năng tiếp cận thị trường lao động của Israel.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, trong tháng qua, khoảng 182.000 người Gaza, chiếm 61% lực lượng lao động, đã mất việc làm. Với tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này thuộc hàng cao nhất thế giới với hơn 40% ngay cả trước khi xảy ra xung đột, con số này đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ dân số Gaza không có việc làm.
"Nền kinh tế của Gaza phụ thuộc 100% vào hai nguồn thu: viện trợ nước ngoài và tiếp cận thị trường lao động của Israel. Nguồn thu sau hiện giờ đã biến mất và có khi là biến mất vĩnh viễn. Nguồn thu duy nhất còn lại là viện trợ nước ngoài", Marko Papic, chiến lược gia tại tập đoàn tư vấn Clocktower Group, trả lời phỏng vấn đài CNBC.
Theo Liên hợp quốc, trước ngày 7/10, 80% người dân Gaza sống dựa vào viện trợ quốc tế. Vòng xoáy bạo lực leo thang đang diễn ra đã khiến gần 15.000 người Palestine thiệt mạng và khoảng 1,5 triệu người phải di dời.
Trong 15 năm qua, kể từ khi Israel áp đặt lệnh phong tỏa trên không, trên bộ và trên biển đối với vùng đất này sau khi phong trào Hamas giành được quyền kiểm soát, nền kinh tế của Gaza gần như trì trệ.
Viện nghiên cứu chính sách kinh tế Palestine cảnh báo Palestine sẽ chỉ có thể hồi sinh nền kinh tế trừ khi có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
"Điều cần thiết là một số hình thức thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột phải được thực hiện. Và trong thỏa thuận, một số quốc gia Arab vùng Vịnh và Saudi Arab có thể sẽ đứng ra gánh chịu phần lớn chi phí tái thiết cho Gaza trong tương lai", chuyên gia Papic nhận định.
Sơ tán 200 bệnh nhân tại bệnh viện ở Gaza Ngày 20/11, cơ quan y tế Gaza cho biết 200 bệnh nhân đã được sơ tán khỏi một bệnh viện ở vùng lãnh thổ này với sự trợ giúp của Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC). Nạn nhân bị thương trong cuộc xung đột điều trị tại bệnh viện Nasser ở phía nam Dải Gaza, ngày 22/10/2023, trong bối cảnh nguồn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất Myanmar: Số phận tháp không lưu Naypyidaw ra sao?

IMF dự đoán thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống
Có thể bạn quan tâm

ViruSs 'thương mại hóa' drama tình ái, 3 tập "phát sóng" thu về con số ngã ngửa?
Netizen
16:19:17 30/03/2025
Phu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh vi
Sao việt
16:06:51 30/03/2025
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh
Trắc nghiệm
16:03:09 30/03/2025
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
15:58:38 30/03/2025
Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk
Tin nổi bật
15:15:41 30/03/2025
Bộ sưu tập siêu xe đắt tiền của Rashford
Sao thể thao
14:58:32 30/03/2025
2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến
Pháp luật
14:39:44 30/03/2025
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!
Nhạc quốc tế
14:38:53 30/03/2025
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
Sao châu á
14:30:49 30/03/2025
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025