Thực phẩm mẹ ‘cấm’ được ăn lúc đói
Khi bụng đang đói, mẹ không nên ăn sữa chua, chuối, cà chua… vì chúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Có những loại thực phẩm thông thường rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên khi ăn vào lúc đói chúng lại phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh những đồ ăn sau lúc bụng đang đói nhé!
Sữa và sữa đậu nành
Hai loại thức ăn này có chứa đạm cao, giàu vitamin nhưng nếu mẹ bầu dùng nó vào đồ ăn nhanh chống đói thì lại phản tác dụng. Vì lượng protein lúc này không làm đúng vai trò dinh dưỡng của nó, khiến cơn đói của bạn không được xoa dịu.
Cách tốt nhất khi đói bạn nên ăn uống sữa cùng bánh mì, hoặc những đồ ăn có chứa tinh bột. Cơ thể hấp thụ sữa và sữa đậu nành tốt nhất là mẹ ăn điểm tâm buổi sáng cùng bánh mỳ, hoặc sau khi ăn trưa 2 tiếng, cũng có thể uống trước khi đi ngủ.
Sữa đậu nành có chứa đạm cao, giàu vitamin nhưng nếu mẹ bầu dùng nó vào đồ ăn nhanh chống đói thì lại phản tác dụng.
Sữa chua
Không thể phủ nhận vai trò của sữa chua đối với sức khỏe nhưng sữa chua sẽ phản tác dụng nếu mẹ không ăn đúng thời điểm. Nếu bạn ăn lúc đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Cách ăn có lợi cho sức khỏe là 2 tiếng sau bữa ăn. Ngoài ra, mẹ có thể ăn trước khi đi ngủ. Với hai cách này có thể phát huy hết tác dụng của sữa chua giúp cho cơ thể tiêu hóa tốt các lượng thức ăn bạn đã ăn buổi trưa và tối. Bên cạnh đó còn có khả năng làm đẹp cho da của bạn.
Trà xanh
Uống trà lúc mẹ đói không tốt cho dạ dày chút nào cả. Mặc dù trà xanh có công dụng rất lớn đối với sức khỏe của mẹ bầu như có khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, chống sâu răng.
Nhưng sẽ phản tác dụng, nếu mẹ uống trà với cái bụng trống rỗng sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, và dẫn đến hiện tượng “say trà” có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đứng có cảm giác quay cuồng – vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ.
Đường
Đường là một loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng nếu cái bụng của bạn đang đói cồn cào mà mẹ lại ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, tức là bạn đang làm tổn hại đến cơ thể. Vì khi đó, lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao đột ngột nên dễ mắc bệnh.
Video đang HOT
Cà chua
Trong cà chua chứa nhiều chất nhựa và các axit. Khi đói, cơ thể không đủ năng lương để chuyển hóa hai chất này, nên khi thực phẩm này vào cơ thể, các axit và men tiêu hóa sẵn có trong dạ dày sẽ phản ứng tiêu cực với chúng. Hậu quả là xảy ra hiện tượng kết tủa dẫn đến cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Nếu lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày.
Mẹ bầu không nên ăn cà chua lúc đói. (ảnh minh họa)
Chuối
Trong quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C. Chuối có tác dụng trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhưng sẽ phản tác dụng khi bạn dùng chuối làm thực ăn khi đói, lúc này hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của chị em.
Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thế lúc đói cũng sẽ gây tổn hại cho dạ dày.
Cam, quýt
Cam, quýt vẫn được biết đến như những loại hoa quả ngon và có nhiều tác dụng: thanh nhiệt, lành tính (vỏ có thể sử dụng như 1 vị thuốc dân gian trị các bệnh về cảm cúm…). Tuy nhiên, không phải tốt có nghĩa là có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ăn cam, quýt trước bữa cơm hoặc khi bạn đang đói sẽ bất lợi cho hệ tiêu hóa. Với hàm lượng axit lớn, cam, quýt kích thích không tốt đối với niêm mạc dạ dày, gây đầy hơi, ợ hơi, thậm chí còn gây nôn ra dịch dạ dày.
Tỏi
Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu với cái bụng trống rỗng mà mẹ lại ăn tỏi nhiều sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.
Khoai lang
Bình thường khoai lang rất tốt cho tiêu hóa nhưng nếu với cái bụng đói mà bạn ăn sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày, gây cho mẹ cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua…
Đặc biệt những người bị bệnh dạ dày, càng nên tránh xa khoai lang lúc đói. Nếu không bệnh của mẹ sẽ càng nghiêm trọng hơn đấy.
Kẹo
Kẹo là loại đồ ăn rất dễ được cơ thể hấp thụ. Khi ăn nhiều kẹo trong lúc đói bụng, lượng đường trong kẹo sẽ được nạp 1 cách nhanh chóng vào trong cơ thể mà không có sự điều tiết thích hợp. Điều này sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo Khampha
8 thực phẩm vô tình ăn cùng với trứng cực kỳ nguy hiểm
Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những tác dụng phụ khi kết hợp một số thực phẩm kị với trứng sau đây.
Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,... Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm... Ngoài ra, nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra.
Vitamin D là vi chất thiết yếu để con người tiêu thụ canxi và duy trì sức khỏe cho xương. Do vậy, có thể nói trứng cùng các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Mặc khác trứng còn có tác dụng cải thiện sức khỏe cho tóc và móng vì trứng rất giàu chất sunfur, các vitamin, khoáng chất. Đối với người hoạt động tri óc thì trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời bởi vì trong lòng đỏ trứng cũng rất giàu axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Vì vậy, ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, nhất là sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu ăn trứng gà cùng với những thực phẩm "không đội trời chung" dưới đây sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng hoặc khiến cho cơ thể bạn cảm thấy khó chịu.
Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Đường
Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine - phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.
Hồng
Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị trúng độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 gram muối). Nếu uống xong vẫn chưa thấy buồn nôn, bạn có thể uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng tươi nghiền nát hòa với nước ấm để uống. Trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.
Tỏi
Theo BS. An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.
Thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa
Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn. Trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai , tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Óc lợn
Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
Thuốc tiêu viêm
Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Một số bệnh viêm khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, không có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ thuốc (xét ở góc độ Tây y).
Theo Trí Thức Trẻ
Ăn vải cũng phải đúng cách Nếu ăn quá nhiều có thể gây ra chứng "say vải", thậm chí bị ngộ độc do quả vải bị nhiễm nấm. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn nhiều vải có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra chứng "say vải" rất khó chịu. Nguyên nhân là do trong cùi vải có nhiều đường glucoza,...