Thực phẩm giúp răng chắc khỏe
Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà một số loại thực phẩm còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Rau và quả
Để giúp răng chắc khỏe, luôn giữ được độ sáng bóng bạn nên ăn nhiều rau quả tươi.
Táo là loại quả có tác dụng hữu ích cho răng và lợi. Loại trái cây có vị chua và chát nhẹ này giúp tiết nhiều nước bọt, làm sạch vi khuẩn trong miệng. Bên cạnh đó dâu tây có khả năng tẩy trắng, lấy đi những vết ố bám trên răng. Dưa leo, cà rốt, rau cần tây và ớt xanh là những loại rau quả cứng và giòn giúp làm sạch và kích thích nướu răng.
Ngoài ra những loại rau quả này còn rất giàu chất xơ giúp làm sạch răng một cách tự nhiên, giúp lấy đi những mảng thức ăn cũng như vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, sau khi ăn bạn nên súc miệng lại bằng nước sạch để trung hòa hết lượng axit cũng như lượng đường có sẵn trong rau quả dễ gây hỏng răng.
Đậu nành và trứng
Video đang HOT
Đây là những thực phẩm chứa nhiều protein làm đầy các tế bào và giúp cho sự tuần hoàn của máu đến các dây thần kinh kết thúc bên trong răng.
Chất đạm rất nhiều trong cá là thành phần quan trọng đối với độ chắc khỏe của răng.
Sữa
Một vài nghiên cứu cho thấy các loại thức ăn giàu canxi như sữa có khả năng tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nha chu, viêm nướu (nguyên nhân gây hỏng răng). Ngoài ra sữa còn kích thích quá trình tái khoáng của răng.
Trà xanh
Trà tốt cho răng và lợi vì trong lá chè có chất làm chắc răng. Nước chè có chất kiềm, có thể trung hòa axit chống sâu răng và ngăn ngừa các mảng bựa răng bám vào răng gây sâu. Để có hiệu quả tốt mỗi ngày bạn nên uống một cốc trà xanh. Tuy nhiên cần lưu ý nếu bạn uống quá nhiều trà xanh sẽ khiến răng đổi màu.
Nước
Nước có công dụng giúp vận chuyển những dưỡng chất như canxi và các chất khác đến với các màng tế bào, các màng này có nhiệm vụ tăng cường sự khỏe mạnh cho răng. Sau khi ăn hãy nhớ uống nước để làm sạch răng miệng, loại bỏ những thức ăn thừa bám trên răng.
Sử dụng đúng cách môt số thực phẩm trên rất có lợi cho răng miệng của bạn. Tuy nhiên để đảm bảo cho nụ cười luôn sáng bóng chúng ta nên thường xuyên đánh răng sau khi ăn và dùng chỉ nha khoa tối thiểu 2 lần/ngày. Trung bình mỗi năm nên đến nha sĩ 2 lần để kiểm tra và chăm sóc răng miệng.
Theo Lâm Phương
Lao động
Chảy máu nướu răng: đừng xem nhẹ!
Hầu như mọi người đều có những lúc bị chảy máu nướu răng, nhưng ít ai xem đó là việc quan trọng, chỉ dùng nước sạch súc miệng và không lưu ý đến tình trạng này nữa.
Thật ra, nướu răng khỏe mạnh sẽ không dễ dàng bị chảy máu khi đánh răng thường xuyên. Nếu có tình trạng này, chắc chắn nướu đã có vấn đề. Nhìn vào màu sắc, hình dạng và chất lượng của nướu, ta có thể phán đoán nướu có bệnh hay không. Nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng, trông có vẻ chắc chắn và có tính đàn hồi, nếu nướu bị sung huyết, bị sưng hay có màu đỏ sậm, có cảm giác mềm xốp, tức là đã có vấn đề.
Bệnh thường gặp nhất là viêm nướu, khả năng mắc bệnh này cao đến hơn 90%. Nguyên nhân phát sinh từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, làm cho vi khuẩn bám vào răng, các kẽ răng và nướu, sản sinh ra các độc tố và chất xúc tác, làm cho nướu bị viêm. Nếu chúng nằm lâu ngày ở bề mặt răng và các kẽ răng, mà không được loại bỏ kịp thời, thì trong lúc ngủ, dưới tác dụng của carbonat canxi, sẽ hình thành cao răng. Bề mặt của răng thô ráp, không những làm cho những mảng vi khuẩn này dày lên mà còn làm cho các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương, đồng thời dẫn đến tình trạng tụt nướu ngày càng trầm trọng.
Đa số những bệnh về răng miệng đều có thể phòng ngừa, bệnh viêm nướu cũng vậy. Trước tiên, chúng ta cần phải chăm chỉ chải răng, duy trì thói quen súc miệng ngay sau khi ăn, chải răng mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ, mỗi lần chải khoảng 3 phút. Chọn bàn chải có lông bàn chải mềm mại, thẳng, khi chải nên chải dọc theo thân răng và các kẽ răng, đầu bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu, dừng lại chải ở mỗi vị trí khoảng 6-8 lần.
Để làm sạch các kẽ răng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị viêm nướu, tốt nhất là dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, giúp làm sạch triệt để những ổ vi khuẩn giữa các kẽ răng và những thức ăn còn sót lại.
Nếu đã bị viêm nướu, cách trị liệu tốt nhất là chải răng, chải sạch ổ vi khuẩn và những mảng bám trên răng, làm cho bề mặt răng sạch bóng, giảm các ổ vi khuẩn. Ngoài ra, có thể dùng nước súc miệng có chứa chlorhexidine.
Viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Khi nha chu đã bị tổn thương nặng thì rất khó điều trị.
Ngoài viêm nướu, tình trạng chảy máu nướu răng cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý khác, bao gồm cả những bệnh về máu (như bệnh thiếu máu ác tính, bệnh máu trắng) và bệnh gan nặng. Do đó, nếu bạn bị chảy máu nướu răng nhiều và liên tục, nướu trở nên trắng bệch, cơ thể suy nhược, cần sớm đến bệnh viện để các bác sĩ làm rõ nguyên nhân và xác định hướng điều trị.
Theo Phụ nữ/39net
Đánh răng: Kĩ quá hóa hại! Không thiếu người tức anh ách vì vệ sinh răng miệng nhiều lần trong ngày, tưởng là đã quá kỹ nhưng răng vẫn hư. Cứ như là trời chỉ thương nha sĩ. Ít ai ngờ có lúc chính vì quá kỹ mà làm hại răng. Đó là trường hợp của người có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn món gì chua...