Thực phẩm ‘đại kỵ’ khi đang uống thuốc kháng sinh, chớ dại dùng kẻo độc vô cùng
Uống thuốc cùng thức ăn có thể xảy ra các tương tác thuốc với thực phẩm. Mặc dù phần lớn tương tác đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng một số có thể gây hại, thậm chí trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các dược sĩ, khi dùng thuốc kháng sinh đường uống, hệ vi sinh trong đường ruột sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, có một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh ăn uống trong thời gian dùng kháng sinh.
Nước ép trái cây và những loại thuốc chống dị ứng
Những loại nước ép trái cây như: táo, cam, bưởi… nên uống cách thời điểm uống thuốc chống dị ứng ít nhất 4 giờ. Trong cơ chế tác động, các loại nước ép này ức chế peptide vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%.
Ảnh minh họa: Internet
Thuốc ho tránh các loại quả họ cam, quýt
Chanh, bưởi, cam, quýt, quất không nên ăn khi đang dùng thuốc ho. Bởi lẽ chúng có thể chặn một enzyme vốn có khả năng phá vỡ statins và các loại thuốc khác, bao gồm dextromethorphan chữa ho, khiến sau khi sử dụng thuốc sẽ tích tụ trong máu của bạn, làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.
Kết hợp dextromethorphan với các loại quả họ cam quýt sẽ khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ; còn với statin, bạn có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng. Ảnh hưởng của các loại quả họ cam, quýt với thuốc có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, vì vậy tốt nhất không ăn các loại trái cây này khi đang sử dụng statins hay dextromethorphan.
Thuốc đau đầu và đồ uống có chứa cồn
Về bản chất tất cả các loại đồ uống có cồn là không tốt, nhưng đặc biệt nếu chúng ta sử dụng chúng cùng với thuốc thì còn cực kì nguy hiểm hơn. Với những người đang dùng thuốc điều trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ khiến gây nên sẽ cảm giác buồn ngủ, người lừ đừ, mệt mỏi, không thể tập trung cho công việc và học tập mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Cà phê
Video đang HOT
Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.
Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.
Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.
Trà xanh
Mặc dù trà xanh là một trong những thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư. Tuy nhiên tác dụng này hầu như không còn khi bạn kết hợp uống thuốc chống ung thư cùng trà xanh.
Trong khi uống viên sắt thì không nên uống trà. Bởi hợp chất tanin sẵn có trong trà sẽ kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
Sữa chứa khá nhiều canxi, thành phần củng cố răng và xương cốt. Tuy nhiên, trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…)
Những phản ứng không mong muốn: Phản ứng với thuốc kháng sinh, canxi tạo ra muối canxi không tan trong nước. Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.
Thời gian điều trị sẽ phải kéo dài và có thể không mang lại hiệu quả mong muốn. Nếu quá thèm, thí dụ sữa chua – cần uống tối thiểu vào quãng 2 giờ giữa lúc uống thuốc và bữa ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Chất béo có nguồn gốc động vậtCơ thể chúng ta cần nó với số lượng không nhiều, trong đó để sản xuất hoóc môn (thí dụ estrogen) hoặc như chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thụ những vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K).
Tuy nhiên nếu uống thuốc hạ áp huyết và điều chỉnh loạn nhịp tim trong thời gian thực đơn chứa quá nhiều chất béo có nguồn gốc động vật (thí dụ thịt mỡ, mỡ lợn, bơ), chất béo dạng này sẽ làm gia tăng sự hấp thụ thuốc.
Phản ứng không mong muốn: Việc uống thuốc trợ tim ngay trước, trong thời gian hoặc ngay sau bữa ăn giàu mỡ động vật có thể dẫn đến tình trạng làm chậm nhịp tim hoặc tụt huyết áp. Trong điều trị mạn tính thỉnh thoảng có thể cho phép ăn món gì đó béo ngậy, tuy nhiên khi ấy cần phải uống thuốc vào thời điểm 1,5 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn “phạm luật”.
Tỏi và thuốc trị tiểu đường
Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Tôm và vitamin
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Chuối
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Nếu dùng chung cùng một lúc chuối và thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Những loại kháng sinh nên uống xa bữa ăn
Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Nên uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin… ). Nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim…). Nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin…).
Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn, gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…). Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…). Nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).
Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào đều không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nhưng tốt nhất vẫn nên uống lúc đói với 1 cốc nước nguội).
Có uống men vi sinh Bio Vigor kèm kháng sinh được không?
Câu hỏi: Con em bị rối loạn tiêu hóa, ra nhà thuốc được hướng dẫn uống men vi sinh Bio Vigor. Tuy nhiên con đang bị viêm tai giữa nên bác sĩ đang kê kháng sinh cho bé uống hàng ngày. Vậy em có thể dùng men vi sinh Bio Vigor kèm kháng sinh được không ạ? Hoàng Vân (Vĩnh Long)
Dược sĩ Dược phẩm Nhất Nhất tư vấn:
Chào bạn!
Trường hợp bé nhà bạn đang bị viêm tai giữa, bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh là hợp lý. Kháng sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
Tuy nhiên trên thực tế, khi trẻ dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn dài ngày, kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều đó làm vi khuẩn có hại tăng sinh tạo sự lấn át đối với vi khuẩn có lợi, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là nỗi lo của nhiều bố mẹ
Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp bao gồm:
Nôn trớ: Đây là tình trạng hay gặp đối với trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên tình trạng này sẽ hết khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện.
Táo bón: Khi trẻ bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn khiến cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.
Đi ngoài phân sống: Tình trạng này diễn ra khi thức ăn chưa được tiêu hóa sau khi đi qua đường tiêu hóa, dẫn đến việc cơ thể không hấp thu được dưỡng chất cần thiết.
Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nguy hiểm hơn là trẻ có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Như vậy có thể thấy, việc bé nhà bạn bị rối loạn tiêu hóa rất có thể nguyên nhân là do bé đã đang sử dụng kháng sinh, gây nên tình trạng loạn khuẩn.
Sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ gây nên triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Dược sĩ ở quầy thuốc tư vấn bạn sử dụng sản phẩm men vi sinh để giúp làm giảm triệu chứng này. Men vi sinh hay còn gọi là probiotics là những vi sinh vật sống, khi đưa một liều lượng đủ vào cơ thể sẽ có tác dụng đem lại sự cân bằng của hệ vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện chức năng miễn dịch tại ruột, từ đó tác động lên chức năng miễn dịch toàn thân, do vậy góp phần bảo vệ cơ thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, tăng cường dung nạp và tiêu hóa các thức ăn cho cơ thể, giúp đường ruột khỏe mạnh.
Tuy nhiên, để không làm mất tác dụng của men vi sinh, tốt nhất nên cho trẻ uống men vi sinh sau khi trẻ uống kháng sinh ít nhất 30 phút. Khi đó, men vi sinh sẽ không làm ảnh hưởng đến cơ chế tác động của thuốc kháng sinh, và kháng sinh cũng không làm các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh bị tiêu diệt. Như vậy con bạn vẫn sẽ được sử dụng đủ liều kháng sinh để điều trị viêm tai giữa nhưng đồng thời cũng có đủ hàm lượng lợi khuẩn cần thiết trong ruột để giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng men vi sinh đúng cách giúp trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Trên thi trương hiên co kha nhiêu dang bao chê khac nhau cua men vi sinh, trong đó đươc cac me sư dung nhiêu nhât cho con la men vi sinh dang côm. Dang dung nay rât tiên đê cac me co thê pha cung vơi sưa, nước cam, nước ấm cho trẻ uống hàng ngày. Cần lưu ý chọn men vi sinh với chủng lợi khuẩn được WHO khuyên dùng, ví dụ như chủng Bacillus clausii.
Trong câu hỏi bạn có đề cập đến men vi sinh Bio Vigor. Men vi sinh Bio Vigor do công ty Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất chứa chủng lợi khuẩn Bacillus clausii được WHO khuyên dùng. Đặc biệt chủng vi khuẩn này được tồn tại ở dạng bào tử lợi khuẩn, sau khi bé uống vào hệ tiêu hóa mới phát triển thành vi khuẩn nên đảm bảo tỷ lệ sống sót cao trong đường tiêu hóa.
Bạn có thể sử dụng song song sản phẩm này cùng với kháng sinh mà bác sĩ đã kê nhé!
Chúc bé mau khỏe!
Hải Nguyên
Phòng dịch Covid-19: 5 loại nước ép giúp người cao tuổi tăng cường miễn dịch Người cao tuổi có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn do khả năng miễn dịch giảm và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 5 loại nước ép gồm cam và bưởi; nước ép cà chua; củ cải, cà rốt, gừng và nghệ; cải xoăn, cà chua và cần tây; táo, cà rốt và cam... có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch...