Thực phẩm dễ gây ngộ độc khi ăn cả vỏ
Có một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cũng như bệnh tật khi ăn cả vỏ. Vì vậy, bạn cần gọt vỏ cẩn thận trước khi ăn hoặc chế biến.
Vỏ các loại củ, quả tươi thường chứa nhiều chất xơ, vitamin, các khoáng chất… giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường nhu động ruột và làm giảm cảm giác đói…
Vì vậy khi gọt bỏ vỏ trái cây và rau củ chúng ta đã bỏ phí đến 25% các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn cả vỏ đối với các loại thực phẩm sau.
Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, khi tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc. Glycoalkaloids trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống đường ruột, bởi nó phá vỡ màng tế bào và ức chế acetylcholinesterase.
Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc
Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài sẽ khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không nên ăn.
Quả hồng khi chưa chín, thành phần tannic chủ yếu tập trung trong thịt quả nhưng khi quả chín, chất này lại tập trung chủ yếu ở lớp vỏ. Axit tannic khi đi vào cơ thể con người sẽ tạo thành axit dạ dày, nếu kết hợp với protein trong thực phẩm dễ trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, táo bón, viêm dạ dày…
Vỏ quả hông chứa nhiêu chât gây ngô đôc
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu tích tụ nhiều axit tannic có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu sắt của cơ thể.
Khoai lang
Ăn khoai lang rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, vỏ khoai lang lại có nhiều chất kiềm, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vỏ khoai lang có những vết nâu hay đốm đen là có chứa alternaria, ăn vào có thể làm hỏng gan và gây ra nhiễm độc.
Triệu chứng ngộ độc nhẹ là cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Bạch quả
Vỏ bạch quả có chứa các chất độc hại khi vào cơ thể con người có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh trung ương do ngộ độc. Ngoài ra, đối với trẻ em thiếu hụt vitamin B6 thì ăn nhiều hạt bạch quả trong thời gian dài (quá 5 hạt/ngày) có thể dẫn đến ngộ độc.
Trẻ em ăn nhiêu quả bạch quả có thê gây ngô đôc
Củ mã thầy mát bổ và có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn nên vỏ chứa rất nhiều ấu trùng sán. Nếu không gọt vỏ, rửa sạch bằng nước đun sôi, khi ăn mã thầy bạn rất dễ nhiễm sán lá, hoặc gặp vấn đề về đường ruột.
Theo Thúy Phạm (Afamily)
Những trái cây màu vàng không nên bỏ qua
Các loại củ, quả màu vàng cam vẫn được biết đến là làm giảm nguy cơ ung thư và tim mạch. Điều gì là bí mật của chúng? Đó là bởi trong số các chất dinh dưỡng mà chúng có, có một loại có tên gọi carotene.
Quá trình lão hóa (oxi hóa tự nhiên) là hệ quả của cơ chế trao đổi chất và sự già đi của cơ thể, kéo theo đó là các căn bệnh kinh niên.
Carotene là chất chống ôxi hóa, giống như "chiếc chổi" mẫn cán làm sạch các sản phẩm phụ độc hại của quá trình ôxi hóa của cơ thể. Nhờ thế, nó bảo vệ chúng ta khỏi sự tổn thương và làm chậm quá trình già nua.
Những loại củ quả sau rất giàu carotene và những chất chống ôxi hóa tương tự.
Các loại quả thuộc nhóm cam quýt
Cam, quýt, bưởi rất giàu vitamin C - một trong những chất chống ôxi hóa mạnh nhất được biết tới nay. Vitamin này cũng giúp chống lại hiện tượng nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tật không đáng có.
Quả có múi cũng giàu folate - yếu tố quan trọng để ngừa khuyết tật ống thần kinh của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chúng còn rất nhiều xơ, lycopene và kali. Thêm nữa, chúng cũng chứa nhiều flavonoids (một nhóm chất chống ôxi hóa khác).
Vitamin C hòa toan trong nước và không chịu được nhiệt. Vì thế, để nhận được vitamin C tối đa từ quả màu cam, hãy ăn ở dạng thô. Một cốc nước cam mỗi ngày là đủ cung cấp vitamin C cho bạn. Hãy bắt đầu từ ngày hôm nay.
Bí đỏ
Màu vàng đậm của bí đỏ là dấu hiệu cho thấy chúng rất nhiều beta-carotene. Cơ thể chúng ta chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, chất tốt cho mắt và da.
Bí đỏ cũng giàu kali - chất có vai trò trong việc làm hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Ăn bí đỏ dạng súp rất tốt. Cũng có thể hầm với gà hoặc vịt.
Cà rốt
Ăn cà rốt không gây hại cho bạn. Nó ngon tuyệt cả ở dạng sống lẫn nấu chín. Chúng rất giàu beta-carotene, chất xơ, kali, canxi và vitamin C, D, E, K và B. Chúng cũng giúp cơ thể dọn sạch những chất độc không mong muốn.
Chất dinh dưỡng tập trung ngay dưới lớp vỏ, vì thế tốt nhất hãy ăn cà rốt nguyên vỏ, chỉ cần rửa sạch là được.
Lưu ý không nên ăn cà rốt quá nhiều, bạn sẽ bị vàng da.
Quả hồng
Hồng chứa cả chất chống ôxi hóa và chất chống viêm, vốn tìm thấy trong trà. Loại quả này cũng rất giàu vitamin A, beta-carotene, lycopene..., giúp bảo vệ mắt và ngăn các bệnh về da. Nó cũng là nguồn vitamin B phong phú.
Khoai lang
Khoai lang giàu beta-carotene, vitamin A, vitamin B6 và vitamin C. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ, sinh tố B, kali, đường và canxi tự nhiên...
Khoai lang vàng rất giàu carotenoid, trong khi khoai tím giàu anthocyanin, cả hai đều là những chất chống ôxi hóa. Mặc dù có vị ngọt, song chúng lại có vai trò điều hòa lượng đường trong máu. Ưu điểm nữa là chúng không nhiều calo. Cách tốt nhất nấu khoai lang là hấp.
Theo SKDS
Ngộ độc vì ăn... cơm nhà Người ta vẫn hay dặn nhau là hạn chế cơm đường cháo chợ, duy trì bữa ăn gia đình cho an toàn. Ấy vậy mà vẫn thường xuyên có những ca ngộ độc do ăn cơm nhà. Mầm mống gây ngộ độc thực phẩm hiện diện trong đồ dùng làm bếp mất vệ sinh, trong nguyên liệu mua về không được chọn kỹ...