Thực phẩm “siêu” chức năng Super Growth Height khiến người Mỹ to cao hơn người Việt?
Bởi Super Growth Height có xuất xứ từ nước Mỹ. Mà theo quảng cáo, loại thực phẩm chức năng này hỗ trợ tăng chiều cao một cách “thần thánh”, kế cả khi bạn đã gần 30 tuổi.
“Nhiều bạn qua 25 họ tập thể dục kết hợp dùng Super Growth Height vẫn đã cao lên rồi, nên bạn đừng lo quá…”.
Admin trang miski.vn đã tư vấn như thế với một người tiêu dùng 28 tuổi về khả năng “thần thánh” của TPCN Super Growth Height. Người này còn khẳng định, rất nhiều bạn khác dùng thành công và cam kết không có bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe.
28 tuổi dùng Super Growth Height vẫn cao như thường?
Trước băn khoăn của người tiêu dùng khác, rằng: “Tôi đã mua cho con gái tôi uống nhưng tôi hỏi người thân bên Mỹ và biết, bên đó không có thực phẩm Super Growth Height này”, thì admin đưa ra thông tin, thể hiện rằng sản phẩm hoàn toàn đáng tin cậy.
“…,Sản phẩm bên ad nhập chính hãng, phân phối độc quyền tại Công ty KIVI, sản phẩm đã được Bộ Y tế, Bộ Công an chứng nhận an toàn rồi bạn nhé. Bên ad làm ăn uy tín, đem hàng giả hàng ảo đi bán có mà bị công an bắt đấy bạn à”, admin trang miski.vn khẳng định.
Một sản phẩm chỉ cần dùng 2 viên mỗi ngày, có thể tăng chiều cao thêm từ 2-4cm/tháng (tùy vào cơ địa) lại được cả Bộ Công an, Bộ Y tế chứng nhận an toàn thì còn gì phải băn khoăn nữa?
Đây đúng là một thực phẩm tuyệt vời để cải thiện tầm vóc cho người Việt. Đơn giản như vậy mà bao nhiêu năm nay, Bộ Y tế cùng các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng cứ phải mất thời gian lo lắng, nghiên cứu cách tăng chiều cao cho người Việt.
Video đang HOT
Do thực phẩm chức năng Super Growth Height xuất xứ từ Mỹ nên có thể hàng trăm năm trước, người Mỹ và nhiều nước phát triển đã dùng sản phẩm này. Vì thế mà họ có một cơ thể to cao, khỏe mạnh như vậy chăng?
Nhưng có điều lạ là thực phẩm chức năng Super Growth Height được rao có nguồn gốc Mỹ, chẳng biết có phải bây giờ người Mỹ vì cao đủ rồi nên không còn sử dụng nữa hay không, bởi đưa nguyên cụm từ “Super Growth Height” tìm kiếm trên Google thì không hề thấy một website nào của nước ngoài viết về sản phẩm. Hầu hết đều là mấy trang mạng của Việt Nam đưa với những lời quảng cáo “thần thánh” khiến cho mấy bạn Việt Nam khiêm tốn chiều cao cứ xốn xang, mơ tưởng.
Sản phẩm xuất xứ từ Mỹ nhưng cũng có thể chỉ dùng cho người Việt Nam?
Rất nhiều người tò mò về sản phẩm Super Growth Height và chắc chắn không ít người đã mua về sử dụng. Một hộp với 60 viên, giá bán là 1,8 triệu đồng. Nếu thực sự thực phẩm này có thể hỗ trợ tăng chiều cao, kể cả cho người đã 28 tuổi thì việc bỏ ra vài triệu đồng quá đơn giản.
Với tình hình này, các khoa chấn thương chỉnh hình của nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam và trên thế giới có thể sẽ thừa đầy giường bệnh vì vắng khách. Bởi cần gì phải chịu đau đớn kéo dài chân mà chi phí lại tốn kém, hãy bỏ ra vài triệu đồng để dùng sản phẩm Super Growth Height, bạn sẽ có một chiều cao lý tưởng (!?)
Nói thêm, không hiểu sao hiện tại người Mỹ lại không còn sử dụng thực phẩm chức năng này để tăng chiều cao nữa mà dùng cách phẫu thuật kéo dài xương. Chi phí kéo dài xương ở các nước hiện cũng không hề rẻ. Thái lan: 460 000baht, khoảng 240 triệu đồng; Trung quốc: 15 000 – 25 000 đô la Mỹ, khoảng 300 đến 500 triệu đồng; Hoa kỳ: 70 000 – 100 000 đô la Mỹ, khoảng 1 tỷ 400 triệu đồng đến hơn 2 tỷ đồng.
Nếu Super Growth Height hiệu quả như quảng cáo thì chắc chỉ vài năm nữa, thanh niên Việt Nam sẽ cao to chẳng kém gì người Mỹ.
Tháng 8/2015, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiều Việt (Lê Đức Thọ, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP HCM) đã có hành vi quảng cáo sản ph ẩm thực phẩm chức năng Superior Fat Burner mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo và quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Super Growth Height có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Với hai sai phạm này công ty đã bị phạt số tiền 45.000.000 đồng.
Viết Cường
Theo_Vietq
Mỗi năm, người Việt chi 3 tỷ USD cho du học
Hiện có hơn 110.000 du học sinh ở 47 quốc gia với mức học phí từ 30.000-40.000 USD mỗi năm. Tổng cộng, người Việt mỗi năm chi khoảng 3 tỷ USD để có được nền giáo dục quốc tế.
Đó là một trong những nội dung báo cáo đáng chú ý được nêu tại Diễn đàn doanh nghiệp VN (VBF) 2015 ở Hà Nội ngày 1/12, quy tụ nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài ở VN.
Sinh viên VN tham gia một chương trình giao lưu tại ĐH Konkuk (Hàn Quốc). Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhóm công tác giáo dục và đào tạo của VBF cho biết điều 24 của Nghị định 73 hạn chế tỷ lệ học sinh Việt Nam 10%, 20% được phép đăng ký học tại các trường quốc tế tại VN, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người Việt ra nước ngoài du học.
VBF chỉ ra rằng, hạn chế tỷ lệ 10% và 20% học sinh VN được phép học tại trường quốc tế được tính trên số lượng học sinh nước ngoài của trường sẽ không thể thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tại các tỉnh thành ở VN.
Ngoài ra, nếu các cơ sở giáo dục không có học sinh nước ngoài học tập thì cũng sẽ không được tuyển học sinh VN vào học. Thực tế là hầu hết các tỉnh thành trừ Hà Nội và TP HCM có rất ít người nước ngoài đến làm việc và sinh sống, do đó hầu như không có học sinh nước ngoài đăng ký học.
"Nếu theo tỷ lệ hạn chế nêu trên sẽ không có học sinh VN được phép tiếp cận với trường quốc tế dù có nhu cầu. VBF đề xuất Chính phủ nên bỏ điều khoản hạn chế này để học sinh VN có nhiều cơ hội tiếp cận với trường quốc tế ngay tại VN thay vì phải đi nước ngoài", báo cáo nêu.
VBF cho biết việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh gặp khó khăn do khan hiếm nguồn cung trong thị trường VN vì trong thực tế rất ít giáo viên tiếng Anh người nước ngoài có trình độ cử nhân ngôn ngữ học hoặc giảng dạy tiếng Anh (theo yêu cầu của Nghị định 73).
Do đó, VBF đề xuất sửa đổi Nghị định 73 để cho phép tuyển dụng giáo viên tiếng Anh có trình độ cử nhân trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu (không nhất thiết phải trong ngành ngôn ngữ học hoặc giảng dạy tiếng Anh), miễn là họ là người nói tiếng Anh bản địa; và giáo viên tiếng Anh bán thời gian hoặc theo mùa vụ sử dụng một giấy phép lao động để giảng dạy tại nhiều trường học hoặc trung tâm ngoại ngữ.
Quá nhiều giấy phép
Nghị định 73, ban hành năm 2012 nhằm thay thế Nghị định 06, áp dụng cho các dự án đầu tư nước ngoài và hợp tác trong giáo dục và đào tạo ở VN bao gồm các trường đại học, trường học có vốn đầu tư nước ngoài và các trường mẫu giáo, chương trình bán du học, và các văn phòng đại diện của các tổ chức giáo dục nước ngoài.
Tuy nhiên, nhóm công tác VBF cho biết Nghị định 73 phức tạp hơn so với nghị định 06 trước đây với yêu cầu 03 loại giấy phép, cụ thể là: Giấy phép đầu tư, sau đó là giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Điều này áp dụng ngay cả khi thành lập chi nhánh của một tổ chức đã được cấp phép. Rất nhiều thủ tục giấy tờ lặp đi lặp lại trong các quá trình và yêu cầu nhiều đánh giá của nhiều cục, vụ liên quan, dẫn đến việc lãng phí thời gian cho các nhà đầu tư/các tổ chức và các cơ quan cấp giấy phép.
"Các nhà đầu tư mới vào Việt Nam, cũng như các nhà đầu tư hiện tại, cảm thấy rằng rất khó để vượt qua tất cả các thủ tục cấp phép phức tạp. Ngoài ra, điều này mâu thuẫn với những chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội về Luật đầu tư (tức là đơn giản hóa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư)", nhóm công tác nêu.
Theo Q.Trung - Q.V.Kình/Tuổi Trẻ
'Người Việt chưa thể giỏi tiếng Anh hơn Thái Lan' Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, bảng xếp hạng trình độ tiếng Anh người Việt đứng thứ 5 châu Á chỉ mang tính tham khảo. Tổ chức giáo dục EF Education First (Thụy Sĩ) vừa công bố bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ 2015. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia về khả năng tiếng Anh, trên...