Thực sự có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?
Kepler 69c là một siêu Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời được xác nhận có khả năng là hành tinh đất đá, quay quanh ngôi sao giống như Mặt Trời là Kepler 69, nằm ngoài cùng trong số 2 hành tinh được phát hiện bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA.
Cách Trái Đất hàng nghìn năm ánh sáng, có thể tồn tại một hành tinh khác có sự sống. Và Kepler 69c, một siêu Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời được nhiều người cho là một nơi có thể như vậy.
Nằm cách Trái Đất 2.383 năm ánh sáng, trong chòm sao Cygnus, Kepler 69c là một siêu Trái Đất tiềm năng. Ít nhất đó là những gì mà các nhà thiên văn học nhận định.
Kepler 69c là một ngoại hành tinh lớn hơn hành tinh của chúng ta khoảng 1,7 lần, nó quay quanh ngôi sao giống như Mặt Trời là Kepler-69. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chúng ta không thực sự biết liệu hành tinh này có nằm trong vùng có thể ở được hay không.
Siêu Trái Đất có thể là dạng hành tinh phổ biến nhất trong thiên hà của chúng ta. Kể từ năm 2009, Kính viễn vọng Không gian Kepler đã phát hiện ra khoảng 4.000 ngoại hành tinh. 30% trong số đó là siêu Trái Đất. Và một vài phần trăm các siêu Trái Đất trong số đó quay quanh khu vực có thể sống được của ngôi sao chủ của chúng.
Nếu ở quá gần ngôi sao chủ, Kepler 69c sẽ quá nóng để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Nếu nó ở quá xa mặt trời của nó, thì nó sẽ chẳng là gì ngoài một thế giới lạnh giá. Những gì chúng ta biết là Kepler 69c quay quanh ngôi sao của nó gần hơn khoảng 40% so với khoảng cách Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Và điều đó có thể có nghĩa là Kepler 69c không thực sự là một siêu Trái Đất, thay vào đó nó có thể là một siêu Sao Kim.
Video đang HOT
Hành tinh này nằm quá xa chúng ta, nên mọi thứ cho tới nay vẫn chỉ là suy đoán. Nhưng nếu bạn có ý định tới thăm hành tinh này, thì hãy bỏ ngay suy nghĩ đó đi vì ngay cả khi bạn có thể di chuyển bằng 1% tốc độ ánh sáng, bạn sẽ không thể đến đó sớm được. Với tốc độ này, bạn có thể bay vòng quanh Trái Đất chỉ trong hơn 13 giây. Nhưng để đến được Kepler 69c, bạn sẽ mất khoảng 238.000 năm.
Khu vực có thể sống được là nơi mà bề mặt hành tinh có nhiệt độ thích hợp cho nước ở thể lỏng, không quá lạnh hoặc quá nóng. Tuy nhiên, có khả năng một số siêu Trái Đất này không phải là cấu tạo từ đất đá như Trái Đất. Chúng có thể được tạo ra chủ yếu bằng khí hydro và heli như Sao Mộc và Sao Thổ, nên sẽ không thích hợp cho sự sống.
Dựa trên khoảng cách của hành tinh với ngôi sao của nó, chúng ta biết rằng Kepler 69c nhận được lượng ánh sáng mặt trời tương tự như Sao Kim. Và mặc dù lớn hơn Trái Đất, nhưng nó có mật độ tương đối thấp. Tất cả điều này có nghĩa là thay vì kim loại, hành tinh đá này được tạo thành từ các khoáng chất silicat và cacbonat.
Với tất cả những khoáng chất này trong lớp vỏ, Kepler 69c có thể có một bầu khí quyển thực sự dày. Bầu không khí này sẽ bao gồm chủ yếu là carbon dioxide. Nếu Kepler 69c giống như Sao Kim, thì đó sẽ là một hành tinh khá nóng – Bầu khí quyển của Kepler 69c sẽ rơi vào một chu kỳ bất tận ngày càng dày hơn và nóng hơn.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này có thể cao tới 475 độ C. Và áp suất khí quyển sẽ cao gấp hơn 90 lần so với Trái Đất – áp suất này sẽ giống như đang ở độ sâu 900 m trong đại dương.
Kepler 69c, lớn hơn Trái Đất khoảng 1,7 lần. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học không chắc chắn về thành phần cấu tạo của Kepler 69c nhưng cho biết, quỹ đạo của hành tinh này vào khoảng 242 ngày quay xung quanh một ngôi sao giống Mặt Trời và có những điều kiện tương tự như hành tinh láng giềng của chúng ta là Sao Kim.
Với những điều kiện như thế này, bạn có thể sẽ không tìm thấy bất cứ thứ gì giống như đại dương ở đây. Giống như trên Sao Kim, nhiệt độ cao sẽ làm sôi tất cả nước. Bất kể sự sống nào bạn có khả năng gặp phải trên hành tinh này, nó cần phải có khả năng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nêu trên. Hoặc nó sẽ phải tồn tại ở một nơi nào khác ngoài bề mặt.
Tuy nhiên, nếu thực sự có sự sống trên Kepler 69c, thì có lẽ chúng sẽ tồn tại ở trên mây. Ở độ cao khoảng 50 km, nhiệt độ sẽ mát hơn rất nhiều. Chúng sẽ dao động từ khoảng 30 đến 70 độ C. Và với vị trí này, có thể có lực hấp dẫn tại đây chỉ bằng hơn 70% so với lực hấp dẫn được tìm thấy trên Trái Đất.
Lực hấp dẫn yếu hơn này có thể cho phép các dạng sống phát triển mạnh trên bầu trời. Theo đó sự sống chỉ có thể trôi nổi tự do trong bầu khí quyển. Đây sẽ là một cách khác mà hành tinh này có thể có nhiều điểm chung với Sao Kim hơn là với Trái Đất. Các tàu thăm dò xung quanh Sao Kim đã thu được dấu vết của một loại khí có thể là dấu hiệu tiềm năng của sự sống – phosphine.
NASA cho biết, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu sự sống có tồn tại trên Kepler 69c hay không. Tuy nhiên, những phát hiện của họ giúp có thể sẽ con người tiến thêm một bước trong việc tìm kiếm một thế giới có sự sống tương tự như Trái Đất.
Nếu phát hiện ra phosphine trong bầu khí quyển của Kepler 69c, thì đó có thể là kết quả của vi khuẩn không cần oxy để tồn tại. Nhưng loại khí có mùi tương tự như mùi cá thối rữa. Trên Trái Đất, vi khuẩn tạo ra phosphine thường sống ở đầm lầy hoặc vùng đất ngập nước. Nhưng trên Sao Kim hoặc Kepler 69c, vi khuẩn này có thể tồn tại trong chính bầu khí quyển dày và ít oxy.
UAE công bố bản đồ hành tinh 'có thể có sự sống'
Lần đầu tiên, mục tiêu hàng đầu của các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh được phơi bày trước mắt người Trái Đất thông qua dữ liệu từ tàu vũ trụ của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Bản đồ được tạo ra bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học New York Abu Dhabi (NYUAD) và Trung tâm Khoa học vũ trụ UAE, dựa trên dữ liệu của tàu quỹ đạo Emirates Mars Mission (EMM), còn được gọi là tàu Hy Vọng.
"Hy vọng rằng công cụ tiếp cận này sẽ biến nó thành một công cụ tuyệt vời cho các nhà nghiên cứu và cả sinh viên để tìm hiểu thêm về Sao Hỏa và giới thiệu những khả năng mà ngành khoa học vũ trụ UAE có thể mang lại" - trưởng nhóm khoa học Dimitra Atri từ NYUAD nói.
Bản đồ Sao Hỏa hứa hẹn cung cấp nhiều cơ sở thú vị cho các nghiên cứu khoa học về hành tinh được giới khoa học vũ trụ quan trọng hàng đầu - Ảnh: NYUAD
Bản đồ này, một dạng "atlas Sao Hỏa", được kỳ vọng sẽ giúp giải mã cả điều bí ẩn vì sao Sao Hỏa từ một hành tinh xanh giống Trái Đất trở nên khô cằn như hiện nay.
Trước đó, các bằng chứng khoa học đã củng cố giả thuyết rằng hành tinh nằm trong vùng sự sống Goldilocks của hệ Mặt Trời này được sinh ra để sống, với sông, hồ, đại dương như Trái Đất. Thậm chí có thể nó đã từng có sự sống. Sự sống này có thể đã tuyệt chủng hoặc ẩn nấp đâu đó.
Sự hiện diện của một bản đồ chi tiết sẽ giúp định hướng cho nhiều sứ mệnh tương lai, đưa ra cái nhìn tổng quan để tìm hiểu những cấu trúc phù hợp với mục tiêu của từng sứ mệnh.
Để tạo ra bản đồ, nhóm đã thu thập hơn 3.000 hình ảnh quan sát từ hệ thống hình ảnh hiện đại EXI trên tàu EMM với khoảng thời gian tương đương 2 năm Trái Đất và ghép chúng lại để tạo một bản đồ hỗn hợp.
Bản đồ cho thấy rõ ràng các chỏm băng cực, núi và núi lửa đã ngừng hoạt động, tàn dư của sông hồ và thung lũng cổ đại cách đây khoảng 3,5 tỉ năm, mà các nhà khoa học tin chắc rằng đã từng tràn ngập nước.
EMM vẫn sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của cơ quan vũ trụ UAE là cung cấp một bức tranh toàn cầu về khí hậu Sao Hỏa, với sự thay đổi theo mùa được phản ánh thật chi tiết.
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"? Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất. Tàu Magellan, còn gọi là Venus Radar Mapper, là tàu thám hiểm Sao Kim được phóng từ năm 1989...