“Thực tâm, thực chất và thực lòng”
Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội giúp đỡ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí.
Tiếp nối những thành công đó, tháng 6-2019, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo xây dựng, triển khai mô hình “ Con nuôi đồn Biên phòng” và được các đơn vị trong lực lượng hưởng ứng, tổ chức thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận, để tiếp tục tri ân đồng bào các dân tộc “kề vai, sát cánh” cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Trung tá Đinh Việt Lào, Chính trị viên Đồn Biên phòng Y Tý, BĐBP Lào Cai tiếp nhận cháu Tẩn Láo Tả, 13 tuổi ở khu Chủ Lìn, xã A Lu, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai làm “con nuôi đồn Biên phòng”. Ảnh: Viết Hà
Mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” tiếp nối thành công của Chương trình “Nâng bước em tới trường”, trở thành điểm tựa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nuôi dưỡng ước mơ vươn lên trong học tập, xây dựng tương lai sau này.
Phát biểu tại lễ đón nhận “Con nuôi đồn Biên phòng” do Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai tổ chức, Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP nhấn mạnh, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP xác định, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực biên giới là nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Nhằm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên biên giới, năm 2014, Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường” bằng nguồn kinh phí quyên góp của cán bộ, chiến sĩ và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Tính đến nay, lực lượng BĐBP đã nhận đỡ đầu gần 3.000 học sinh ở khu vực biên giới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trong đó có gần 200 cháu là học sinh nước bạn Lào và Campuchia) với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng, đến khi các học sinh học hết lớp 12.
Chương trình này đã giúp cho nhiều học sinh có điều kiện học tập, trong đó, nhiều cháu đỗ đại học, cao đẳng, trung cấp và tốt nghiệp phổ thông trung học; nhiều cháu đạt thành tích cao trong học tập, là tấm gương tiêu biểu trong các nhà trường.
Hiện nay, ở khu vực biên giới còn nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều cháu không nơi nương tựa, không có điều kiện được cắp sách tới trường. Trước thực trạng đó, các đơn vị BĐBP đã có những cách làm sáng tạo, nhận các cháu về nuôi tại đồn Biên phòng. Để nhân rộng cách làm này, tháng 6-2019, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” với mục đích kịp thời hỗ trợ, động viên, giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện đến trường.
Video đang HOT
Theo Đại tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng Vận động quân chúng, Cục Chính trị BĐBP, sau hơn 3 tháng triển khai, mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” đã nhận được sự đồng thuận của cán bộ, chiến sĩ. Đến nay, lực lượng BĐBP đã nhận 299 cháu về nuôi tại đồn Biên phòng và tự nguyện đóng góp kinh phí gần 1,4 tỷ đồng để nuôi dưỡng các cháu. Các đơn vị chuẩn bị chu đáo nơi ăn, ở, góc học tập, đồ dùng học tập, phân công cán bộ đưa, đón các cháu đến trường và dạy dỗ các cháu.
“Có thể khẳng định, chủ trương triển khai mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” là một việc làm cụ thể trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” mang tính nhân văn sâu sắc của BĐBP, tạo điểm tựa vững chắc cho các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp sức cùng các cấp, các ngành, chính quyền địa phương nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh ở khu vực biên giới. Đồng thời, góp phần cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nâng cao nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia” – Đại tá Nguyễn Văn Minh cho biết thêm.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai tặng quà các cháu học sinh tại lễ đón nhận “con nuôi đồn Biên phòng” do Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai tổ chức. Ảnh: Viết Hà
Để tiếp tục triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” đạt hiệu quả, có tính bền vững, Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn yêu cầu các đơn vị cần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp và của mọi cán bộ, chiến sĩ. Cần xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị, là sự tri ân của BĐBP với đồng bào nơi biên giới và cụ thể hóa chủ trương của Đảng nâng cao nguồn nhân lực vùng biên giới, giúp dân xóa đói giảm nghèo đi vào “thực tâm, thực chất và thực lòng”.
Bên cạnh đó, các đơn vị BĐBP cần tích cực tham mưu, phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể các xã biên giới, các nhà trường tiếp tục tổ chức khảo sát các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để nhận nuôi tại đồn Biên phòng và thụ hưởng Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Các đồn Biên phòng chuẩn bị chặt chẽ các thủ tục pháp lý cần thiết, điều kiện ăn, ở, phân công cán bộ trực tiếp phụ trách đưa đón, dạy dỗ các cháu có kiến thức văn hóa, kỹ năng sống toàn diện; thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa đồn Biên phòng với cấp ủy, chính quyền xã, thôn, bản, nhà trường và gia đình các cháu học sinh được nhận nuôi dưỡng.
“Các đơn vị BĐBP cần kịp thời phối hợp với các nhà trường, các cơ quan chức năng giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh, giúp các cháu học sinh nâng cao chất lượng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ. Các đơn vị cũng cần chủ động vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các mạnh thường quân tiếp tục đồng hành cùng BĐBP nâng cao chất lượng, hiệu quả của Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” trong những năm tiếp theo” – Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn nhấn mạnh.
Viết Hà
Theo bienphong.com
Già trẻ, gái trai ở Lộc Hà "đua nhau" nâng cao dân trí, vì ngày mai lập nghiệp
Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang được các dòng họ, gia đình và khu dân cư hưởng ứng với phương châm "học tập suốt đời", góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho quê hương, đất nước.
Thư viện trung tâm học tập công đồng xã Thạch Châu với hàng ngàn đầu sách, trở thành điểm đến đọc sách từ gần 20 năm nay của người dân nhiều lứa tuổi trên địa bàn.
Đã thành thông lệ, cứ vào ngày chẵn hàng tuần, bà con trên địa bàn xã Thạch Châu lại tập trung về thư viện trung tâm học tập cộng đồng để tham gia sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách. Nét đẹp này đã được người dân nơi đây duy trì suốt gần 20 năm nay.
Chủ tịch UBND xã Thạch Châu Lê Văn Thông cho biết: Buổi đầu, thư viện ra đời chỉ phục vụ niềm đam mê của một số người nhàn rỗi. Dần dần, thấy rõ lợi ích của việc đọc sách, bà con đủ mọi lứa tuổi đều tìm đến ngày càng đông. Và đến nay, thư viện văn hóa xã đang đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa đọc của phần lớn người dân, trong đó có các em nhỏ tại địa phương, với trên 3.600 đầu sách đủ các doanh mục.
Điều đáng ghi nhận là, từ những kiến thức tích lũy nhờ văn hóa đọc tại thư viện, nhiều người dân đã áp dụng vào thực tiễn để mở rộng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ tăng thu nhập. Nhiều gia đình đã thoát được cảnh đói nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống; học sinh học tập tiến bộ, tỷ lệ con em đạt danh hiệu học sinh giỏi không ngừng tăng lên.
Hoạt động học tập công đồng tại các thư viện xã ngày càng thu hút đông đảo học sinh địa phương tham gia ( Trong ảnh là một buổi sinh hoạt của CLB thư viện văn hóa thôn Yên Bình, xã Thạch Bằng).
Không chỉ riêng xã Thạch Châu, hiện nay, phong trào học tập ở huyện Lộc Hà đã phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong các gia đình, dòng họ, khu dân cư. Hầu hết các xã trong toàn huyện đều có tủ sách thư viện, với hàng ngàn đầu sách, thu hút hàng trăm lượt người đến nghiên cứu, tìm hiểu thông tin mỗi ngày. Điển hình như CLB thư viện Văn hóa thôn Yên Bình (xã Thạch Bằng), nhà sách Hoa cương (xã An Lộc)...
Ông Hồ Phúc Tiến - một thành viên trong dòng họ Hồ Phúc ở xã Hồng Lộc, cho biết: Mô hình dòng họ, gia đình học tập cộng đồng đã giúp bà con có thêm kiến thức áp dụng và thực tiễn sản xuất, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đồng thời cộng đồng dân cư cũng gắn bó hơn, người dân phấn khởi thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Từ những kiến thức tích lũy nhờ văn hóa đọc tại thư viện, học sinh học tập tiến bộ, tỷ lệ con em đạt danh hiệu học sinh giỏi không ngừng tăng lên.
Phong trào "học tập suốt đời" trên địa bàn Lộc Hà đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể xây dựng một xã hội học tập toàn diện. Từ đó, hệ thống cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khang trang, đảm bảo cho con em học tập, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ.
Hiện tại, 100% trường học trong huyện đã có nhà cao tầng đáp ứng đủ học 1 ca/ngày, trong đó có 30 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên từ khối tiểu học đến THCS đều có trình độ cao đẳng trở lên.
Đội ngũ giáo viên trong huyện luôn được nâng cao trình độ thông qua các cuộc thi giáo viên giỏi hằng năm...
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Lê Quang Huệ cho biết: Xác định được tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài để nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục...
Hiện nay, nguồn quỹ khuyến học của huyện đã lên tới 15 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí để toàn huyện trao tặng cho 153.553 lượt giáo viên, học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong công tác dạy và học trong những năm qua. Nhiều chi hội, dòng họ luôn có nguồn quỹ khuyến học từ 50 - 300 triệu đồng, như: họ Lê Quang ở Thạch Châu, họ Hồ Phúc ở Hồng Lộc, họ Đào Thư ở Thạch Bằng, Ban khuyến học hội lính xã Ích Hậu....
Phong trào học tập suốt đời trong toàn huyện Lộc Hà đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 2019, toàn huyện có gần 80% hộ gia đình và trên 50% dòng họ được công nhận gia đình, dòng họ hiếu học. Nhiều khu dân cư có tỷ lệ hộ đạt "gia đình hiếu học" lên tới 92%; 36 thư viện trường học được xây dựng mới; 13/13 xã có trung tâm học tập cộng đồng.
Theo baohatinh
Long An: Khánh thành và bàn giao 3 phòng học tại xã Tuyên Bình Tây Sáng ngày 14/10, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An và huyện Vĩnh Hưng tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình lớp học cùng các hạng mục phụ trợ Trường Mầm non Tuyên Bình Tây. Tham dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ Lao động...