Thực phẩm dễ truyền nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp cấp
Cục An toàn thực phẩm mới đây đã đưa ra những khuyến cáo về thực phẩm giúp người dân phòng tránh nguy cơ lây nhiễm MERS-CoV – hội chứng viêm đường hô hấp cấp.
Trước đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về MERS-CoV-hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở Trung Đông và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Theo đó, ghi nhận từ tháng 9/2012 đến nay trên thế giới đã có 261 trường hợp nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp cấp, trong đó có 93 trường hợp tử vong tại 14 quốc gia. Trong đó, khu vực Trung Đông có các nước Ả Rập Xê Út, Jordan, Cô Oét, Ô Man, Quatar và Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Khu vực châu Âu có các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp. Bắc Phi có Tunisia. Châu Á có hai quốc gia thuộc Đông Nam Á là Malaysia và Philippines.
Nguồn lây nhiễm vi rút này cho con người được xác định là từ Lạc đà. Các động vật khác như dê, bò, cừu, trâu, lợn, các loài gia cầm đã được kiểm tra kháng thể đối với MERS-CoV nhưng không phát hiện thấy có kháng nguyên của vi rút này.
Việc tiêu thụ sản phẩm Lạc đà sống hoặc nấu chưa chín như sữa và thịt, ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm cao với một loạt các sinh vật có thể gây bệnh cho con người.
Sản phẩm Lạc đà sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ lây nhiễm MERS-CoV cao
Sản phẩm từ Lạc đà đã được nấu hoặc thanh trùng là an toàn cho người tiêu dùng, nhưng cũng phải được xử lý cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo với các loại thực phẩm chưa nấu chín.
Những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao với việc nhiễm MERS-CoV. Vì vậy, những người này càng cần cẩn thận trong việc ăn thịt, sữa của lạc đà đúng cách.
Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, bao gồm không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn được chuẩn bị trong điều kiện mất vệ sinh, rửa kỹ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn; và duy trì vệ sinh cá nhân.
MERS-CoV là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút. Tác nhân gây bệnh là vi rút thuộc nhóm coronavirus (CoV) được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Ả Rập Xê út và được gọi là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).
Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp.
Hiên nay chưa co thuôc điêu tri va vắc xin dư phong MERS-CoV. Cac phương phap điêu tri hiên nay vân la điêu tri như đối vơi bênh viêm đường hô hâp cấp va điêu tri tich cưc.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông: Nguy hiểm như dịch SARS
Tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc viêm đường hô hấp cấp Trung Đông, tuy nhiên nguy cơ dịch sẽ xảy ra nếu không thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa bệnh. Vi rút gây bệnh không giống hội chủng SARS năm 2003.
Video đang HOT
Viêm hô hấp Trung Đông đang đe dọa toàn cầu
Hiện nay, trước làn sóng di cư và tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp Trung Đông hay còn gọi MERS-CoV, PGS, TS Trần Đắc Phu Cục, Trưởng Cục Y tế dự phòng, lo ngại nguy cơ bệnh sẽ xâm nhập vào Việt Nam. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, vị đại diện Cục Y tế dự phòng đã đưa ra những điều cần biết về căn bệnh viêm đường hô hấp cấp này.
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông là gì?
Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (tên tiếng Anh là: Middle East Respiratory Syndrome - MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút. Tác nhân gây bệnh là vi rút thuộc nhóm coronavirus (CoV) được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Ả Rập Xê út và được gọi là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).
Vi rút MERS-CoV có giống với vi rút gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính năm 2003 (SARS) không?
Không giống. Giải trình tự gene của vi rút này khác với vi rút corona gây bệnh SARS ở người đã biết trước đó.
Có những triệu chứng gì khi khi nhiễm MERS-CoV?
Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp.
Có nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng.
Đường lây truyền của MERS-CoV là gì?
MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. Việc lây nhiễm sang cán bộ y tế đã được xác định tại một số chùm ca bệnh ở Ả Rập Xê Út, Jordan.
Ổ chứa vi rút MERS-CoV là gì?
Hiện vẫn chưa có công bố chính thức khẳng định rõ nguồn gốc của MERS-CoV từ đâu. Ban đầu vi rút MERS-CoV được cho là lây từ động vật (dơi) sang người.
Tuy nhiên, gần đây Tổ chức Y tế thế giới thông tin một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Vi rút MERS-CoV phân lập được từ lạc đà có khả năng nhân lên trong tế bào người và tương tự như vi rút phân lập được từ bệnh nhân nhiễm MERS-CoV. Thực tế, trong số các bệnh nhân được báo cáo nhiễm MERS-CoV, nhiều bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà và uống sữa lạc đà tươi.
Tại sao chúng ta lại quan tâm tới MERS-CoV?
Vi rút MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm vi rút này; khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong. Vi rút lây truyền từ người sang người và có thể lan truyền ra nhiều quốc gia.
Đôi tương nhiễm MERS-CoV là ai?
Hâu hêt cac đô tuôi đêu co kha năng nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên, theo ghi nhân hâu hêt cac trường hợp măc la ngươi gia, nam giơi; nhưng ngươi có bệnh bênh man tinh kèm theo thường có nguy cơ cao hơn.
Khi nào cần đi khám để xác định có bị nhiễm MERS-CoV hay không?
Những người có các dấu hiệu sau cần được thông báo cho các cơ sở y tế địa phương hoặc trung ương để được đánh giá xem có nhiễm MERS-CoV hay không:
Người có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, có thể có sốt ( 38C), ho; và nghi ngờ bệnh viêm phế quản phổi; Trước đó có tiền sử đi/đến vùng bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng trong vòng 14 ngày. Các triệu chứng viêm đường hô hấp chưa giải thích được rõ ràng về căn nguyên.
Xét nghiệm MERS-CoV bằng phương pháp gì?
Xét nghiệm bằng RT-PCR. Để tăng cường khả năng phát hiện MERS-CoV, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo thu thập mẫu bệnh phẩm từ nhiều vị trí khác nhau như: mũi họng và bệnh phẩm đường hô hấp dưới như đờm, dịch rửa phế quản hoặc hút khí quản.
Cần đeo khẩu trang, sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ để ngừa bệnh
Các biện pháp dự phòng lây nhiễm MERS-CoV cho cá nhân và cho cán bộ y tế như thế nào?
Dự phòng chung như đối với bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, cụ thể:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi.
Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.
Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén... ) với người nhiễm bệnh.
Thường xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa...
Đối với cán bộ y tế: thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khi khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS-CoV.
Giám sát phòng chống và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do MERS-CoV như thế nào?
Hiên nay chưa co thuôc điêu tri va vắc xin dư phong MERS-CoV. Cac phương phap điêu tri hiên nay vân la điêu tri như đối vơi bênh viêm đường hô hâp cấp va điêu tri tich cưc.
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới Coronavirus (Quyết định số 3898/QĐ-BYT ngày 12/10/2012); Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Coronavirus mới (Quyết định số 4465/QĐ-BYT ngày 14/11/2012).
Hiện đã có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV chưa?
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đang phối hợp với các đối tác để nghiên cưu va san xuât vắc xin phong chông bệnh do MERS-CoV.
Có thể đến các nước ở bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng nơi co trường hợp nhiêm MERS-CoV không?
Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ hiện không khuyên cao ngươi dân không nên đên khu vưc có người bị bệnh MERS-CoV, chúng ta vẫn có thể đến những quốc gia có MERS-CoV, tuy nhiên trước khi đi du lịch, khách du lịch cần tìm hiểu thông tin và cac biên phap phong ngưa với bênh này.
Cân lam gi nêu bi ôm sau khi trơ vê tư các nước ở bán đảo Ả Rập?
Đối với những người co biêu hiên sốt hoặc các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp như ho, khó thở ít nhất trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ các nước thuộc bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Những trường hợp có hội chứng viêm đường hô hấp cấp mà chưa xác định rõ nguyên nhân tại cộng đồng cũng cần được theo dõi và khám xác định chẩn đoán MERS-CoV để điều trị kịp thời.
Theo Infonet
Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh? Điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé có phải lúc nào cũng cần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào? Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiều người bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa. Có...