Thực ra đây mới là lý do chính khiến các sao Việt chuộng hoạt động độc lập hơn là đầu quân về một công ty quản lý
bên cạnh những nguyên nhân rất đỗi quen thuộc như: cấm hẹn hò, bị hạn chế giờ giấc, kìm kẹp về định hướng, phong cách…
Câu chuyện muôn thuở: nhóm nhạc ở Vpop không sớm thì muộn cũng sẽ tan rã, ca sĩ thì lần lượt tách khỏi công ty quản lý
Chuyện này không hiếm và cũng chẳng mới ở làng giải trí Việt bởi từ lâu người ta đã khẳng định, Vpop không phải là mảnh đất màu mỡ cho hình thức nhóm nhạc hoạt động. Điển hình cho những trường hợp tan rã ngay thời kì đỉnh cao có thể kể đến: MTV, 1088, GMC, Weboys, 365 DaBand,… đấy là còn chưa kể hàng chục nhóm nhạc vô danh mà cả khi đã “đường ai nấy đi”, khán giả cũng chẳng hay biết: YoonQ, T.A.S,…
Cả 1088
Weboys
và 365 đều tan rã ở thời kì đỉnh cao
Ở thời điểm hiện tại, Vbiz chỉ còn khoảng 5,6 nhóm nhạc đang hoạt động sôi nổi là Uni5, LIME, Lip B, Zero 9, Monstar, The Air,… nhưng đa phần đều phải “thay máu” các thành viên mới có thể duy trì độ nổi tiếng. Ở khía cạnh khác, một vài mẩu nổi bật nhất cũng chuyển hướng sang hoạt động solo để tạo bước đệm cho sự nghiệp sau này nếu chẳng may nhóm nhạc có “tan đàn xẻ nghé”.
Về phía các ca sĩ chịu sự quản lý của một công ty, họ cũng dần rời bỏ chốn cũ để hoạt động độc lập hoặc là tự thành lập công ty riêng. Sơn Tùng M-TP là đại diện tiêu biểu. Đã từng có thời gian kí hợp đồng nô lệ với Văn Production, sau đó là đầu quân cho Wepro, cuối cùng Tùng vẫn chọn cách tự tạo “đế chế” riêng – M-TP Entertainment chỉ sau 4 năm hoạt động nghệ thuật. Nhờ đó, anh chàng tự chủ hơn trong việc lựa chọn phong cách, cũng như chủ động trong việc thực hiện các dự án riêng.
Có mối quan hệ thân thiết với ông bầu Quang Huy nhưng sau tất cả, Sơn Tùng M-TP vẫn tách ra hoạt động độc lập
Trước Sơn Tùng, Ưng Hoàng Phúc cũng quyết định chia tay Quang Huy dù Wepro là cái nôi giúp anh có được thời kì đỉnh cao. Tuy không còn chung một nhà nhưng cả Quang Huy và Ưng Hoàng Phúc đều coi nhau là anh em, thậm chí trong một bài phỏng vấn, giọng ca “Cắn rứt” còn khẳng định: “Nếu không có Quang Huy thì không có Ưng Hoàng Phúc, và ngược lại nếu không có Phúc cũng không có anh Huy. Trong công việc, làm việc chung với nhau xảy ra mâu thuẫn là chuyện bình thường. Quan trọng là sau những mâu thuẫn đó, tôi và anh Quang Huy vẫn là những người anh em và quý trọng nhau”.
Trái ngược với Sơn Tùng M-TP, Ưng Hoàng Phúc và Wepro là vô vàn những trường hợp ca sĩ chia tay công ty quản lý trong ồn ào, thị phi. Đó là tình huống của Erik với St.319, Tronie Ngô với VAA, gần đây thì có lùm xùm giữa Suni Hạ Linh với công ty cũ khiến cô phải bồi thường tiền và loạt MV bị xóa khỏi Youtube.
Video đang HOT
Suni Hạ Linh mất khá nhiều thời gian chật vật vì mâu thuẫn với công ty quản lý cũ
Có vô vàn nguyên nhân khiến ca sĩ chuộng hoạt động solo hơn là đầu quân cho 1 nhóm nhạc/công ty quản lý
Đầu quân cho một công ty quản lý, ca sĩ buộc phải chấp nhận sự kìm kẹp đến mức hà khắc về phong cách, dòng nhạc, đôi khi là lịch diễn dày đặc mà nhiều người vẫn gọi bằng cái tên gay gắt – những bản “hợp đồng nô lệ”. Đây chính là nguyên nhân khiến Sơn Tùng M-TP phải dứt áo khỏi Văn Production. Ngoài ra, nếu đi theo mô hình đào tạo của làng giải trí Kpop thì việc hẹn hò giữa các sao là không có tự do.
Nếu không đạt được thỏa thuận chung giữa ca sĩ với công ty quản lý thì bất đồng là điều không tránh khỏi
Với trường hợp hoạt động chung một nhóm nhạc, hiển nhiên sẽ có người nổi tiếng ít, người nổi tiếng nhiều. Và dù ngoài miệng luôn khẳng định rằng, mối quan hệ giữa các thành viên là hòa đồng, gắn bó nhưng chẳng mấy ai dám chắc chắn, giữa họ không có sự cạnh tranh ngầm. Một khi mâu thuẫn ngày càng dâng cao, nhất là ở tình huống nhóm nhạc bị coi là “anh/chị A/B và những người bạn” thì việc một hoặc nhiều thành viên ra đi là điều không sớm thì muộn.
Trong khi đó, hoạt động solo hoặc tự thành lập công ty riêng sẽ giúp người nổi tiếng giải quyết được triệt để yếu tố: không-bị-phụ-thuộc. Họ được làm điều mình thích, được hưởng trọn quyền lợi và nếu có bị so sánh cũng là với một nhân vật khác ngoài công ty chứ không phải ngay tại “nhà” mình.
Tất nhiên, nếu gắn bó với một công ty lâu dài, nghệ sĩ sẽ không phải lo lắng đến các chi phí đào tạo thời gian đầu, việc nhận show, sắp xếp lịch trình biểu diễn, đặc biệt là giải quyết các cuộc khủng hoảng truyền thông. Vấn đề nằm ở chỗ, nếu xét về yếu tố lợi, hại thì có vẻ hoạt động độc lập vẫn thoải mái và được ưa chuộng hơn.
Lý do chính ở đâu?
Nguyên nhân thì không hiếm, song không có lý do nào nhiều sức nặng như lợi ích bởi chỉ cần nghệ sĩ cảm thấy những gì họ nhận được không xứng với những gì họ đã bỏ ra, kết quả dễ đoán nhất chính là dứt áo ra đi.
Ở đây chúng tôi muốn nói đến tỷ lệ ăn chia có phần khắc nghiệt giữa công ty quản lý và nghệ sĩ mà báo chí đã nhiều lần nói đến: 1:9 (nghệ sĩ ăn 1, 9 phần còn lại công ty hưởng). Điều này có thể thông dụng ở làng giải trí Kpop nhưng ở Vpop lại khá mới mẻ mà đã mới thì rất khó để cả công chúng và nghệ sĩ tiếp nhận nhanh chóng. Thế nên lịch sử vbiz mới có 2 vụ kiện tụng ầm ĩ liên quan đến tỷ lệ ăn chia chênh lệch của Tronie Ngô và VAA, Erik với St.319.
Đang hoạt động tích cực cùng 365, Tronie Ngô bất ngờ thông báo rời nhóm rồi công khai bản hợp đồng với nhiều điều luật bất lợi cho nam ca sĩ. Sau này, Ngô Thanh Vân đã phải đứng ra tổ chức buổi họp báo để giải thích về khoản thu nhập mà công ty được ăn 9 phần thì dư luận mới có dấu hiệu lắng xuống.
Phải đến khi Tronie Ngô công khai hợp đồng làm việc, khán giả Việt mới biết Vpop cũng tồn tại hợp đồng nô lệ với tỷ lệ ăn chia 9:1
Theo đó, công ty quản lý phải bỏ ra số tiền khá lớn đầu tư toàn bộ từ ăn uống, tập luyện, biểu diễn,… cho những người mới, cùng với đó là chi phí mua bài, thu âm, quay MV, thuê trợ lý, make up, đi lại,… cho đến khi một nhóm nhạc/ca sĩ kiếm được cát-xê. Bỏ tiền trước, thu lợi sau, tỷ lệ 9:1 được coi là hợp lý – theo tiết lộ của nhà văn Gào – quản lý cũ của 365.
Vài năm sau vụ ồn ào của Tronie, Erik và công ty chủ quản của Monstar cũng dính vào vụ kiện cáo liên quan đến hợp đồng ăn chia 9:1. Lý do được Erik đưa ra là do mâu thuẫn về cách làm việc, trong đó anh bị chèn ép về lợi nhuận đến mức khó chấp nhận: tiền lương (2 triệu/dự án quảng cáo 6 tháng), tỷ lệ ăn chia 1:9, tiền ăn 35 nghìn đồng/1 bữa,…
Cũng vì không thỏa thuận được vấn đề quyền lợi nên Erik rời khỏi Monstar, St.319
Đáp lại, Aiden không đả động đến bản hợp đồng mà chỉ tuyên bố trên báo chí rằng, Erik là người không trung thực, vi phạm quy định của công ty dù được nhắc nhở nhiều lần. “Nói đến phạm trù đạo đức, chắc chắn chúng tôi có bằng chứng. Việc này gây ảnh hưởng xấu tới không riêng Erik mà cả nhóm Monstar”. Vụ việc này đến nay đã được giải quyết nhưng chắc hẳn cũng khiến nhiều ca sĩ trẻ hoang mang khi phải suy nghĩ về chuyện đầu quân cho một công ty nào đó.
Theo TinNhac
Cười đau ruột với những kiểu tóc huyền thoại của các nam ca sĩ thời 199x-200x
Không biết khi nhìn lại những kiểu tóc 'mô đen' hồi xưa của minh thì Đan Trường, Lam Trường, Ưng Hoàng Phúc, Tuấn Hưng...nghĩ gì nhỉ?
Mái tóc bổ luống của Đan Trường cũng đã từng là một xu thế hot, khiến giới trẻ Việt một thời "phát cuồng". Mặc dù kiểu tóc này đã không còn được sử dụng nhiều nhưng vẫn được gắn thương hiệu "anh Bo" và đến năm 2011, Đan Trường vẫn có lần làm lại kiểu tóc đó. Nam ca sĩ Jimmii Nguyễn cũng không bỏ qua kiểu đầu quyển vở này.
Vẫn "bổ luống" nhưng phiên bản tóc dài lãng tử được cắt tỉa hoặc uốn xoăn thì có một vài đại diện điển hình như Châu Gia Kiệt, Trần Tâm, Tuấn Hưng...
Nguyễn Thắng, Thiên Trường Địa Hải và Lâm Hùng cũng thích kiểu tóc này.
Lương Bằng Quang, Lâm Chí Khanh, Vboys đi đầu phong cách nhuộm highlight, ombre từ lâu rồi nhé các dân chơi!
Lâm Chấn Khang, Phạm Khánh Hưng, Trương Đan Huy lại cắt ngắn để trông nam tính hơn nhưng vẫn không quên "phẩy light vàng" cho sành điệu
Kiểu tóc vuốt dựng phần trên nhưng để xòa mái xuống rất hữu ích cho những ai trán cao như Ưng Đại Vệ, Đoàn Việt Phương và nhóm nhạc Huyền Thoại.
Còn khi trán đẹp thì chả tội gì không dựng hết lên như rừng chông biên giới giống Quang Vinh, Weboys, Vũ Hà.
Đàm Vĩnh Hưng, Hàn Thái Tú, Lâm Vũ chắc tốn keo làm tóc lắm mới giữ cho mái tóc được cứng đờ lâu đến vậy.
Kiểu tóc ngắn vuốt keo cũng được Phi Hùng, Đàm Vĩnh Hưng, Ưng Hoàng Phúc yêu thích.
Đăng Khôi, Lý Hải, Nguyên Vũ vẫn còn yêu thích kiểu tóc này đến thời điểm hiện tại và đã tiết chế hơn khi cắt gọn gàng và bớt tua tủa.
Ngoài ra, một số nam ca sĩ còn thích dùng phụ kiện như mũ giống Vân Quang Long hay băng đô như Minh Thuận.
Nhìn các nhóm nam như AXN hay MTV mà xem: người đội mũ, kẻ bổ luống hoặc vuốt keo, gẩy light hợp mốt thời bấy giờ luôn!
Các nhóm nam không chỉ đầu tư về tóc tai mà trang phục cũng phải thể hiện cho ra một nhóm nhạc: GMC và Quả dưa hấu tông xuyệt tông nhau đến thế này cơ mà!
Nếu muốn trải nghiệm một kiểu tóc hoài cổ thì mang ảnh nhóm 1088 ra hiệu cắt tóc rồi chọn nhé mọi người.
Buu
Theo Vietnamnet
Thêm bằng chứng cho thấy, MONSTAR ngày càng không khác gì nhóm nhạc nước ngoài của một công ty giải trí Kpop Có chăng, sự khác biệt lớn nhất chính là ngôn ngữ của 2 làng giải trí và nếu 'gà' của Aiden cũng có ý định mở rộng thị trường thì quả thực chẳng khác nào một boygroup đang hoạt động ở nước ngoài của xứ sở kim chi. Được đào tạo theo mô hình của làng giải trí Kpop nên không khó hiểu...