Thực phẩm chức năng không chữa được ung thư
Rất nhiều người cho rằng, thực phẩm chức năng chả kém gì “thần dược”. Theo lời kể của một bác sĩ tại Bệnh viện K, ông đã từng khám và chỉ định điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư nhưng họ không tuân thủ phác đồ tại viện mà đi tìm mua thực phẩm chức năng để sử dụng. Kết quả, khối u phát triển rộng, tự họ làm khó cho thầy thuốc và làm khổ bản thân mình.
Trường hợp, bà Nguyễn Thị T ở Tây Hồ (Hà Nội), 85 tuổi, bị u nang buồng trứng. Cách đây 3 tháng bác sĩ chỉ định mổ nhưng lo sợ tuổi cao sức yếu nên bà T và gia đình từ chối và tìm mua thực phẩm chức năng với hy vọng sẽ tan khối u. Tuy nhiên, bệnh của bà T không những không khỏi mà khối u ngày càng phát triển nhiều hơn.
Chị Vân ở Hoàn Kiếm Hà Nội chia sẻ: “Tôi có người nhà đi Đức về mua một số loại thực phẩm chức năng nhưng thấy người này bảo tốt, người kia bảo không tốt nên vẫn chưa dám dùng”.
Lý giải về thực phẩm chức năng, Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng: “Khái niệm thực phẩm chức năng là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng các bộ phận cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Trên thế giới từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, thực phẩm chức năng đã phát triển đặc biệt là ở Nhật, Hàn Quốc, Mỹ… Nó là sản phẩm hỗ trợ bổ sung và nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vẫn còn tình trạng nhiều nhà sản xuất, kinh doanh muốn bán nhiều sản phẩm, lợi dụng việc còn chưa nắm được quy định, nên quảng cáo quá mức. Khi thanh kiểm tra, chúng tôi phát hiện có những sản phẩm nâng cao sức đề kháng nhưng quảng cáo chữa cả HIV, ung thư, nếu không quản lý chặt, hậu quả rất lớn”.
Theo ông Phong (bên phải) thực phẩm chức năng không chữa được bệnh ung thư và HIV như lời đồn thổi
Ông Phong cũng thừa nhận nhiều bệnh nhân ung thư theo lời đồn thổi đã tự mua thực phẩm chức năng chữa bệnh và để lại hậu quả đáng tiếc. Ông Phong lấy ví dụ một người bị ung thư đáng lẽ phát hiện sớm họ có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị giúp người bệnh kéo dài cuộc sống, thậm chí khỏi bệnh hoàn toàn nhưng lại tìm đến thực phẩm chức năng nên bệnh càng mất thời gian điều trị.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với ông Phong, ông Lê Danh Tuyên, Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng: “Lần đầu tiên người Nhật đưa ra khái niệm thực phẩm chức năng vào những năm 80, sau đó phát triển rất mạnh. Thực phẩm chức năng có tác dụng rất rõ là sử dụng vi chất dinh dưỡng, bổ sung, phục hồi, đảm bảo chức năng nào đó của cơ thể. Các vi chất dinh dưỡng, chất khoáng, rất cần cho cơ thể, nhưng cần ở mức độ nhất định, không thể dùng quá liều. Mặt tốt của thực phẩm chức năng cũng cần khẳng định, nhưng không nên cho là sản phẩm chữa bách bệnh, dễ hiểu lầm và người tiêu dùng lạm dụng, rất không tốt. Với thực phẩm chức năng tốt, không bị làm giả dùng quá liều đã là không tốt, nếu không may sử dụng phải những loại làm nhái thì càng nguy hại hơn”.
Nên hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng thực phẩm chức năng. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia hàng đầu về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên đối với người sử dụng thực phẩm chức năng là “hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng”.
Thu Trịnh
Theo Khampha
"Bóng ma" HIV ở một xóm "nhà lành"
Đối với tôi và nhiều người, ấp Phú Đăng (xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đang là ẩn số và có lẽ mãi mãi sẽ là ẩn số. Một ấp nông thôn nghèo, vùng sâu, người dân lam lũ, chân chất, ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài, lại là ấp có số người nhiễm HIV cao nhất nước.
Ở nông thôn, mỗi một sự kiện nhỏ đều tác động đến cuộc sống cộng đồng. Chuyện "nhà nhà nhiễm HIV" càng tác động khủng khiếp!
Ngày định mệnh
Đó là một ngày trước Tết Nhâm Thìn, khi ông N.V.C (58 tuổi, ấp Phú Đăng) đi khám bệnh từ TP.HCM về đã hớt hãi báo tin với bạn bè là mình bị nhiễm HIV. Không như các trường hợp khác đều giấu kín khi biết mình bị nhiễm HIV, ông N.V.C công khai thông tin trên với cả xóm. Nhiều người trong xóm đều xác nhận, ông N.V.C là người có cuộc sống chuẩn mực, có uy tín trong xóm.
Một người bạn già của ông N.V.C tên là Huỳnh Văn Hồng (ông Hồng đồng ý cho nêu đầy đủ tên) đã 62 tuổi, thấy trong bụng không yên tâm, đã tự nguyện đi xét nghiệm HIV, cũng ra kết quả dương tính. Trở về nhà, ông Hồng vận động con cháu và những người bạn thân (thường cùng ông đi chích "thuốc khỏe" ở 1 phòng khám không phép trong ấp) đi xét nghiệm HIV. Kết quả thật hãi hùng, hầu hết những người đi xét nghiệm đều bị dương tính với HIV. Đến cuối tháng 5.2012 toàn ấp Phú Đăng có 12 người nhiễm HIV, tất cả đều là đàn ông, là ấp nông thôn có số người nhiễm HIV cao nhất nước.
Đến lúc ấy không còn ai ở Phú Đăng dám đi xét nghiệm HIV nữa. Theo lời khuyên của các bác sĩ, những người vợ của những người nhiễm HIV ở Phú Đăng đã tiếp tục đi xét nghiệm. Điều kỳ lạ là tất cả các bà vợ đều "âm tính" với HIV. Mới đây, chuyện nhiễm HIV ở Phú Đăng lại như sôi lên khi ông Phan Văn O (60 tuổi) thấy trong người khó chịu, đã tự nguyện đi TPHCM xét nghiệm máu, kết quả ông cũng nhiễm HIV!
Lời thỉnh cầu của người nhiễm HIV
Ấp văn hóa Phú Đăng thường xuyên vắng hoe.
Trở lại thăm "xóm HIV" sau khi phát hiện "người thứ 13", tôi cảm nhận không khí trong xóm nặng nề không kém thời điểm "bùng phát HIV" vào tháng 5.2012. Con đường đan độc đạo chạy dọc chiều dài ấp Phú Đăng vắng vẻ lạ thường. Người ta cho tôi biết những đứa trẻ thì đang ở trường, còn người lớn số đi làm ăn xa, số không buồn ra đường, nên trong xóm vắng vẻ. Ghé một quán bán nước và tạp hóa ven đường, người chủ quán than buôn bán ế ẩm. "Bây giờ mỗi khi có đám tiệc gì trong xóm, bà con cũng không thiết tha gì chuyện ăn uống, nhậu nhẹt như trước, nên trong xóm buồn lắm", người chủ quán tâm sự.
Một câu hỏi lớn như bao trùm lấy cái xóm nhỏ Phú Đăng: Con đường nào đã làm cho hàng loạt cư dân trong xóm, nhiều người đã trên dưới tuổi 60, nhiễm HIV? Không ai có thể hình dung những cụ già "hiền như đất" ở nơi "khỉ ho cò gáy" này lại "ăn chơi trác táng", quan hệ bừa bãi với gái mại dâm(!). Còn không phải vậy, thì nguyên nhân do đâu?
Tôi ghé thăm ông Huỳnh Văn Hồng, một hoàn cảnh đau khổ nhất trong "cơn bão HIV" ở Phú Đăng. Ngoài bản thân ông Hồng nhiễm HIV, còn có 2 đứa con, cùng người em "chú bác", rồi 2 người cháu ruột đều nhiễm HIV! Ông Hồng cho biết, từ ngày bị nhiễm HIV, cuộc sống của gia đình ông xáo trộn dữ dội. Ông không màng đến chuyện làm ăn (trước đây ông làm thợ hồ), hạn chế chuyện tiếp xúc với người ngoài, kể cả trong họ hàng, sui gia... Con cháu của ông cũng có chung hoàn cảnh như ông.
Điều mong muốn lớn nhất của ông Hồng hiện nay là cơ quan có trách nhiệm cần làm sáng tỏ nguyên nhân lây nhiễm HIV ở Phú Đăng. "Còn gì đau khổ bằng khi những người già như tui bị mang tiếng "chơi bời", quan hệ với gái mãi dâm. Chỉ cần làm sáng tỏ nguồn gốc lây nhiễm HIV, giải oan cho tụi tui, là tụi tui có thể yên lòng nhắm mắt!", - ông Hồng buồn rầu nói. Ông cũng cho biết, hiện đã có bệnh nhân chuyển qua giai đoạn AIDS, tình trạng đang rất xấu.
Theo tìm hiểu của người viết, gần đây có nhiều người dân trong ấp đã "bí mật" đi xét nghiệm HIV ở TPHCM nhưng không báo kết quả cho mọi người biết. Nhiều trường hợp khác thấy có triệu chứng "khó chịu trong người", nhưng không dám đi xét nghiệm, vì sợ lại "dương tính". Khi mọi việc chưa sáng tỏ, bóng ma HIV vẫn còn đè nặng lên cuộc sống người dân nơi đây!
Theo Dantri
Trạm y tế phường chữa được bệnh... HIV Khẳng định điều trị khỏi nhiều loại bệnh thế giới "bó tay" như ung thư, đái tháo đường, HIV..., nhóm "lương y" của phòng y học cổ truyền trạm y tế phường Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.HCM đã dụ được nhiều bệnh nhân đến điều trị với giá cắt cổ. Bà Gìn và ông Hải ngồi tiếp bệnh nhân tại trạm y tế...