Thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường
Khổ qua, lá cà ri được xem có công dụng giảm lượng đường trong máu.
Một số hướng dẫn sau đây từ các chuyên gia có thể giúp bạn phần nào kiểm soát được căn bệnh này.
Khổ qua
Khổ qua được xem có công dụng giảm lượng đường trong máu. Đó là nhờ khổ qua chứa một số hoá chất tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin. Nhiều cuộc thí nghiệm trên động vật cho thấy, khổ qua có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose.
Một cuộc khảo sát ở 100 người bị tiểu đường týp 2 cho thấy, vài giờ sau khi uống nước ép từ trái khổ qua, lượng đường trong máu ở các tình nguyện viên giảm đáng kể. Các chuyên gia nghiên cứu về thảo mộc khuyên rằng, nếu dùng nước ép từ khổ qua thì bạn nên dùng 50ml/mgày.
Cũng theo báo The Times of India dẫn nguồn tin từ các chuyên gia Ấn Độ, khổ qua được xem là thực phẩm cản trở khả năng sinh sản, do đó bạn không nên dùng khổ qua nếu đang mang thai hoặc dự định mang thai. Ngoài ra, để nước ép khổ qua tránh xa tầm với của trẻ em. Theo một số báo cáo, nước ép từ khổ qua có thể gây ngộ độc cho trẻ em.
Lá cà-ri
Lá cà-ri từ lâu được xem có công dụng giúp hạ đường huyết (nguồn ảnh: internet)
Lá cà-ri từ lâu được xem có công dụng giúp hạ đường huyết. Một cuộc khảo sát ở 60 người mắc bệnh tiểu đường týp 2 cho kết quả, những ai bổ sung bộ được làm từ lá cà-ri (25 g vào buổi trưa và 25g vào buổi tối mỗi ngày) trong suốt 6 tháng giảm được lượng đường trong máu từ 8,4 xuống còn 6,2.
Châm cứu
Biện pháp này có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Một hồi cứu nhiều cuộc khảo sát ở Trung Quốc được công bố trên chuyên san Y học cổ truyền của nước này cho thấy, châm cứu giúp hạ đường huyết khoảng 50% ở bệnh nhân tiểu đường. Trong một cuộc khảo sát khác, lượng đường trong máu giảm trung bình từ 21 xuống 6,5 sau khi một số tình nguyện viên dùng liệu pháp châm cứu.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện các liệu pháp này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước xem liệu pháp nào phù hợp với thể trạng của mình.
Video đang HOT
Theo Eva
Các xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đường
Khi bị đái tháo đường (ĐTĐ), đường trong máu sẽ cao và có thể gây ra nhiều biến chứng (mắt, tim, thận...) nếu không được điều trị đúng. Để điều trị thường cần làm một số xét nghiệm để kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ. Sau đây là những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân ĐTĐ.
Xét nghiệm đường huyết mao mạch
Đường huyếtĐường huyết (ĐH) tĩnh mạch (phải làm ở phòng xét nghiệm). ĐH mao mạch (lấy một giọt máu ở đầu ngón tay, có thể tự thử ở nhà).
Đường niệu, HbA1c ceton huyết, niệu tổng phân tích nước tiểu, lipid máu.
Theo dõi ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờ sau ăn. HbA1c mỗi 3 tháng 1 lần. Lipid máu lúc đói lúc chẩn đoán ĐTĐ nếu bình thường thì đo hàng năm. Đạm niệu mỗi năm một lần.
ĐH như thế nào thì gọi là ĐTĐ?
Để xác định có ĐTĐ, cần phải thử ĐH tĩnh mạch. Ở người bình thường: ĐH tĩnh mạch lúc đói 70 - 100mg/dl (được gọi là đói khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu). Người bị ĐTĐ khi ĐH lúc đói hơn hay bằng 126mg/dl (ít nhất 2 lần thử vào 2 ngày khác nhau).
Chú ý: không được dùng kết quả ĐH đo bằng máy thử ĐH ở đầu ngón tay để chẩn đoán ĐTĐ.
Khi điều trị ĐTĐ, ĐH bao nhiêu thì tốt?
Bảng dưới đây là mức ĐH cần phải đạt được khi điều trị.
Với một số người dễ bị hạ ĐH (người cao tuổi, rối loạn tri giác, ăn uống kém) không nên cố gắng đạt tới mức ĐH lý tưởng, chỉ cần giữ ở mức chấp nhận được.
Có cần phải thử đường trong nước tiểu hay không?
Hiện nay, thử đường niệu không còn được dùng phổ biến để theo dõi ĐTĐ nữa, vì nó có nhược điểm là không đánh giá được trường hợp ĐH không cao nhiều (từ 120 -180mg/dl). Thử đường niệu cũng không phát hiện được tình trạng hạ ĐH. Que thử đường niệu có ưu điểm là giá rẻ. Cách tốt nhất để tự theo dõi ĐH hiện nay là dùng máy đo ĐH ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể dùng que thử đường trong nước tiểu để theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ nếu không có điều kiện mua máy đo ĐH.
Có thể thử ĐH ở nhà hay không?
Ở nhà có thể dùng máy thử ĐH ở đầu ngón tay để tự theo dõi ĐH. Đây là cách theo dõi điều trị ĐTĐ thuận tiện và thường được dùng hiện nay, nó giúp đánh giá tình trạng ĐTĐ tốt hay xấu. Kết quả được đo tại nhà nhanh sẽ giúp cho bác sĩ điều trị ĐTĐ tốt hơn cho người bệnh.
Nếu có máy thử ĐH ở nhà, nên thử ĐH mấy lần trong ngày và thử vào lúc nào?
Nên thử ĐH ở nhà tại những thời điểm sau đây:
ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờ sau ăn (sau khi bắt đầu ăn), ĐH lúc đi ngủ (10 - 11g đêm).
Với ĐTĐ týp 1: có thể thử mỗi ngày từ 2 - 4 lần tùy trường hợp. Cần phải thử nhiều lần trong ngày khi đang cần điều chỉnh liều tiêm insulin để kiểm soát tốt ĐH.
Với ĐTĐ týp 2: không cần thường xuyên như ĐTĐ typ 1 mà chỉ cần 2 - 3 lần/tuần.
Với bệnh nhân ĐTĐ nói chung, cần thử ĐH khi có biểu hiện hạ ĐH (hồi hộp, vã mồ hôi, chân tay lạnh...), gọi là hạ ĐH khi chỉ số ĐH
Huyết sắc tố A1c (HbA1c) là gì? Bao lâu thì phải thử lại?
Đường glucose trong máu sẽ gắn vào huyết sắc tố (Hb) trong hồng cầu. Đo HbA1c cho biết ĐH trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó. Bình thường thì HbA1c khoảng 4 -6% của tổng số Hb trong máu. Nếu HbA1c tăng cao hơn bình thường chứng tỏ ĐH không kiểm soát tốt trong thời gian 2 - 3 tháng trước khi đo. Chỉ cần đo HbA1c 3 tháng 1 lần, vì đời sống hồng cầu là 2 - 3 tháng mới thay hồng cầu mới.
Khi nào thì cần phải thử ceton trong máu và nước tiểu?
Nếu ĐTĐ không được điều trị tốt, ĐH tăng cao thì trong cơ thể có thể sinh ra ceton. Thể ceton mang tính acid sẽ có hại cho cơ thể. Tình trạng này cho biết trong cơ thể người bệnh đang thiếu insulin, bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị gấp. Nên dùng que thử ceton niệu khi gặp các tình huống sau đây: bị cảm cúm hay sốt ĐH cao>250mg/dl, buồn nôn, nôn, đau bụng có thai.
Có cần thử đạm niệu không?
Khi bệnh nhân ĐTĐ có nhiều đạm trong nước tiểu là dấu hiệu cho biết thận đã bị tổn thương. Có hai mức độ tiểu ra đạm (albumin): tiểu albumin vi lượng là lượng albumin trong nước tiểu ít từ 30 - 300mg/24 giờ. Tiểu đạm đại lượng là lượng đạm trong nước tiểu nhiều> 300mg/24 giờ. Khi có đạm niệu, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị theo dõi để tránh bị suy thận.
Dùng phương pháp nào đo đạm niệu?
Đo đạm niệu tại bệnh viện hay các trung tâm xét nghiệm sẽ cho biết chính xác lượng đạm trong nước tiểu hàng ngày để đánh giá tiểu đạm nhiều hay ít (chú ý không đo đạm niệu khi mới vận động, nhiễm toan ceton, sốt, nhiễm trùng vì kết quả đo sẽ không chính xác).
Tại sao bị ĐTĐ mà phải thử mỡ trong máu?
Bệnh nhân ĐTĐ thường hay có mỡ trong máu tăng cao. Khi mỡ trong máu tăng cao sẽ làm bệnh nhân dễ mắc bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Thử mỡ máu khi nào? Cần phải nhịn đói trước khi đi thử mỡ máu.
Thử những chỉ số gì? Thường có 4 yếu tố cần phải đo gồm: lipid máu, HDL - cholesterol, LDL - cholesterol, triglycerid .
ThS.BS. TRẦN QUANG NAM
Theo SK&ĐS
Cân bằng lượng đường trong máu Cho dù bạn đã mắc bệnh tiểu đường, bị thừa cân hoặc muốn ngừa một số rắc rối về sức khỏe trong tương lai, hãy thực hiện theo một số gợi ý sau từ các chuyên gia Canada, qua đó giúp bạn duy trì lượng đường, insulin trong máu khỏe mạnh. Uống sữa Uống ít nhất 2 ly sữa không béo mỗi ngày...