Thực tế đáng buồn khi các Club vẫn ngang nhiên hoạt động trong mùa dịch Covid-19, lý do vì đâu?
Không thể phủ nhận rằng, hiện tại có khá nhiều các khu trò chơi vẫn còn hoạt động không trái với quy định nhưng đi ngược lại với chủ trương và tinh thần cộng đồng.
Thông tin về tình hình dịch Covid-19 với nhiều diễn biến phức tạp đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Trong thời điểm nhạy cảm này, người dân và nhà nước cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Về phía các ban lãnh đạo cũng đưa ra nhiều biện pháp thiết thực để hạn chế khả năng lây nhiễm cao trên cộng đồng. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ gửi công văn ngày 27/3/2020 với nội dung yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn và nhận được sự hưởng ứng từ phía người dân.
(Ảnh minh họa)
Cụ thể, công văn của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/3/2020 yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong cùng 1 phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người. Đồng thời, tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Cùng thời điểm này, UNBD TP.HCM cũng gửi công văn số 1152/UBND-VX về Tạm thời ngưng hoạt động các cơ sở dịch vụ và hạn chế tụ tập đông người để phòng, chống dịch COVID-19 cùng ngày.
Có thể nói, ngay từ khi ban hành, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã tiến hành tạm ngưng các hoạt động thương mại dù điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính. Điều đó đã phần nào cho thấy được ý thức cao của người dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19 lây lan trên địa bàn. Ở TP.HCM hiện nay, hầu hết các hoạt động kinh doanh không thiết yếu trên địa bàn thành phố đều bắt đầu tạm ngừng hoạt động từ ngày 28/3. Trong khi đó, các công ty đều đóng cửa, cho nhân viên làm việc tại nhà. Đây được xem là biện pháp nhằm hạn chế việc tụ tập đông người, tránh trường hợp phải tiếp xúc với người bệnh và lây lan trên diện rộng.
Nhìn chung, những công văn của chính phủ nói chung và công văn của UBND TP.HCM đang được người dân hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc. Trên khắp các tuyến đường ở khu vực trung tâm không còn tình trạng kẹt xe, chen lấn hay tụ tập đông đúc như trước. Thay vào đó, mọi người nghiêm chỉnh tự giác chấp hành làm việc tại nhà, hạn chế ra đường. Thậm chí, trong một số tình huống bắt buộc, họ phải ra đường nhưng vẫn đảm bảo quy định về việc đeo khẩu trang y tế, trang bị kỹ lưỡng phòng dịch Covid-19 hiện nay.
(Ảnh minh họa)
Riêng đối với các cơ sở dịch vụ, các câu lạc bộ trò chơi có thưởng dành cho người nước ngoài vẫn hoạt động một cách hiển nhiên, bất chấp thông báo từ UBND TP.HCM và tinh thần của toàn dân. Thực tế, đúng như chia sẻ của đại diện chính phủ, để phòng ngừa dịch Covid thì cần sự chung tay của toàn dân, nhưng để dịch lây lan thì chỉ cần sự thiếu ý thức của một người. Phải chăng việc các câu lạc bộ trò chơi có thưởng vẫn hoạt động là một câu chuyện đang buồn trong giai đoạn nhạy cảm này, khi mà mọi người đang cùng nhau quyết tâm chống Covid-19?
Thông thường, việc người chơi ngồi trong không gian kín, các máy chơi game được đặt sát nhau, khó có thể đảm bảo khoảng cách 2m giữa người với người theo quy định. Việc này có thể gây khả năng tiềm tàng lây nhiễm chéo trước tình hình dịch đang bùng phát ở các thành phố lớn, đặc biệt là TP.HCM. Chưa dừng lại ở đó, các khu trò chơi này thường có sự xuất hiện của người nước ngoài, trong khi không có sự kiểm chứng nhất định về việc họ có phải là người từ vùng dịch trở về hay không thì đó lại là một câu chuyện đáng lo ngại, thậm chí đáng lên án vì đi ngược lại với ý thức, quy định cũng như chủ trương mà chính phủ đưa ra.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Không thể phủ nhận rằng, việc các khu trò chơi vẫn còn hoạt động không trái với quy định nhưng đi ngược lại với chủ trương và tinh thần cộng đồng. Công bằng mà nói, đã có không ít trung tâm, các câu lạc bộ khách sạn 5 sao đã đi đầu trong việc ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan như Palazzo Club ( Sheraton Hotel), Chats Club ( Renaissance Hotel), M-Club ( Majestic Hotel), Wynns ( Equatorial Hotel)… Các đơn vị này còn cho biết, tuy việc đóng cửa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính, thậm chí là “mất lòng” khách hàng song họ vẫn đặt sự uy tín, chất lượng lên hàng đầu vì không muốn các khách hàng của mình rơi vào tình huống xấu.
Đây được xem là đòn “vỗ mặt” khiến một số câu lạc bộ khác trong địa bàn TP.HCM. Các đơn vị còn lại cần xem xét lại khi đặt câu chuyện lợi nhuận lên hàng đầu, vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách, vô tình tạo một môi trường thuận lợi để dịch bệnh phát triển. Đồng thời, nhà nước cùng cần phải có những biện pháp răn đe cần thiết để hạn chế điều này, đặc biệt là trong giai đoạn “toàn dân chống Covid-19″ hiện nay.
Trước đó, một quán bar ở quận 2 trở thành ổ dịch lớn Đã có ít nhất 8 trường hợp bị nhiễm bệnh gồm các bệnh nhân số 91, 97, 98, 120, 124, 125,126, 127.
Tin
Trụ trì Thích Nhật Từ đề nghị "tẩy chay" - chỉ ra điểm "lươn lẹo" của quán Bar sử dụng ảnh Đức Phật
Thượng Tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều điểm bất thường của quán Bar Buddha trong việc kinh doanh.
Liên quan đến việc quán Bar Buddha (TP. Hồ Chí Minh) sử dụng hình ảnh và tên Đức Phật để kinh doanh khiến dư luận lên án những ngày qua. Mới đây Thượng Tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã lên tiếng, chỉ ra nhiều điểm bất thường của quán Bar Buddha trong việc kinh doanh.
Trong bài viết của mình, Thượng Tọa Thích Nhật Từ cho rằng đây là cơ sở kinh doanh quán Bar có sử dụng chất gây say (bia rượu...), thức ăn mặn, nhạc sống... để phục vụ khách hàng. Tất cả những điều này được xem là không phù hợp với văn hóa Phật giáo.
"VÌ SAO PHẬT TỬ PHẢN ĐỐI VÀ TẨY CHAY "BUDDHA BAR"?
~ Thích Nhật Từ ~
(Luôn tiện đăng lại bài tôi viết ngày 21/3/2020)
Bar là cơ sở kinh doanh, phục vụ các thức uống có cồn cho khách trên 21 tuổi gồm bia, rượu, rượu vang, cocktail, thức ăn nhanh (chủ yếu là pizza, hambuger), có nhạc sống, bàn bi-da, phi tiêu. Các "quán bar thể thao" còn trang bị nhiều màn hình tivi to để truyền hình trực tiếp các sự kiện thể thao. Nói thực tế, bar là nơi hưởng thụ không phù hợp với văn hóa ẩm thực trong Phật giáo: Cấm uống rượu và các chất gây say.
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015, điều 39 quy định về "những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp", trong đó khoản 3 nghiêm cấm các doanh nghiệp: "Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc."
Theo quy định của Luật doanh nghiệp nêu trên, đức Phật và tượng Phật không chỉ gắn liền với lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam suốt 20 thế kỷ qua, mà còn một phần quan trọng của văn hóa, đạo đức và mỹ tục Việt Nam và thế giới. Theo Luật pháp của Thái Lan, sẽ là "một sai lầm khi sử dụng đức Phật làm trang trí hay xăm trên cơ thể" (it's wrong to use Buddha as decoration or tatoo). Ở nhiều nơi, chính phủ Thái Lan cảnh báo quần chúng, đặc biệt là du khách quốc tế, bằng các bảng lớn ghi rõ rằng "Đức Phật không phải là vật trang trí. Tôn kính đức Phật là lẽ thường tình" (Buddha is not for decoration. Respect is common sense).
Do đó, việc lấy đức hiệu "Buddha" hay trá từ đồng âm "Budha" (tỉnh lược một chữ "d") đặt tên cho quán bar là "Buddha Bar" cho thấy chủ doanh nghiệp này đã cố ý hoặc vô tình xúc phạm đức Phật, đạo Phật và cộng đồng Phật tử Việt Nam và trên thế giới.
Đáng tiếc hơn, Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM, nơi cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp tại TP.HCM lại không làm theo khoản 3, điều 39 của Luật doanh nghiệp 2014, cấp giấy phép cho doanh nghiệp này, làm thương tổn nghiêm trọng đến đấng thiêng liêng trong đạo Phật, bậc tuệ giác và từ bi đã giúp hơn 550 triệu người trên hành tinh này sống an lạc, hạnh phúc, hữu ích và giá trị cho đời.
Kính đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM buộc chủ doanh nghiệp "Budha Bar" đổi tên mới, tôn trọng văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng từ văn hóa và đạo đức Phật giáo." - Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ công khai trên Fanpage của mình.
Những hình ảnh vui chơi của quán Bar Buddha, điều đáng nói không gian bên trong được trang trí với nhiều hình ảnh Đức Phật khiến tín đồ Phật giáo tức giận.
Quán Bar này cũng chính là tụ điểm kinh doanh phát hiện nhiều trường hợp dương tính với Covid-19 những ngày qua.
Kiều Loan Hà Nguyễn
Những hình ảnh "thác loạn" phản cảm bên trong quán Bar Buddha trang trí hình Phật Việc quán Bar Buddha sử dụng hình ảnh Phật để trang trí khiến dư luận lên án. Tối 24/03, Bộ Y tế xác nhận có thêm 09 ca nhiễm mới dương tính với Covid-19. Đáng chú ý trong số 09 người, có 4 người từng có lịch trình đến quán Bar Buddha (số 7 đường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM). Sau lịch trình...