Thực phẩm ngừa bệnh Alzheimer
Chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm có chứa nhiều acide béo Oméga-3 và ít cholesterol chính là phương thuốc hiệu hữu nhất chống lại bệnh Alzheimer.
Quả óc chó
Quả óc chó chứa nhiều chất chống ôxy hoá có tác dụng ngăn cản sự giải phóng các gốc tự do gây tổn thương não. Năm 2009, một nghiên cứu thực hiện trên chuột đã cho thấy: một chế độ ăn chứa 2% quả óc chó giúp làm giảm các dấu hiệu lão hoá.
Cà rốt
Cà rốt không chỉ có tác dụng giảm béo mà nó còn rất tốt cho mắt và não. Cà rốt chứa rất nhiều hợp chất luteolin. Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tờ “Journal of Nutrition” của Pháp, luteolin có tác dụng làm giảm sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác hoặc viêm não. Dầu oliu, ớt và cần tây cũng có chứa chất này.
Hoa quả
Cũng trên tờ “Journal of Nuitrition”, các nhà nghiên cứuđã kết luận rằng quả việt quất và trái dâu tây có khả năng làm giảm các dấu hiệu lão hoá và cải thiện chức năng não bộ.
Cá
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cá có chứa nhiều oméga-3 giúp ngăn cản sự suy giảm trí nhớ do lão hoá. Theo một nghiên cứu năm 2005, những người trên 65 tuổi ăn cá 2 lần một tuần trong 6 năm chỉ bị suy giảm 13% trí nhớ.
Cà phê và trà
Trà và cà phê giúp ta tỉnh táo, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ. Hơn nữa,những người uống trà thường xuyên có trí nhớ và khả năng xử lí thông tin tốt hơn những người khác.
Video đang HOT
Rau bina
Rau bi na chứa nhiều vitamin C và E, có tác dụng cải thiện trí nhớ. Theo một nghiên cứu khoa học năm 2000 ở Pháp, những con chuột già được cải thiện trí nhớ và khả năng vận động nhờ ăn nhiều rau bi na, dâu tây và quả việt quất.
Theo Dân Trí
Não trẻ tổn thương khi bị lắc mạnh
Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó nếu bị lắc mạnh, não của trẻ rất dễ bị tổn thương.
Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của trẻ bị dịch chuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến hậu quả tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác.
Lứa tuổi thường bị tổn thương não theo cơ chế này là những trẻ sơ sinh hay nhũ nhi, trung bình từ 3 - 8 tháng; đôi khi xảy ra ở trẻ lớn hơn đến 4 tuổi.
Các thương tổn xảy ra tùy theo mức độ nặng của hành động như: đứt mạch máu não và các sợi thần kinh, xé rách mô não, dập não và xuất huyết não. Trẻ có thể tử vong do tổn thương não nặng hay tiến triển lan tỏa. Nếu trẻ sống được thì di chứng thần kinh rất nặng nề: có thể bị mù; bị điếc; co giật, động kinh; chậm phát triển tâm thần vận động; yếu liệt; kém thông minh; khó khăn trong việc học tập và sử dụng ngôn ngữ; mất khả năng tập trung và ghi nhớ.
Biểu hiện của trẻ khi mới tổn thương?
- Ngủ gà.
- Tăng kích thích.
- Nôn ói.
- Bú và nuốt kém.
- Biếng ăn.
- Mất khả năng cười và phát âm.
- Cứng đờ.
- Co giật.
- Khó thở.
- Rối loạn ý thức.
- Đồng tử không đều.
- Mất khả năng nâng đầu.
- Mất khả năng nhìn tập trung hay vận động mắt.
Khi chơi đùa với bé, người lớn không nên lắc mạnh bé (ảnh minh họa)
Những trường hợp nhẹ, ban đầu có thể không có biểu hiện nhưng thương tổn vẫn tiếp tục phát triển, đôi khi biểu hiện di chứng khi trẻ ở tuổi đến trường. Khi đó, khó có thể nhận biết những biểu hiện bất thường đó của trẻ là do não trẻ đã tổn thương trước đó vì bị lắc mạnh.
Điều trị và phòng ngừa
Những tổn thương này thường để lại di chứng nặng nề nên việc điều trị vô cùng khó khăn và hiệu quả thấp, chủ yếu là phục hồi chức năng vận động và một chế độ giáo dục đặc biệt cho trẻ.
Những hậu quả nặng nề này hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chủ yếu là do sự nhận thức của cha mẹ và người chăm sóc trẻ về nguy cơ thương tổn não khi trẻ bị lắc quá mạnh.
Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và bực bội khi trẻ khóc, dễ dẫn đến hành động bạo lực như dằn mạnh trẻ hay cầm vai trẻ lắc mạnh. Những cách sau đây có thể làm bé nín khóc nhanh và giúp các bậc phụ huynh giảm bớt sự khó chịu:
- Đong đưa nhẹ nhàng bé trên tay hoặc trong nôi.
- Quấn khăn hoặc mền cho bé có cảm giác an toàn và ấm áp.
- Tạo ra những tiếng động lạ để gây cho bé sự chú ý.
- Cho bé những đồ chơi có âm thanh.
- Hát, ru hay nói chuyện với bé.
- Cho bé bú mẹ hoặc sữa bình.
- Đặt bé nằm áp sát vào người mẹ và thở chậm rãi, nhẹ nhàng.
Nếu bé vẫn còn khóc nhiều, chúng ta nên xem xét: bé có đói, tã có ẩm ướt không, có dấu hiệu bệnh như: sốt, khó nuốt, ăn không tiêu, đau bụng không...
Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám.
Cha mẹ nên biết cách điều khiển cảm xúc, tránh những căng thẳng khi chăm sóc trẻ và cảnh báo với những người tham gia chăm sóc trẻ sự nguy hiểm cho trẻ khi bị lắc mạnh.
Theo SK&ĐS
Tổn thương não ở trẻ em khi bị lắc mạnh Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của trẻ bị dịch chuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến hậu quả tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác. Lứa tuổi thường bị tổn thương não theo cơ...