Thực phẩm độc tràn lan
Trong khi tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nóng bỏng và gây bức xúc trong dư luận xã hội thì đội ngũ thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm hầu như không để lại một dấu ấn gì trên “mặt trận chống độc chất trong thực phẩm”.
Lý do là lực lượng này quá mỏng về số lượng, quá yếu về chất lượng, chưa được đầu tư tương xứng với nhiệm vụ và tầm quan trọng.
8 triệu dân, chỉ có 4 thanh tra thực phẩm!
Đây là câu chuyện thực tế tại một trong những thành phố trung tâm, phát triển nhất cả nước – TP.HCM. Thế nhưng TP.HCM vẫn còn may mắn bởi con số 4 thanh tra là đã nhiếu nhất cả nước về số lượng. Ở các tỉnh thành khác, trung bình chỉ có … 0,5 người làm công tác thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm (quản lý trung bình từ 1.000 đến 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cho khoảng từ 1 đến 5 triệu dân!)
TP.HCM đã được bổ sung thêm 26 thành viên vào lực lượng thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng chỉ mới huấn luyện xong nghiệp vụ. Con số này vẫn quá khấp khểnh nếu nhìn ra thế giới: Riêng thủ đô Bangkok đã có 5.000 người, Nhật Bản có 33.000 thanh tra viên an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thanh tra thực phẩm vừa thiếu vừa yếu, mỗi tỉnh chỉ có 0,5 người làm công tác này!
Đứng trước thực trạng này, ngày 18/7/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức, quản lý, tranh tra và kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, cả 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành lập xong Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trực thuộc sở Y tế tỉnh, từ đó công tác này sẽ được triển khai theo ngành dọc để đảm bảo đồng bộ.
Chi cục này ra đời nhằm đáp ứng kỳ vọng nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Song sau khi giải quyết xong các thủ tục để các chi cục ra đời chính thức thì một vấn đề mới lại nảy sinh. Đó là nhân lực, chế độ đãi ngộ, cơ chế hoạt động,…
Video đang HOT
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, hầu hết các tỉnh đều “kêu” rằng nhân lực cho chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh hầu hết là kiêm nhiệm chứ không được tuyển mới những người có chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra thực phẩm.
Mặt khác, các tỉnh đều ngao ngán trước tình cảnh đã thành lập chi Cục rồi nhưng trụ sở làm việc riêng không có, toàn phải đi làm nhờ, việc tìm được người đứng ra đảm nhận chức danh Chi cục trưởng là không dễ vì không ai “mặn mà”!
63 tỉnh thành, 0 phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn
Kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một vũ khí để quản lý chất lượng thực phẩm, song hiện tại vũ khí này của ngành Y tế còn chưa đủ mạnh.
Việc phát hiện đâu là thực phẩm vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trông chờ rất nhiều vào kết quả kiểm nghiệm của cơ quan chức năng. Nhưng thực tế, các cơ quan này năng lực lại còn quá yếu so với yêu cầu.
Tại Thanh Hoá có trên 10 nghìn cơ sở thực phẩm, nhưng mỗi năm mới chỉ giám sát, kiểm tra, kiểm nghiệm được 57% số cơ sở.
Kết quả kiểm nghiệm 2.516 mẫu thực phẩm tại tuyến huyện thì có tới 1.405 mẫu không đạt chỉ tiêu về vi sinh, hoá lý. Thực phẩm nhập khẩu chính ngạch vào VN được kiểm soát tốt hơn với số lô thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu giảm 31%. Còn các thực phẩm nhập lậu thì hầu như không kiểm soát nổi.
Không có phòng kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm nào trên cả nước đạt chuẩn
Kết quả khảo sát năng lực kiểm nghiệm của 63 trung tâm y tế dự phòng, do Cục ATVSTP thực hiện năm 2009 cho thấy, năng lực các phòng kiểm nghiệm còn quá yếu. Chỉ có một vài tỉnh có khả năng kiểm nghiệm các chỉ tiêu cơ bản về dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố vi nấm, kim loại nặng, chất bảo quản.
Việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, đặc biệt là các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm chỉ đạt 30%.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến năng lực kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá yếu là do trang thiết bị cho kiểm nghiệm còn quá thiếu, một số tỉnh còn thiếu cả các thiết bị cơ bản của phòng kiểm nghiệm là nồi hấp, cân, tủ ấm. Cho đến nay, chưa có phòng kiểm nghiệm nào của 63 địa phương trong cả nước được chứng nhận đạt chuẩn.
Năng lực thanh – kiểm tra, lấy mẫu của thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng mắc rất nhiều lỗi như: Không có biên bản lấy mẫu, không niêm phong, không ký nhận của đại diện cơ sở, không ghi đầy đủ các thông tin về mẫu sản phẩm, lấy mẫu xong lại giao cho chủ cơ sở bảo quản và mang đi xét nghiệm, chỉ kiểm tra trên hồ sơ, không kiểm tra kho nên không phát hiện được nguyên liệu quá hạn.
Thậm chí, khi kiểm tra không quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm đạt hay không đạt, mà chỉ quan tâm việc sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chưa. Đáng nói hơn là tình trạng phát hiện mẫu không đạt và có nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng.
Có thể lấy ví dụ: vụ nước uống đóng chai có nhiễm trực khuẩn mủ xanh được phát hiện ở Bến Tre, song cơ quan y tế cho rằng không nguy hại đến người nên đã không công bố kịp thời. Nguyên nhân là do năng lực các thanh tra viên còn quá hạn chế. Lại thêm trang thiết bị thiếu thốn nên hậu quả như trên là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Vietnamnet
Lý và tình trong vụ Nguyễn Đức Nghĩa
Trong những ngày qua, dư luận xã hội đang có những ý kiến trái chiều, 2 mặt lý và tình trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa.
Đa phần các ý kiến cho rằng, chuyện gì ra chuyện đó, với những gì gây ra cho gia đình nạn nhân, Nguyễn Đức Nghĩa vẫn sẽ bị cơ quan pháp luật dành cho một bản án tử hình như trong phiên sơ thẩm hôm 14/7.
Tuy nhiên, cũng có những người chia sẻ với mất mát quá lớn của bà Phạm Thị Chuân, mẹ tử tù Nguyễn Đức Nghĩa và rụt rè đưa ra ý kiến mong pháp luật giảm tội chết cho hung thủ.
Dư luận trái chiều này bắt đầu xuất hiện sau khi báo chí đưa tin ông Nguyễn Đức Hùng, bố tử tù Nguyễn Đức Nghĩa tử vong vì TNGT và bà Phạm Thị Chuân viết đơn gửi cơ quan chức năng xin giảm tội chết cho con.
Ngày 3/11, ông Nguyễn Văn Ba, bố đẻ nạn nhân Nguyễn Phương Linh đã trả lời báo chí rằng, ông vẫn giữ nguyên quan điểm ở phiên toà sơ thẩm và mong muốn pháp luật phán xét nghiêm minh, đúng người đúng tội.
"Tội của Nghĩa là giết người để cướp của đã rõ rồi. Thực ra về phía gia đình thì dù là gia đình tôi hay phía gia đình Nghĩa cũng không giải quyết được vấn đề gì. Mà cái đó phải để luật pháp xem xét, xử lý theo tội trạng. Theo luật pháp, ai có tội danh đến đâu thì phải chịu thôi. Còn tôi, chỉ mong luật pháp nghiêm minh, tôi không còn có ý kiến nào khác hơn được. Kể cả bản thân gia đình nhà tôi cũng như gia đình bà Chuân - mẹ Nghĩa cũng vậy thôi, quan điểm rõ ràng là phải chờ luật pháp" - ông Ba nói.
Ông Ba cũng cho biết, chỉ có nghiêm minh thì mới răn đe được kẻ phạm tội và làm gương cho xã hội. Nếu không nghiêm minh, thì chắc chắn rằng sẽ có mầm mống thứ hai như Nghĩa. Hành vi, việc làm của Nghĩa đã gây nên sự bức xúc trong toàn xã hội, làm ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyễn Đức Nghĩa khẳng định: "Trong phiên phúc thẩm tới, ngoài tôi và Luật sư Thủy còn có Luật sư Nguyễn Thân tham gia bào chữa cho bị cáo. Về mặt tình cảm con người, dư luận đều biết và chia sẻ cảm thông với bi kịch gia đình Nghĩa, nhưng tinh thần thượng tôn pháp luật cũng rất rõ ràng".
Theo ông Thơm, tội danh của Nghĩa đã rõ, còn lá thư của bà Chuân sẽ là một tình tiết để HĐXX xem xét. "Người mẹ nào cũng thương con và cứu con mình khi gặp nạn. Lương tâm của người mẹ là như vậy dù họ biết rằng cơ hội gần như không có. Tất cả sẽ trông đợi ở phán quyết của HĐXX" - ông Thơm nói.
Ngày 11/11 tới, phiên xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa sẽ diễn ra.
Theo Vietnamnet
Về vụ hiếp dâm chấn động Quảng Ninh Gã con rể bất nhân đã phải trả giá vì hành vi của mình (Hình minh họa) Một vụ án được CA Tp Móng Cái đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng đó chính là vụ án con rể giở trò đồi bại mẹ vợ, gây ra nỗi kinh hoàng trong dư luận xã hội. Kẻ tội đồ giờ đang ngồi sau song...