Thực phẩm vàng cho người bệnh phổi
Khi thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân, ẩm thấp, mưa lạnh, người già và trẻ em thường mắc bệnh viêm phổi do sức đề kháng kém. Triệu chứng chủ yếu là rét run rồi sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, má đỏ, môi thâm, khó thở, toát mồ hôi.
Theo Đông y, viêm phổi là loại phong ôn thuộc phạm trù ôn bệnh, nguyên nhân do chính khí hư, tà khí nhập vào phế làm phế mất tuyên thông, sinh khí nghịch thành ho, khó thở, cánh mũi phập phồng. Nhiệt tà nhiễm phế làm bế tắc sốt cao. Nếu phế nhiệt chuyển xuống trường vị gây đau bụng, đại tiện lỏng, buồn nôn.
Món ăn
Cháo bách hợp, tang bạch bì: bách hợp 3g, tang bạch bì 3g, khoản đông hoa 3g, hạt củ cải 2g. Tất cả cho vào nồi, đổ 200ml nước, đun sôi sắc còn 100ml, chắt ra bát rồi đun lần thứ 2, lấy nước 2 lần hòa chung, cho vào nồi cùng với gạo 100g đã vo sạch và đường phèn nấu cháo. Ngày 1 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối. Ăn liên tục dài ngày. Công hiệu: mát phổi giảm ho, trị viêm phổi trẻ em, ho có đờm, họng đau mũi khô. Lưỡi tưa vàng mỏng.
Cháo sữa đậu: sữa đậu 500g, gạo lức 50g, đường cát vừa đủ. Đổ sữa đậu vào nấu chung với gạo đã vo sạch, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, thấy có váng cháo nổi là được, cho đường vào. Ăn lúc nóng vào buổi sáng và tối. Công hiệu: bổ hư chỉ khái, trị viêm phổi trẻ em.
Cháo xuyên bối mẫu: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 500g. Gạo vo sạch cho vào nồi với nước 1 lít, nấu thành cháo đổ ra bát. Xay nhỏ xuyên bối mẫu thành bột, cho vào bát cháo với đường phèn, trộn đều. Ăn nóng ngày 2-3 lần. Bệnh khỏi cần ăn tiếp 2-3 ngày nữa. Công hiệu: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị viêm phổi.
Video đang HOT
Canh vịt trắng nấu ý dĩ, hạnh nhân, đào nhân: vịt trắng 1 con (khoảng 1.500g), ý dĩ tươi 50g, hạnh nhân 30g, đào nhân 30g, muối, hành, gừng, rượu trắng mỗi thứ một ít. Vịt làm sạch, bỏ phủ tạng các vị khác giã nhỏ để riêng từng thứ nhồi vào bụng vịt, đặt vào nồi, cho rượu, gừng, hành, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa hầm tới chín nhừ cho muối gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công hiệu: thanh nhiệt trừ ho, viêm phổi.
Canh ếch nấu bí ngô: ếch 250g, bí đỏ 500g, tỏi 60g, hành 15g. Ếch lột da, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng tỏi bóc vỏ ngoài bí đỏ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi đun nhỏ lửa hầm 30 phút, cho hành, gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc hóa đờm, trị viêm phổi, phế ung, giãn phế quản đau trong ngực.
Cháo ếch nấu bí ngô
Nước uống
- Bọ mắm 100g, mã đề tươi 50g, rau ngót 50g, lá dâu 5g, hạt cải canh 10g, rau má 50g, kim ngân 20g. Đổ nước ngập thuốc sắc còn một nửa, chia uống ngày 2 lần.
- Lá sen cạn 30g, rau khúc 20g, lá tỳ bà 20g, nhân hạt mơ 10g, lá trắc bá 30g. Sắc nước uống như bài trên.
- Thiên nam tinh 12g, phòng phong 12g, tề thái 12g, cốt khí 12g, sâm bố chính 16g, cát cánh 12g, câu kỷ 16g, hoàng cầm 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 lần.
- Nhân sâm 12g, bạch cập 12g, dâm dương hoắc 12g, tử uyển 12g, ngũ vị tử 12g, mạch môn 12g, hạnh nhân 12g, ngưu bàng tử 10g. Sắc xong hòa a giao 8g, tam thất bột 4g, uống ngày 1 lần.
- Sài đất 40g, sâm đại hành 16g, hồng hoa 12g, hoài sơn 20g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, mạch môn 12g, bách hợp 12g, hạnh nhân 8g, bối mẫu 12g, chích cam thảo 8g. Sắc uống.
Lưu ý: Khi thời tiết chuyển mùa, cần tích cực phòng bệnh không để xảy ra viêm họng, viêm phổi, cảm cúm, nhất là trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh suy tim, bệnh phổi. Thường xuyên ăn các món ăn có tác dụng chống viêm nhiễm đường hô hấp như rau cải xoong, cà chua, cà rốt, diếp cá, bắp cải, húng chanh, mã đề, rau ngót, rau cần tây, rau sam, mướp đắng, sả, bông súng… Mỗi lần dùng vài ba loại rau chế biến, luộc, nấu canh, xào tôm thịt ăn hoặc giã nhuyễn vắt nước cốt pha ít đường uống.
Theo Lương y Minh Chánh (Báo Sức khỏe đời sống)
Môi thâm sì, nhăn nheo vì mốt môi dán
Thời gian gần đây, rất nhiều thanh nữ Hà Nội rộ lên mốt "môi dán" để chứng tỏ mình sành điệu. Thế nhưng, mốt chơi này đã để lại những hậu quả rất đáng tiếc.
Bệnh viện Da liễu T.Ư đã liên tục khám và chữa trị cho một số cô gái bị biến chứng, dị ứng nặng do hóa chất trong miếng dán môi. Theo các nạn nhân, họ thường mua những miếng dán môi ở chợ hoặc các cửa hàng bán mỹ phẩm với giá rẻ. Chỉ cần dán miếng dán lên môi đợi 5 phút bóc lớp nylon bên ngoài là có hình môi đẹp như &lrmý. Khi không sử dụng nữa chỉ cần dùng lọ hóa chất tẩy trang bán kèm sản phẩm bôi lên vùng môi là tẩy hết màu.
Theo các bác sĩ, dán môi là một hình thức xăm môi bằng miếng dán tẩm hóa chất độc hại và nguy hiểm. Khi ăn uống, nói chuyện, những hóa chất trong miếng dán sẽ thấm vào cơ thể có thể gây ngộ độc. Một số bệnh nhân vào viện rơi vào tình trạng dị ứng nặng, thậm chí sốc phản vệ do hóa chất trong miếng dán.
Có không ít bệnh nhân vào viện với khuôn mặt sưng phù, quanh môi đỏ, phù nề, nhiều mụn mủ, chảy nước...Có trường hợp mụn mủ nổi dày đặc quanh mồm phải can thiệp để loại bỏ.
Các bác sĩ khuyến cáo, môi là vùng da bán niêm mạc rất dễ bị kích ứng, đặc biệt là với hóa chất. Những người có cơ địa dị ứng, chỉ cần 15-20 phút hoặc sau 2-3 ngày dùng dán môi sẽ xuất hiện hiện tượng ngứa vùng môi, sau đó sưng đỏ, nổi mụn nước, chảy nước...Để điều trị dị ứng ở môi thường lâu hơn. Nhưng điều tai hại nhất là sau khi dán môi, làn môi sẽ bị thâm sì và nhăn nheo.
Theo Lao động
Người dễ bị cảm cúm không nên ăn rau thơm Rau thơm có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau thơm. Rau thơm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể dùng Bởi vì ở những người này thường tồn tại mức độ chứng khí hư không giống nhau, ăn nhiều hoặc...