Thực phẩm cần loại bỏ sau ngày Tết
Ăn thức ăn bị mốc do để lâu ngày hoặc bảo quản sai cách là nguyên nhân dẫn đến bệnh về gan, tiêu hóa, ngộ độc.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nhiều người dự trữ thực phẩm ngày Tết song không bảo quản đúng cách dễ bị nấm mốc, hư hỏng. Trong đó, nguy hiểm nhất là độc tố Aflatoxin trong nấm Aspergillus flavus có thể gây ung thư gan và xơ gan.
Bác sĩ khuyến cáo khi thực phẩm đã có dấu hiệu nấm mốc phải vứt bỏ, không nên tiếp tục sử dụng. Các loại nấm mốc, vi khuẩn này sẽ không chết dù nấu kỹ. Cạo hay rửa bằng nước có thể không còn nhìn thấy vết nấm mốc nhưng độc tố đã ngấm sâu vào bên trong thực phẩm. Phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng không thể loại bỏ hết, chúng chỉ có tác dụng hút bớt độ ẩm và làm khô thực phẩm.
Thời tiết ẩm, nồm, nóng ngày Tết khiến cho bánh chưng dễ bị mốc. Nhiều người chỉ loại bỏ một phần bánh bị mốc rồi tiếp tục cho vào tủ lạnh để ăn dần. Tuy nhiên, độc tố vẫn nằm sâu bên trong và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Video đang HOT
Ăn bánh chưng bị mốc dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin gây ung thư gan, dạ dày. Độc tố này không thể loại bỏ được bằng nhiệt độ và có thể tích lũy trong cơ thể.
Ngoài ra, ăn bánh chưng bị mốc còn gây ngộ độc, nhất là trẻ em.
Rau, củ, quả để lâu ngày
Ngày Tết, mọi người có thói quen dự trữ rau, củ, quả trong tủ lạnh để dùng. Bảo quản không đúng cách hoặc quá lâu sẽ khiến cho thực phẩm dễ bị hỏng do thối, mốc và sinh ra nhiều độc tố.
Sau tết nhiều rau, củ bị mọc mầm cần loại bỏ như tỏi, khoai tây. Nguyên nhân mọc mầm của hành tỏi thường là do bị ẩm.
Đồ ăn dư thừa
Thực phẩm dư thừa nên để vào hộp đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh. Món ăn chín đặt ở ngăn phía trên, đồ sống ở ngăn dưới. Không nên sử dụng thức ăn dư thừa nếu để trong tủ lạnh quá ba ngày.
Thức ăn hâm nhiều lần làm mất các vi lượng, khoáng chất, tăng hàm lượng muối, tăng nguy cơ biến chất của đạm, nên hạn chế sử dụng. Khi ăn chỉ múc ra một lượng nhỏ vừa đủ dùng, không đổ thực phẩm thừa trở lại nồi.
Theo VNE
Sinh hoạt đảo lộn dịp Tết làm tăng nguy cơ đột quỵ
Lười vận động, ăn uống không điều độ dịp Tết khiến nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4-6 lần ngày thường.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho hay đầu năm mới, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ não.
Theo ông, thời tiết giáp Tết có sự khác biệt khá nhiều giữa hai miền Nam - Bắc. Trong khi các tỉnh miền Bắc rét đậm (dưới 15 độ), thì Nam Bộ lại nắng nóng. Do vậy, những người phải di chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại dịp Tết, mệt mỏi khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, huyết áp dễ tăng cao dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch khiến nguy cơ đột quỵ não tăng gấp 4-6 lần.
Người bị xơ vữa động mạch, nguy cơ mạch máu bị tắc, vỡ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với người cao tuổi, lưu lượng máu qua não giảm rất thấp, các chức năng bị suy giảm nhiều nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết khiến đột quỵ tăng cao.
Ngoài yếu tố thời tiết, việc ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu điều độ khiến chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao, máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ... Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu, khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ đưa tới đột quỵ não.
Người già dễ bị đột quỵ do sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ dịp đầu năm. Ảnh: Giang Huy
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ gồm đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân; đột ngột choáng, nói khó, rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân...
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa mạch, rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc, uống rượu; tiền sử gia đình có bệnh đột quỵ; người bị tái phát đột quỵ lần hai... Do đó, để phòng đột quỵ ngày Tết, người bệnh cần tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ về dùng thuốc, giữ tinh thần thoái mái, tránh stres, ăn uống điều độ, lành mạnh.
Nên ăn ít muối (không quá 5g muối một ngày), hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, kẹo ngọt... Tập thể dục và vận động thường xuyên đồng thời kiểm soát chặt chẽ huyết áp, đường huyết, cân nặng và hạn chế rượu bia.
Thùy An
Theo VNE
Gia đình 3 người ở Đồng Tháp cùng hiến xác sau khi qua đời Chị Xuân đứng lặng hồi lâu, nhẹ nhàng đặt những cánh hoa bưởi, hoa cúc lên thi hài bố và chú tại Lễ Macchabeés chiều 16/1. Những đóa hoa cúc, huệ, đài hoa sen bằng giấy và vô số cánh hạc được xếp dọc hàng lang khuôn viên Đại học Y dược TP HCM, chiều 16/1. Các thi hài được đặt nghiêm trang...