Thực phẩm, hàng hóa độc hại của Trung Quốc: Phải “cấm cửa” không cho vào Việt Nam
Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ được hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, cũng cần có những biện pháp kiên quyết “cấm cửa” không cho hàng hóa độc hại tràn vào Việt Nam.
Thực phẩm Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy chất độc
Ngày 21-4 vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).
Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nho Trung Quốc nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai vượt mức cho phép 3-5 lần. Loại trái cây này đang bán tràn lan ở Việt Nam dưới nhãn nho Mỹ để đánh lừa người tiêu dùng. Cách đây không lâu, ngành thực phẩm Trung Quốc lại bị rúng động khi thông tin những quả táo đỏ, thơm ngon nổi tiếng ở Yên Đài, Sơn Đông được bọc trong túi chứa chất bột độc hại ngay từ trên cây. Những quả táo đỏ thơm ngon vẫn được bày bán rất nhiều trên thị trường Việt Nam.
Không chỉ ở Việt Nam mà cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô như đào khô, ô mai, hồng khô… của nước này sử dụng các chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate chất tạo màu carmine, amaranth chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng. Theo các chuyên gia y tế, chất sodium cyclamate sẽ chuyển hóa thành chất cực độc có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi… Các chất carmine, amaranth, saccharin cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép. Theo bà Minh, tiểu thương chợ Đồng Xuân thì các loại hoa quả sấy khô 80% là hàng Trung Quốc. Lý do chính là hàng Trung Quốc thường rẻ hơn hàng trong nước từ 20.000-30.000 đồng/kg nên những người buôn bán vì lợi nhuận thường thích bán hàng Trung Quốc hơn hàng trong nước.
Video đang HOT
Người Trung Quốc không ăn gà thải loại nên tuồn ra nước bạn
Trên một diễn biến khác, trong khi gà trong nước đang xuống giá thảm hại thì gà thải loại, nhập lậu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tuồn vào nước ta khiến giá gà càng lao dốc mạnh. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, những ngày đầu tháng 7, lực lượng quản lý thị trường đã bắt giữ 17 tấn gà lậu. Theo tính toán mỗi ngày 10 tấn gà Trung Quốc được tiêu thụ tại Hà Nội. Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, người Trung Quốc không ăn gà thải loại vì nó có tồn dư hóc môn, kháng sinh và nhiều chất độc hại mà họ chỉ ăn vịt và gà choai. Đối với gà thải loại họ chỉ bán với giá 5.000-6.000 đồng/kg. Trong khi nếu vận chuyển trót lọt và tiêu thụ tại Việt Nam thì giá lên đến 25.000 đồng/kg. Từ đầu năm tới nay, Hà Nội đã chi hơn 1 tỷ đồng tiêu hủy gà nhập lậu có nguồn gốc không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu như dân buôn lậu lách luật đem về một tỉnh nào đó nuôi sau đó xin giấy kiểm dịch và mang đi tiêu thụ thì điều này không thể kiểm soát được.
Mối lo về bánh trung thu nhân… Trung Quốc
Mùa Trung thu sắp đến. Mối lo về bánh trung thu nhân… Trung Quốc lại hiện hữu. Còn nhớ trước mùa Trung thu năm 2011, Hà Nội đã thu giữ 2 tấn nhân bánh trung thu có xuất xứ Trung Quốc được đổ xuống số nhà 523 Thụy Khuê, địa chỉ của một công ty bánh kẹo chuyên sản xuất bánh kẹo trung thu cao cấp có tiếng từ nhiều năm nay. Bất kỳ loại nhân bánh Trung thu nào nhà sản xuất Việt Nam có nhu cầu, tiểu thương Trung Quốc đều có thể sản xuất trong 1-2 ngày với số lượng hàng chục tấn. Từ nhân bánh thập cẩm đến nhân đậu xanh, đậu đỏ, vi cá, bào ngư, dưa hấu Tân Cương, trứng muối… tiểu thương Trung Quốc có cả trăm mẫu hàng. Chỉ cần đặt cọc, hàng sẽ được vận chuyển về theo mọi con đường tiểu ngạch hoặc thẩm lậu vào thị trường nội địa. Chính từ đây, nhân bánh Trung thu sẽ được một số các công ty bánh kẹo trong nước nhập về với giá rẻ, sau đó bọc vỏ bánh bán ra thị trường mang các thương hiệu khác nhau của Việt Nam. Điều này khiến người tiêu dùng khó có thể nhận biết được đâu là bánh Trung thu của Việt Nam, đâu là bánh Trung thu của Trung Quốc. Không chỉ tuồn ra thị trường, nhân bánh trung thu Trung Quốc còn len lỏi cả vào trong các khách sạn lớn. Mùa Trung thu trước, trong một lần kiểm tra xét nghiệm mẫu nguyên liệu bánh Trung thu lấy từ một khách sạn 5 sao cho thấy có mẫu nguyên liệu nhiễm vi sinh. Tại thời điểm thanh tra, khách sạn này cho biết nguyên liệu làm bánh Trung thu được nhập từ Trung Quốc.
Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), số lượng nhân bánh trung thu, trứng muối nhập lậu vào Việt Nam không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể lên đến hàng trăm tấn. Tất cả được một số cơ sở sản xuất để biến thành bánh Trung thu thành phẩm đưa ra thị trường cho chính người tiêu dùng Việt Nam sử dụng.
Đến xe ô tô mà cũng nhiễm độc
Mới đây trên tờ Nguoiduatin đã đưa thông tin từ Ủy ban quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC), theo đó, 23.000 ô tô thương hiệu Trung Quốc (dòng Great Wall và Chery) bị phát hiện có sử dụng các chi tiết làm bằng amiăng, một loại vật liệu bị cấm nhập khẩu tại Úc. Do đó, cơ quan này đã buộc nhà nhập khẩu phải thu hồi xe. Được biết, xe bị thu hồi gồm các dòng Chery đời J11 và J3, Great Wall gồm có SA220, V240, X240, V200 và X200. Cũng theo ACCC thì “Amiăng được tìm thấy trong các vòng đệm của động cơ và hệ thống ống xả và không có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng phương tiện. Tuy nhiên Amiăng là một loại chất độc hại đã bị cấm và việc bảo dưỡng các động cơ và hệ thống ống xả của những xe này chỉ nên được thực hiện bởi những kỹ thuật viên đã qua đào tạo và áp dụng những quy trình an toàn phù hợp”, ACCC sẽ giám sát việc thu hồi và Cơ quan giám sát an toàn lao động sẽ giám sát các vấn đề liên quan đến an toàn nơi làm việc. Vụ việc trên được phát hiện khi cơ quan hải quan Úc nhận thấy có amiăng trong các phụ kiện nhập khẩu của các hãng xe này. Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng đã tìm ra các vật liệu độc hại này có trong các xe đang được chào bán tại đây.
Hiện dòng xe này cũng đã được chào bán tại Việt Nam, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tại Việt Nam cũng chưa có quyết định thu hồi dòng xe này. Chính vì vậy người tiêu dùng nên cân nhắc và xem xét kỹ trước khi mua xe có xuất xứ từ Trung Quốc.
Hàng hóa Trung Quốc bị tẩy chay trên toàn thế giới
Sau hàng loạt bê bối sản phẩm Trung Quốc nhiễm độc đã thổi bùng ngọn lửa tẩy chay hàng Trung Quốc trên toàn thế giới. Thương vụ giày độc Trung Quốc mới đây khiến cả thế giới sợ hãi. Qua kết quả kiểm tra cho thấy hàm lượng chất độc DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phthalate) chứa trong các mẫu giày này rất cao, từ 37% đến 50%. Trong khi đó, tiêu chuẩn cho phép của loại chất này đối với mặt hàng giày dép tại Đài Loan chỉ là 0,1%. Giày dép của trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrom vượt quá 6 lần mức cho phép, trong khi đây là một trong những độc chất gây ung thư nếu có hàm lượng vượt quá 3 mg.
Hàng loạt các nước trên thế giới như Mỹ, Ý, Tây Ban Nha… đều đồng loạt tiến hành thu hồi và tẩy chay loại giày dép độc hại trên. Gần đây, một cuộc điều tra do Hãng thông tấn AP tiến hành đã khiến người tiêu dùng phải sửng sốt bởi một sự thật quá bất ngờ. AP cho biết nhà sản xuất Trung Quốc đã sử dụng chất cực độc thay thế cho chì trong chế tác nữ trang, đồ chơi trẻ em. Kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy một số mẫu thử có hàm lượng catmi quá cao. Catmi có thể gây ung thư và giống như chì có thể ngăn cản quá trình phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Cùng với đó là hàng loạt vụ bê bối: sữa nhiễm melamine, đậu đũa thấm đẫm thuốc trừ sâu, giá đỗ ngâm hóa chất kích thích tăng trưởng không được phép sử dụng, bánh bao “nhôm”, thịt lợn phát sáng vì nhiễm khuẩn lân tinh, hộp đựng thức ăn nhiễm độc, cốc giấy có chứa quá nhiều chất làm trắng, gạo nhiễm kim loại nặng gấp 5 lần giới hạn cho phép, xúc xích có dòi, sữa có hàm lượng thủy ngân cao bất thường…. Chính vì vậy, trên thế giới, một loạt quốc gia đã nêu cao khẩu hiệu: Tẩy chay hàng made China.
Việt Nam cần phải làm gì?
Tuy nhiên, nhìn từ biên giới Việt – Trung mới thấy vì sao hàng hóa Trung Quốc lại tràn ngập tràn trên thị trường Việt Nam? Có một vấn đề cấp bách cần phải đặt ra cho các cơ quan quản lý của Việt Nam lúc này là: Tại sao khi Trung Quốc tạm ngừng nhập hàng hóa của Việt Nam thì một con gà cũng không qua được biên giới của họ. Trong khi đó gà thải loại Trung Quốc vẫn tuồn được sang Việt Nam hàng chục tấn mỗi ngày. Cũng theo thông tin từ Chi cục Hải quan Móng Cái, tính đến ngày 9-8-2012 trên địa bàn Móng Cái còn tồn 3.860 container bị ứ đọng tại cửa khẩu, gần một nửa trong số đó với 1.314 container là hàng thực phẩm đông lạnh, phải dùng điện bảo quản tại các kho bãi chờ xuất.
Được biết, trong thời gian này hầu như không có lô hàng nào xuất được sang Trung Quốc, hàng ứ đọng đã nhiều tháng và rất khó để biết cụ thể đến bao giờ thì những hàng tồn đọng này mới được xuất biên. Đặc biệt, đối với hàng tạm nhập tái xuất thì việc ứ đọng lại thêm một gánh nặng nữa cho các lực lượng chức năng… Trong khi đó thực phẩm bẩn, thải loại, cùng những hàng hóa độc hại khác có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước được ví là “xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái của thế giới” vẫn ùn ùn tràn vào Việt Nam bằng mọi con đường? Để bảo vệ sức khỏe của người dân Việt Nam cần phải “cấm cửa” đối với những thứ hàng hóa “chết người” này.
Hãy cảnh giác với hàng Trung Quốc
Do hàng hóa chất lượng kém, lại thường được sử dụng các hóa chất không được phép sử dụng nên hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị người tiêu dùng ở nhiều quốc gia từ chối, tẩy chay. Để “lập lờ đánh lận con đen”, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều “chiêu” đánh lừa người tiêu dùng để gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
Chẳng hạn như cách ghi xuất xứ theo kiểu “Made for tên hãng tên nước”. Ví dụ: “Made for Wall – Mart, USA”, nghĩa là làm cho hãng Wall – Mart của Mỹ. Cách khác là in hàng chữ “Packaged in USA”, tức đóng gói tại Mỹ. Trên những vỏ hộp này có thể vẫn có hàng chữ “Made in China” (theo luật pháp quốc tế), nhưng được in với kiểu chữ rất nhỏ, ở vị trí khuất khó nhìn. Hoặc một “chiêu” khác là chỉ ghi nguồn gốc xuất xứ ở ngoài kiện hàng lớn chứ không ghi trong từng sản phẩm, đến khi người mua mua từng sản phẩm thì không thể tìm được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Một “chiêu” nữa đó là là nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam, bóc nhãn “Made in China” rồi dán nhãn “Made in Vietnam” vào. Mới đây, tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chương trình “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bà Dương Thị Ngọc Dung, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Vinatex, cho biết có một lượng lớn hàng may mặc của Trung Quốc được nhập vào Việt Nam và tháo nhãn, gắn nhãn hiệu Việt Nam để tiêu thụ tại các siêu thị phân phối. Chiêu đánh lận con đen này không mới nhưng đó rõ ràng là hành vi gian lận thương mại.
Cũng trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện nhiều mặt hàng Trung Quốc lại được dán tem những thương hiệu nổi tiếng để đưa vào chào bán trong các siêu thị. Ngày 5-6 vừa qua, Cục Hải quan tỉnh Đồng nai đã xử phạt Công ty TNHH Công nghiệp SPC Tianhua Việt Nam (KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai) gần 1,3 tỉ đồng về hành vi thay thế nhãn mác trên lô hàng (chất xử lý nước) ghi xuất xứ từ Trung Quốc thành nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.
Theo ANTD
Bắt quả tang một nhà phân phối bánh kẹo quá đát
Sáng 24-8, các trinh sát Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt quả tang tại nhà phân phối Thanh Tài (số 14B2 Lý Thường Kiệt, phường 5, TP Mỹ Tho) đang sản xuất nhãn hiệu giả để dán vào bánh kẹo quá hạn sử dụng bán ra thị trường.
Công an đang kiểm tra máy vi tính in nhãn giả
Thời điểm bị bắt quả tang, chủ nhà phân phối này đang in nhãn hiệu giả của Công ty TNHH URC Việt Nam có trụ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương để dán vào bánh quy socola kem van. Chủ nhà phân phối Thanh Tài khai do bánh quy này đã hết hạn sử dụng từ năm 2010 nên cạo bỏ và sử dụng máy vi tính in nhãn giả có niên hạn sử dụng đến ngày 26-7-2013. Công an đã tạm giữ nhiều loại bánh kẹo để điều tra.
Theo Baomoi
Ngăn chặn hàng tấn bánh kẹo "bẩn" mang bán cho học sinh Để qua mặt lực lượng chức năng, chủ hàng xếp số bánh kẹo "lậu" lẫn với các loại hàng hóa khác. Số bánh kẹo này có hình thức bắt mắt, được bày bán ở cổng các trường học, đánh vào nhận thức còn yếu của các cháu nhỏ. Khoảng 18h30 ngày 22-8, Tổ kiểm tra tuyến do phòng PA65 chủ trì, phối hợp...