Thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn
Để hạn chế nguy cơ tái phát những cơn hen suyễn cũng như giúp bạn kiểm soát được bệnh cho trẻ tốt nhất, cha mẹ nên tránh cho con ăn những thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn dưới đây.
Hen suyễn là nỗi khổ của nhiều người, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng trẻ em, chúng có thể khiến trẻ mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm như chậm phát triển thể chất, biến dạng lồng ngực,… Hậu quả nghiêm trọng là vậy nhưng việc chẩn đoán và điều trị hen suyễn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là với những trẻ dưới 2 tuổi.
Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh lý mãn tính thường gặp ở trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc để điều trị hen suyễn cho trẻ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm chính vì thế những trẻ mắc hen suyễn cần tránh những thực phẩm có thể gây nên những cơn hen kịch phát gồm:
1. Nhóm thực phẩm chứa nhiều sulfite
Sulfite được biết đến là các hoạt chất giúp bảo quản thực phẩm được tươi lâu hơn, có hạn sử dụng dài hơn, chất này cũng giúp duy trì màu sắc của thực phẩm. Sulfite có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,… chúng có khả năng kích thích cơ chế gây hen phế quản ở trẻ em, chính vì thế đây được xem là nhóm thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn.
Không chỉ trong đồ ăn đóng hộp mới có hoạt chất sulfite mà trong một số thực phẩm tự nhiên như măng tây, hẹ, tinh bột ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, sirô cây thích, cá hồi,… cũng chứa hoạt chất này, chính vì thế cha mẹ cần hạn chế chúng trong chế độ ăn hàng ngày của con trẻ.
2. Thực phẩm có tính acid cao
Một số thực phẩm giàu tính acid như dưa cải muối chua, cà muối, nước uống đóng hộp,… cũng là thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn. Chúng chứa nhiều acid hơn các đồ ăn khác không chỉ ảnh hưởng lớn tới dạ dày của trẻ mà còn khiến trẻ dễ tái phát những cơn hen phế quản kịch phát.
Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng những hoa quả tươi, đồ ăn tươi sống để bổ sung dưỡng chất cho trẻ.
3. Thịt nướng
Video đang HOT
Thịt nướng là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng đây lại chính là một trong những thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn.
Khi bạn nướng thịt trực tiếp trên lửa sẽ làm mất đi các hợp chất carbon có trong thịt, điều này làm giảm đi hiệu quả của các thuốc điều trị hen phế quản được sử dụng cho trẻ như theophylline. Carbon mất đi còn kích thích phản ứng viêm của cơ thể làm trẻ có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn những đứa trẻ khác.
4. Các loại nước ngọt đóng chai
Nước ngọt đóng chai luôn nằm trong danh sách những thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn, trong những loại nước uống này có chứa rất nhiều hóa chất độc hại cũng như các loại phụ gia, chất bảo quản cũng như hương liệu. Điều này không chỉ không tốt cho sức khỏe chung của trẻ mà chúng còn làm trẻ dễ tái phát những cơn hen phế quản hơn bình thường.
5. Trái cây hay rau củ sấy khô
Trái cây hay rau củ sấy khô cũng nằm trong nhóm những thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn, những loại trái cây sấy khô trẻ không nên ăn có thể kể tới như: nho khô, quả dứa, quả mơ, quả anh đào và rau củ đóng hộp.
6. Tôm
Tôm đặc biệt là tôm đông lạnh là thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn, trong tôm đông lạnh có chứa sulfite. Hoạt chất này được dùng để giúp tôm có màu sắc tươi mới và trông ngon mắt hơn. Thay vì sử dụng tôm đông lạnh cha mẹ hãy sử dụng tôm tươi cho trẻ ăn hàng ngày.
Nhóm các chất kích thích như rượu, cà phê hay thuốc lá luôn là những thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn. Những chất kích thích này đẩy nhanh việc tăng tiết dịch nhầy phế quản, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, những trẻ mắc hen suyễn sử dụng nhiều muối sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn những trẻ có chế độ ăn nhạt. Đồng thời, thực phẩm mà trẻ hen suyễn không nên ăn cũng có thể kể tới như phô mai, tôm, cua, gà,…
Phạm Thị Mai
10 nguyên nhân khiến bạn ngáy khi ngủ
Rất nhiều người ngáy khi ngủ và điều này có thể gây phiền toái cho những người xung quanh. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Béo phì: Béo phì có thể được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngáy ngủ. Người béo phì thường có mô thừa các chặn đường thở. Điều này khiến lưu thông khí gặp khó khăn, tạo ra âm thanh lớn trong khi ngủ.
Lệch vách ngăn mũi: Đây là tình trạng sụn ngăn mũi bị lệch giữa, gây khó thở. Quá ít oxy đi vào qua khoang mũi khiến phổi phải "gồng" lên để hô hấp đủ. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ngáy.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Đối với đa số chúng ta, lượng không khí vào một số khu vực thuộc đường hô hấp trên bị giảm khi ngủ. Tình trạng này còn tệ hơn ở người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Điều này gây ngáy ngủ.
Uống bia rượu: Uống rượu bia khiến các cơ hàm và cơ họng trùng xuống, sau đó chặn vào đường thở, gây tình trạng ngáy ngủ.
Suy tuyến giáp: Tuyến giáp suy yếu sẽ sản sinh ít hormone hơn, trong khi những hormone này có tác dụng giảm tình trạng ngáy ngủ.
Ngạt mũi: Ngạt mũi do cảm lạnh hay cảm cúm có thể khiến họng bị sưng, khiến đường thở vốn đã tắc lại càng tắc hơn. Điều này có thể gây khó thở và ngáy ngủ.
Các bệnh thần kinh - cơ: Trẻ sinh ra với khuyết tật thần kinh - cơ có thể bị khó thở đến cả khi trưởng thành. Đây cũng là một nguyên nhân gây ngáy khi ngủ.
Phì đại amidan (Viêm amidan): Viêm amidan là một bệnh lý có thể gây ngáy ngủ cả ở trẻ em và người lớn. Amidan bị phì đại sẽ chặn đường thở khi người bệnh nằm xuống.
Hút thuốc: Hút thuốc có thể gây phù nề và viêm đường hô hấp trên, đồng thời khiến phổi suy yếu. Tất cả các yếu tố trên khiến hút thuốc đứng đầu các nguyên nhân gây ngáy ngủ.
Hen suyễn và yết hầu nhỏ: Khi hen suyễn kết hợp với yết hầu nhỏ, chúng có thể gây áp suất thực quản âm và làm tăng tình trạng ngáy ngủ./.
CTV Ngọc Diệp
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen phế quản hay hen suyễn là một căn bệnh viêm mãn tính đường hô hấp gây khó thở và có tiến triển rất phức tạp. Vậy hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn hay hen phế quản (Asthma) là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm đường thở...