Thực phẩm may mắn dành cho Năm mới
Sau đây là danh sách 10 loại thực phẩm may mắn được ưa chuộng nhất trong dịp Năm mới.
1. Mì sợi
Người dân ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia thuộc châu Á vẫn có thói quen ăn mì sợi trong những ngày đầu năm.
2. Thịt heo
Tại những quốc gia như Cu Ba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, thịt heo tượng trưng cho sự phát triển, tiến bộ. Người ta cho rằng con vật này không bao giờ đi lùi do thói quen luôn sục chiếc mũi xuống mặt đất phía trước khi tìm kiếm thức ăn.
3. Trái cây có hình tròn
Mặc dù số lượng các loại trái được dùng có thể khác nhau tùy theo từng tôn giáo nhưng việc ăn những loại trái cây có hình tròn vẫn là một tập tục khá phổ biến trong những ngày đầu năm.
Ở Philippin có thói quen dùng tới 13 trái vì họ cho rằng đây là con số may mắn. Trong khi đó, ở các nước châu Âu và Mỹ chỉ sử dụng 12 loại trái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Tuy nhiên, dù số lượng có khác nhau nhưng hình dáng của các loại trái cây này phải trông giống đồng xu và có vị ngọt.
4. Cá nguyên con
Video đang HOT
5. Lựu
6. Rau xanh
7. Đậu lăng
Một bữa ăn năm mới phổ biến ở nước Ý phải có món Cotechino con Lenticchie (món đậu lăng với nước sốt) vì loại đậu này có màu xanh (giống tiền giấy) và có hình dạng giống với đồng tiền xu.
8. Cá trích ngâm
Đức, Ba Lan và vùng Scandinavia có quan niệm rằng ăn cá trích vào lúc giao thừa sẽ giúp mang đến một năm mới tốt lành, dồi dào tài lộc. Ở các nước vùng Tây Âu, cá trích tượng trưng cho sự giàu có. Màu xám bạc của những chú cá trích cũng tương đồng với màu của những đồng tiền xu, điềm báo cho một tương lai may mắn phía trước.
9. Đậu mắt đen
10. Bánh mì bắp
Theo PNO
Phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Khai bút, hái lộc, chúc Tết, mừng thọ, du Xuân... tất cả những thuần phong ấy đã tạo nên nét đẹp riêng ở Tết người Việt.
1. Tống cựu nghênh tân
Tục lệ này đơn giản và không cần nghi thức gì. Đó chỉ là thời điểm mọi người quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi. Các thành viên trong gia đình sắm sửa quần áo mới, mua đồ trang trí, lễ vật trên bàn thờ... hoặc cùng hàng xóm dọn dẹp đường phố, đình chùa.
2. Lễ rước vong linh ông ba
Chiều 30 tháng Chạp, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị các thức ăn và trái cây được xếp thành mâm cỗ để dâng lên bàn thờ. Đây là dịp cả gia đình quây quần tưởng nhớ đến các vong linh ông, bà, tổ tiên... và cùng nhau kể chuyện năm cũ, ước nguyện năm mới.
3. Xông nhà (hay "xông đất")
Người Việt ta có tục xông nhà rất thú vị. Đầu năm mới mà người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm đó. Vì thế, những ai "nặng vía" thì phải chú ý vì nếu lỡ đến nhà ai sớm, mà trong năm đó người ta gặp chuyện gì không may sẽ "đổ" tại mình "vía không tốt". Và trong những ngày giáp Tết, gia chủ sẽ tìm người nào "nhẹ vía" và hợp tuổi với chủ nhà để nhờ xông đất. Cũng có khi không tìm được ai, chủ nhà sẽ tự mình xông nhà cho chính họ.
4. Hái lộc
Sau những giờ phút đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi hái lộc. Hái lộc thường diễn ra tại các đình, chùa. Khi đến đây, mỗi người sẽ hái một cành cây non và mang về nhà như một sự "rước lộc". Bởi ai cũng hy vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.
5. Chúc thọ, chúc Tết
Sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc thọ ông bà, cha mẹ. Người Việt quan niệm rằng cứ mỗi độ Xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, không kể sinh vào ngày nào, tháng nào. Chính vì vậy mà lời chúc luôn được đón nhận nhiều nhất vẫn là "Sống lâu trăm tuổi", trường thọ.
Chúc thọ của người Việt trong ngày đầu năm mới thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử. Đó là dịp để mỗi người con, người cháu bày tỏ tình cảm, lòng hiếu thảo, kính yêu đến ông bà, cha mẹ và những người xung quanh.
Trong những ngày Tết, làng xóm, bạn bè nô nức đến thăm nhau, chúc nhau sức khỏe, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phát tài tài phát lộc... Đây cũng là dịp gắn kết mọi người với nhau, những cái bắt tay dường như đã xóa hết sự hiểu lầm, hờn giận của năm cũ và mời nhau ly rượu nồng ấm để hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới.
6. Lì xì
"Lì xì" nguyên là chữ "lợi thị" (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Ông bà cha mẹ sẽ chuẩn bị một ít tiền cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng trông rất bắt mắt để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích và dành những lời chúc hay nhất đến bọn trẻ như hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn...
8. Quà Tết, lễ Tết
Đi chúc Tết kèm theo những món quà, giỏ quà là điều vô cùng quý, đặc biệt là những ngày trước Tết. Bởi dù to hay nhỏ món quà ấy đều thể hiện mối ân tình, sự biết ơn và tôn kính.
Các cụ ngày xưa đã có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ", vì vậy chúng ta không nên lạm dụng quà Tết, lễ Tết để thể hiện "cho được" tình cảm của mình với người thân, bạn bè, làng xóm... Tình cảm phải thực từ tâm, những lời chúc ý nghĩa, ly rượu thơm nồng chan chứa tình cảm, cái bắt tay hay vòng tay siết chặt... tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Theo PNO
Lẩu nướng quen mà lạ Có thưởng thức qua món lẩu nướng mới hiểu rõ vì sao hai món ăn này kết hợp với nhau ăn ý như vậy. Các loại nguyên liệu sống, đặc biệt là hải sản thường tiết ra một lượng nước ngọt đáng kể khi dùng trong món nướng. Lẩu nướng thơm ngon bổ dưỡng, nhưng không cầu kì trong cách chế biến nên...