Thực phẩm gây béo bụng
Béo phì đã trở thành vấn đề toàn cầu và hệ lụy của căn bệnh này đối với sức khỏe vô cùng nguy hiểm. TheoFitnea, một số loại thực phẩm sau là thủ phạm khiến vòng eo phình to.
Ăn nhiều khoai tây chiên dễ bị béo phì – Ảnh minh họa: Shutterstock
Chất ngọt nhân tạo. Một số nghiên cứu cho thấy những người uống 2 ly nước có chứa chất ngọt nhân tạo hoặc nhiều hơn mỗi ngày có vòng eo to hơn những người không uống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ chất ngọt nhân tạo khiến lượng đường trong máu tăng, gây béo phì.
Đường. Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng đường cũng là tác nhân khiến chu vi vòng eo tăng lên. Không những thế, việc ăn thực phẩm chứa nhiều đường còn làm hỏng men răng, ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác, cản trở quá trình miễn dịch của cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Pho mát. Pho mát chứa một lượng lớn chất béo bão hòa rất khó tiêu hóa. Mỗi gram chất béo chứa hơn gấp đôi số lượng calo so với protein và carbohydrate (mỗi gram chất béo có 9 calo, trong khi đó mỗi gram tinh bột và protein chỉ chứa có 4 calo). Vì vậy, cắt giảm lượng chất béo sẽ giúp cắt giảm lượng calo tổng thể.
Video đang HOT
Gluten. Gluten là một loại carbohydrate gây nên tình trạng tăng cân. Chúng có nhiều trong bánh mì, mì ống, pizza, bánh quy, bánh ngọt, bánh rán… Gluten được chứng minh là nguyên nhân gây táo bón, viêm, tăng cân cùng với các vấn đề sức khỏe khác.
Khoai tây chiên. Các loại thực phẩm chiên không chứa nhiều chất dinh dưỡng vì qua quá trình chế biến, các chất dinh dưỡng bị mất đi khá nhiều; hơn nữa thức ăn chiên xào thường chứa nhiều chất béo trans và calo không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo bụng. Nghiên cứu cho thấy khoai tây chiên đứng dầu danh sách thủ phạm gây tăng cân.
Rươu. Khi dung nạp vào cơ thể, rượu ngăn chặn cơ thể đốt cháy chất béo; đồng thời, nó còn làm tăng nồng độ cortisol (được xem là một chỉ báo của stress). Hơn nữa, uống rượu nhiều khiến cơ thể bị mất nước, từ đó làm quá trình trao đổi chất chậm lại và tăng cân là điều xảy ra sau đó. Ngoài ra, rượu còn làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới – một hormone giúp đốt cháy chất béo.
Carbohydrate. Gạo trắng, mì ống, bánh mì trắng và tinh bột là những kẻ thù đáng sợ của vòng eo bởi chúng có chỉ số đường huyết cao. Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ carbohydrate càng nhiều thì chất béo tích tụ trong cơ thể càng cao.
Thực phẩm chế biến. Cac thưc phâm chê biên sẵn thương hôi tu đây đu đương, muôi va chât beo, khiên cơ thê kho co thê xư lý nên dễ gây tăng cân. Thêm vào đó, chế độ ăn thiên về thực phẩm chế biến sẵn còn làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Theo TNO
Phát hiện chất gây ung thư trong khoai tây chiên
Chất acrylamide trong khoai tây chiên và một số thực phẩm sau chiên, nướng có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi, đi tiểu không kiểm soát, buồn nôn, thậm chí ung thư.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người dân nên cắt giảm các thực phẩm có chứa acrylamide, chất có thể gây ung thư có trong một số thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh mì nướng, hoa quả khô và cả cà phê. Acrylamide hình thành khi các thực phẩm này được nấu chín ở nhiệt độ cao như nướng hoặc chiên. Chất này không hình thành trong sữa, thịt và sản phẩm từ cá.
Theo FDA, mọi người đặc biệt nên tránh xa khoai tây chiên, món ăn phổ biến tại các quán ăn nhanh như KFC, Lotteria, McDonald's... vì chứa nhiều acrylamide có thể gây ung thư. Khoai tây của McDonald's thường được chiên trong loại dầu với 93% là từ mỡ bò. Điều này có nghĩa là bịch khoai chiên thậm chí còn béo hơn cả một chiếc hamburger.
Khoai tây chiên có chứa nhiều chất acrylamide có thể gây ung thư. Ảnh: Fanpop.
Hiệp hội sản xuất thực phẩm Mỹ giải thích, chất acrylamide được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm thay đổi về hương vị, kết cấu hay màu sắc khi chịu tác dụng lớn của nhiệt, thường là màu vàng khi được nấu chín. FDA cũng cho biết, acrylamide có thể được tìm thấy trong 40% calo tiêu thụ trong bữa ăn của người Mỹ.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, việc dừng hoặc hạn chế tiêu thụ một hoặc hai thực phẩm có chứa lượng acrylamide sẽ không ảnh hưởng đến nhu cầu tổng thể, vì vậy mọi người có thể giảm acrylamide trong chế độ ăn của mình. Luộc hoặc hấp thực phẩm không tạo thành acrylamide, vì vậy hâm nóng đồ ăn là cách lý tưởng nhất.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo cách tốt nhất để giảm thiểu tác hại của acrylamide khi nấu ăn là tránh quá lửa, không nên chiên đi chiên lại hoặc nướng thực phẩm nhiều lần vì hiện vẫn chưa có phương pháp loại bỏ hoàn toàn hóa chất độc hại này ra khỏi thực phẩm.
Ví dụ khi chiên khoai tây không nên để cháy sang thành màu nâu, không nên lưu trữ khoai tây trong tủ lạnh lâu vì có thể làm tăng số lượng acrylamide hình thành khi được chiên. Bánh mì cũng chỉ nên nướng vừa đủ, phần bị cháy nâu đậm không nên ăn.
FDA cũng khuyến cáo mọi người nên ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và các mặt hàng ít chất béo. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và các loạt hạt được khuyến khích sử dụng. Nên ăn ít đồ chứa cholesterol, đường.
Theo VNE
8 loại đồ ăn bé cần tránh xa Dù bé rất thích những loại đồ ăn này, bạn cũng nên hạn chế tới mức tối đa và tìm cách thay thế bằng các loại khác giàu dinh dưỡng hơn. Khoai tây lát (snack) Thường được bán trong các túi hoặc các hộp hình ống, loại khoai tây lát này có vị mặn và giòn tan nên được các bé rất yêu...