Thực phẩm sạch: Chàng trai 8x có tài điều khiển hàng nghìn con ong
Với quy mô trại ong lên tới 300 đàn, mỗi năm, cơ sở của anh Nguyễn Văn Toản thu 4.000-5.000 lít mật sạch, nguyên chất, cung ứng cho thị trường tỉnh Yên Bái, Hà Nội và TP HCM.
300 đàn ong tại cơ sở của anh Toản đều là giống ong nội. Ảnh: Bizmedia.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Nguyễn Văn Toản (sinh năm 1984) ở xã Dề Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái quyết định trở về quê lập nghiệp. Do yêu thích nghề nuôi ong lại nhận thấy địa phương có lượng hoa rừng dồi dào, anh Toản tiến hành đầu tư phát triển nghề ong quy mô lớn.
Anh Toản cho biết, trước đây, gia đình anh từng nuôi ong nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng vài đàn. Ngay cả một số hộ trong vùng làm nghề cũng chỉ nuôi rải rác, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện con đường lập nghiệp với đàn ong, anh quyết tâm xây dựng một mô hình nuôi ong mới, quy mô lớn, số lượng đàn nhiều hơn so với mặt bằng chung trong vùng.
Giống ong mà anh Toản chọn nuôi và gây đàn là ong bản địa của vùng núi Mù Cang Chải. Anh cho biết, ong địa phương (ong nội) tuy số lượng đàn không đông, sản lượng mật ít, khâu chăm sóc cầu kỳ nhưng lại cho chất lượng mật thơm ngon hơn.
Nghề nuôi ong phụ thuộc phần lớn vào mùa hoa. Tại địa bàn xây dựng trại ong, mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Trong thời gian này, ong lấy mật từ các loại hoa rừng. Các tháng còn lại, khi nguồn hoa trong vùng đã cạn, anh sử dụng xe, di ong đến vùng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu để ong lấy được nhiều phấn hoa hơn.
Video đang HOT
Mỗi năm, anh Toản thu được 4.000-5.000 lít mật ong. Ảnh: Bizmedia.
Hiện nay, trại ong của anh Toản có khoảng 300 đàn. Trung bình mỗi năm, sản lượng mật thu được đạt 4.000-5.000 lít, gồm mật keo, mật nhãn, mật hoa rừng. Trong đó, giá bán của mật keo là 100.000-200.000 đồng một lít; mật nhãn khoảng 200.000 đồng một lít; còn một lít mật hoa rừng dao động 180.000-200.000 đồng.
Ngoài nguồn thu từ mật, anh Toản còn gây đàn, bán ong giống cho các hộ trong vùng và một số địa bàn lân cận. Đàn ong giống có loại 2 cầu và loại 3-4 cầu với giá bán khác nhau. Cụ thể, không tính thùng ong thì với đàn 2 cầu ong, anh bán 400.000 đồng; với đàn 3-4 cầu, anh bán mỗi cầu giá 180.000 đồng.
Anh Toản cho biết, nuôi ong khai thác mật, ngoài phụ thuộc vào sự phát triển của mùa hoa, loại hoa còn bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thời tiết. Khi trời tạnh ráo, nắng nóng, hoa phát triển cho lượng mật nhiều hơn. Ngược lại, nếu gặp trời mưa, phấn hoa bị rửa trôi, ong cho mật không đáng kể.
Hiện nay, sản lượng mật ong của cơ sở sản xuất đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Anh Toản cũng không quá khó khăn khi tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Các đầu mối nhập mật ong rừng chủ yếu của cơ sở là ở Yên Bái, Hà Nội và một số địa phương thuộc khu vực TP HCM.
Theo Phong Vân (Vnexpress)
Nghệ An: Nợ 650 tỷ đồng, thành "chúa Chổm" sau xây dựng NTM
Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Nghệ An được đánh giá là đạt nhiều kết quả quan. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM tại đây đã khiến nhiều địa phương lâm vào cảnh nợ nần.
Nhân dân hiến hơn 5.100 tỷ đồng
Trong năm 2016, Nghệ An có thêm 43 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Như vậy, sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Nghệ An đã có 152/431 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM; 43 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí...
Đặc biệt, đến năm 2016, tỉnh Nghệ An có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là thị xã Thái Hòa và TP.Vinh.
Đường bê tông nông thôn được làm mới ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). ảnh: C.T
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình NTM Nghệ An, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016, người dân trong tỉnh đã hiến hơn 5,7 triệu m2 đất; đóng góp hơn 4,6 triệu ngày công và hơn 5.100 tỷ đồng xây dựng NTM... Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn Nghệ An đạt trên 22,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm xuống còn 9,5%...
Bổng dưng thành "Chúa Chổm"
Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn từ T.Ư và ngân sách cũng như vận động nguồn xã hội hóa trong nhân dân, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các địa phương trong tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng NTM, trong đó có chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn. Trong năm 2016, Nghệ An đã cấp hơn 530.000 tấn xi măng cho các địa phương, tương ứng với số tiền 386 tỷ đồng, nhưng mới thanh toán cho các nhà máy hơn 143 tỷ đồng, còn nợ 243 tỷ đồng tiền mặt. Nếu tính cả số xi măng chưa cấp cho các địa phương thì tỉnh này đang nợ các nhà máy xi măng khoảng 270 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh Nghệ An thì hết năm 2016, tổng nợ xây dựng cơ bản của các địa phương là 751 tỷ đồng. Nhờ ưu tiên các nguồn lực nên đến thời điểm cuối tháng 3.2017, các địa phương đã thanh toán được khoảng 100 tỷ đồng tiền nợ, hiện còn nợ 650 tỷ đồng. Đáng nói là phần lớn khoản nợ xây dựng cơ bản này đều quá khả năng trả nợ của các địa phương.
Tại xã Nghĩa Đồng, mặc dù thuộc huyện miền núi Tân Kỳ, song địa phương này vẫn đầu tư xây dựng trụ sở UBND quá hoành tráng với vốn đầu tư lên tới 18 tỷ đồng, trong đó riêng xây công trình phụ trợ đã ngốn gần 6 tỷ đồng.
Cũng giống xã Nghĩa Đồng, ở xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương bỗng dưng trở thành "Chúa Chổm". Ông Thái Khắc Mão - Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Sơn chia sẻ: "Nhà văn hóa cũ của xã mặc dù đang sử dụng tốt với khoảng 300 chỗ ngồi nhưng UBND huyện vẫn cho chủ trương xây mới nhà văn hóa 7 tỷ đồng nên nhà cũ phải phá bỏ, khiến tiền nợ càng đội lên... Trong 4 năm xây dựng NTM, người dân đã phải đóng góp mỗi người kể cả trẻ em lẫn người già gần 2 triệu đồng, giờ họ không đồng ý đóng góp để trả nợ cho xã. Đất ở cũng bán gần hết nên phương án trả nợ đang rất khó khăn..."./.
Theo Danviet
Trang trại bò sữa hữu cơ của TH: Sánh ngang với các nước phát triển Cuối tháng 4.2017, Control Union- đơn vị chứng nhận hữu cơ uy tín trên thế giới đã cấp giấy chứng nhận châu Âu EC 834-2007, EC 889-2008 cho trang trại bò sữa hữu cơ TH. Cùng với đó, chứng nhận này cũng xác nhận toàn bộ chuỗi sản xuất của TH tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ... Sử dụng sản phẩm...