Thực phẩm không nên ăn kèm thịt lợn
Thịt bò, gan, đậu tương, rau thơm… được khuyến cáo không được ăn chung với thịt lợn.
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là lý giải của các chuyên gia dinh dưỡng:
Thịt bò
Theo các chuyên gia ẩm thực, thịt lợn và thịt bò kị nhau, làm giảm các chất dinh dưỡng có trong nhau vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn.
Vậy nên các bà nội trợ nên hạn chế dùng 2 loại thịt này trong 1 món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong chúng.
Gan dê
Các dân tộc miền núi phía Bắc thường hay ví von “hôi như dê”, bởi loài này có mùi hôi rất đặc trưng. Do đó, gan dê cũng có mùi hôi, khi dùng gan dê để xào với thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị của món ăn trở nên rất đáng sợ, không thuyết phục được người thưởng thức món ăn.
Ngoài gan dê, các loại gan khác cũng không nên nấu kết hợp cùng thịt lợn.
Rau thơm
Chúng ta vẫn rất hay ăn thịt lợn kèm rau thơm nhưng theo các chuyên gia, không nên kết hợp chúng với nhau.Thông tin trên Trí thức trẻ cho hay , rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Video đang HOT
Đậu tương
Là sản phẩm giàu dinh dưỡng được dùng để sản xuất sữa đậu nành, đậu phụ với 60-80% là phốt pho.
Phốt pho rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng), tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Theo SKGD
7 món ăn - bài thuốc chữa bệnh mất ngủ kéo dài
Sử dụng các món ăn, bài thuốc là một trong những phương pháp trị mất ngủ theo y học cổ truyền rất tốt.
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ . Việc điều trị không nên chỉ dựa vào thuốc mà phải chú ý nguyên nhân gây bệnh, tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt,... Xin giới thiệu một số món ăn đơn giản chữa bệnh mất ngủ hiệu nghiệm để bạn đọc tham khảo:
Bài 1:
Thịt lợn nạc 150g, gạo tẻ 100g, phục thần 15g, viễn chí 12g, gia vị, rau thơm vừa đủ.
Phục thần và viễn chí sắc kỹ lấy nước bỏ bã, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Lấy nước thuốc cùng gạo vo sạch và thịt nạc hầm thành cháo, cháo chín nêm gia vị, hành rau thơm ăn nóng trong ngày.
Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, bổ não, dùng thích hợp cho người bị mất ngủ kéo dài, tim hồi hộp cơ thể suy nhược.
Bài 2:
Gạo nếp 50g, hạt sen 60g, nấm linh chi 50g, đường cát trắng 30g, tất cả nấu nhừ thành cháo, ăn cách một giờ trước khi đi ngủ. Dùng liền 1 tuần.
Công dụng: Bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.
Bài 3:
Long nhãn 30g, gạo nếp 50g, hạt sen bỏ tâm 30g.
Cho gạo và hạt sen vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ khoảng 30 phút, khi gần chín nhừ cho thêm cùi nhãn và các gia vị vừa ăn. Có thể ăn thường xuyên.
Công dụng: Ích tâm thần, giúp ngủ ngon, dùng cho những người mất ngủ mạn tính.
Cháo long nhãn hạt sen rất tốt cho người mất ngủ mạn tính.
Bài 4:
Bách hợp, hạt sen, mỗi thứ 30g, thịt lợn nạc 200g. Tất cả ninh nhừ, ăn hết trong 1 lần.
Công dụng: Bổ thận, mát gan , an thần.
Bài 5:
Cùi nhãn tươi 100g, cho vào nồi thêm 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Ăn hàng ngày, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Công dụng: An thần, giảm đau đầu, giúp dễ ngủ.
Bài 6:
Đậu xanh 50g, đường phèn 10g, nước 200ml.
Cho tất cả vào nồi đun nhỏ lửa đến khi đậu xanh chín nhừ. Ăn khi còn nóng. Món ăn này thích hợp với người mất ngủ kéo dài, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng gây khó ngủ.
Bài 7:
Hoa bách hợp tươi 25g, cá diếc 2 con khoảng 500g, dầu thực vật, gừng tươi, gia vị vừa đủ.
Tỉa cánh hoa bách hợp rửa sạch, cá diếc rửa sạch, mổ bỏ nội tạng, cho dầu thực vật vào chảo nóng già cho cá diếc vào rán qua. Sau đó cho nước vào chảo, đun nhỏ lửa đến sôi, cho hoa bách hợp vào cùng gia vị vào đun tiếp cho chín, bắc ra ăn nóng. Ăn liền 1 tuần.
Công dụng: Kiện tỳ, ích khí, thanh tâm, an thần.
Lưu ý: Không sử dụng các chất có chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, thuốc lào trà đặc. Hạn chế ăn thức ăn khô, cay, nóng,... Không ăn quá no trước khi đi ngủ.
Trí Thức Trẻ
Chế độ ăn tốt cho người bị viêm gan mạn tính Bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy người bị viêm gan mạn tính nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, thanh đạm, dễ tiêu hóa giàu dinh dưỡng cao, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Ảnh minh họa: Internet Đồng thời để tạo sự...