Thực phẩm không tốt cho người bị cảm nhiều người không ngờ tới
Sữa, cà phê, ớt,… là những thực phẩm chúng ta nên tránh khi cảm cúm.
Bệnh cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa lạnh. Khi cảm cúm, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, thời điểm này nếu dùng những thực phẩm không phù hợp thì bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Theo Eatthis, những thực phẩm dưới đây chúng ta cần tránh xa nếu mắc cảm cúm, cảm lạnh.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo loại thực phẩm chứa nhiều đường người bị cảm lạnh không nên ăn.
Đường làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Ảnh: Internet
Do đường gây viêm, điều này đã được chứng minh là làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Những tế bào này chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng.
Sữa
Sữa có thể tạo ra nhiều chất nhầy, điều này sẽ khiến các chất gây dị ứng có hại tồn tại trong cơ thể lâu hơn. Sữa nguyên chất đã được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy, điều này gây khó chịu hơn bị bệnh.
Sữa nguyên chất đã được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy. Ảnh: Internet
Cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cà phê làm mất nước trong cơ thể và có thể làm cho cơn đau cơ trở nên tồi tệ hơn.
Cà phê có thể làm mất nước trong cơ thể. Ảnh: Internet
Video đang HOT
“Hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất khi cơ thể ngậm nước tốt. Vì caffeine trong cà phê là thuốc lợi tiểu, nó sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều. Kết hợp với các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, caffeine sẽ chỉ làm mất nước tồi tệ hơn”, Rebecca Lewis, chuyên gia dinh dưỡng tại HelloFresh, nói.
Ớt
Thực phẩm cay như ớt là thứ chúng ta cần tránh khi bị bệnh, đặc biệt nếu có triệu chứng sổ mũi. Do chất capsaicin trong ớt là một chất gây kích thích cho đường mũi, khiến cho việc sản xuất chất nhầy ra nhiều hơn.
Chất capsaicin trong ớt là một chất gây kích thích cho đường mũi. Ảnh: Imternet
Đậu phộng
Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng. Ngoài ra, ăn đậu phộng khi bị bệnh có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm và nghẹt mũi.
Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng. Ảnh: Internet
Đồ uống lạnh
Uống đồ uống lạnh có thể gây đau họng và làm chậm tiêu hóa. Ăn hoặc uống các thức ăn lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể, chúng ta sẽ phải mất thêm sức để tăng nhiệt độ từ bên trong. Điều này cũng làm chậm quá trình phục hồi.
Uống đồ uống lạnh có thể gây đau họng và làm chậm tiêu hóa. Ảnh: Internet
CHÂU NGUYÊN
Đây là loại khối u dễ chẩn đoán sai nhưng có tỷ lệ tử vong cao
Khi có những triệu chứng như đau lưng, thiếu máu, chức năng thận bất thường thì cần phải cẩn trọng với đa u tủy.
Theo trang Sohu, đa u tủy là một loại ung thư hình thành trong tế bào bạch cầu gọi là tế bào plasma. Các tế bào plasma giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách tạo ra các kháng thể nhận biết và tấn công vi trùng.
Đa u tủy làm cho các tế bào ung thư tích tụ trong tủy xương, nơi tập trung các tế bào máu khỏe mạnh. Thay vì tạo ra các kháng thể hữu ích, các tế bào ung thư tạo ra các protein bất thường có thể gây ra các biến chứng.
Ảnh: Wikipedia
Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc đa u tủy tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là xảy ra với người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Các triệu chứng xảy ra rất đa dạng và không điển hình dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn. Điều đáng nói nhất là nhiều bệnh nhân chưa bao giờ nghe tới khối u này nên không biết cách phòng ngừa.
Những triệu chứng có thể là đa u tủy
Đa u tủy là khối u máu phổ biến thứ 2 trên thế giới, chủ yếu là một bệnh ác tính gây ra bởi sự tăng sinh bất thường của các tế bào plasma vô tính. Bởi vì căn bệnh này phá hủy xương, nên người bệnh sẽ có một số triệu chứng như đau thắt lưng, đau chân hoặc bị gãy cột sống khi xoay đột ngột.
Những người cao tuổi nghĩ rằng khi cơ thể già đi thì họ không thể tránh được việc đau ở lưng và chân. Nhưng những cơn đau ở vị trí này có thể là do tăng sản xương, căng cơ thắt lưng hoặc viêm khớp.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm trùng lặp đi lặp lại, thiếu máu, protein niệu (protein có trong nước tiểu cho thận có vấn đề) và những tổn thương thận khác. Bệnh nhân được điều trị tại các khoa tương ứng và rất ít người được điều trị tại khoa huyết học.
Ảnh: Thisdeakin
Do đó, khi bị đau nhức xương khớp, gãy xương lặp đi lặp lại, thiếu máu không rõ nguyên nhân, tăng calci máu, chức năng thận bất thường... bạn nên đến khoa huyết học để được chẩn đoán chính xác càng sớm càng tốt.
3 tiêu chí để chẩn đoán đa u tủy
- Chọc tủy xương có thể tìm thấy một số lượng lớn các tế bài plasma ác tính.
- Hầu hết các u nguyên bào tiết ra một protein M, nó có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
- Hầu hết bệnh nhân bị tủy xương có thể được chẩn đoán đúng thông qua kiểm tra xương.
Điều trị kịp thời có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân đa u tủy
Đa u tủy hiện không thể chữa được và dễ bị tái phát. Tuy nhiên, do sự phát triển của các loại thuốc và phương pháp điều trị cải tiến, thời gian sống sót trung bình đã được kéo dài từ dưới 3 năm đến 5 - 7 năm.
Ảnh: Foxnews
Về mặt điều trị, ngoài việc ghép tế bào gốc tạo máu, các chất ức chế proteasome có thể loại bỏ rất hiệu quả các u nguyên bào.
Việc điều trị sẽ được bác sĩ có chuyên môn và thẩm quyền quyết định. Ngoài tiêm thì còn có thuốc uống, việc tuân thủ nghiêm ngặt có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phan Hằng
Ăn vặt khi bị stress vô cùng tai hại, hãy áp dụng cách "cai nghiện" này ngay! Trên thực tế, không ít người lựa chọn vào nhà bếp thường xuyên hơn và coi việc tiêu thụ thực phẩm là giải pháp hiệu quả để giảm bớt stress trong giây lát vào khoảng thời gian dịch bệnh khắp toàn cầu. Dù không tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây stress bên ngoài, mọi người vẫn có thể phải đối...