Thực phẩm bồi bổ cho thể chất khí suy
Người thể chất khí suy cần ăn nhiều các thực phẩm bổ khí (có tính bình, vị ngọt, dinh dưỡng phong phú, dễ tiêu hoá) và hạn chế các thực phẩm sống tính lạnh mát, kiêng các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ.
Biểu hiện của thể chất khí suy?
Người thể chất khí suy cơ thể thường quá gầy hoặc quá béo, hay mệt mỏi, đuối sức, sắc mặt trắng nhợt nhạt, giọng yếu, hay ra mồ hôi, mạch yếu, kém ăn, hay chướng bụng, tinh thần mệt mỏi, hay đau mỏi eo, tiểu tiện nhiều…
Các loại thực phẩm có công hiệu bổ khí
Gạo tẻ: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ trung, ích khí. Món cháo gạo tẻ đặc còn được coi là canh sâm của dân gian.
Táo tàu: Tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bồi bổ khí huyết. Táo tàu nấu chín còn có tác dụng dưỡng dạ dày và ruột.
Lạc: Tính bình, vị ngọt, có công hiệu bổ tì, bổ phổi, đặc biệt thích hợp cho người suy khí kết hợp suy tì hoặc suy phổi.
Thịt bò: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng ích khí bổ máu, bổ tì vị, cường gân cốt. Người thể chất khí suy nên thường xuyên ăn thịt bò.
Thịt gà: Tính ôn, vị ngọt, có tác dụng ôn trung, ích khí, bổ tinh, dưỡng huyết. Người bị suy khí, suy huyết hay suy thận đều có thể dùng thực phẩm này bồi bổ.
Thịt chó: Tính ôn, vị mặn, có công hiệu bổ trung ích khí, tráng dương, bổ phổi, cường thận, thích hợp cho người thể chất khí suy kết hợp suy thận, suy phổi, suy tì hoặc dương suy. Đây cũng là thực phẩm tốt cho mùa thu đông.
Video đang HOT
Cá bống: Tính ôn, vị ngọt, bổ phổi, kiện tì, bổ khí, lại có tác dụng làm ấm dạ dày, rất thích hợp cho người thể chất khí suy.
Cá quế hoa: Có tác dụng bổ khí, ích tì vị, thích hợp cho người thể chất suy khí kết hợp suy tì sử dụng.
Lươn: Tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ suy tổn, ích khí, cường gân cốt, thích hợp cho người thể chất suy khí thường xuyên dùng.
Nho: Tính bình, vị chua ngọt, là một loại trái cây có tác dụng bồi bổ khí huyết, kiện tì vị, ích gan thận. Do đó người thể chất khí suy kết hợp suy thận, suy phổi, hoặc suy tì đều có thể dùng loại quả này.
Sơn dược: Là thực phẩm có tác dụng bổ khí, bổ phổi, bổ thận và tì. Người thể chất suy khí hoặc người mắc bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy nhược đều có thể dùng. Đây cũng là vị thuốc thường gặp cho người suy phổi, suy thận hoặc suy tì.
Tổ yến: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng ích khí bổ suy, dưỡng dương bổ phổi, tốt cho người bị suy khí kết hợp suy phổi
Ngoài ra, người thể chất khí suy cũng thích hợp dùng các loại thực phẩm như gạo nếp, ngô, khoai lang, bí đỏ, đậu nành, thịt ngan, thịt thỏ, cá mực. cá chép, cà rốt, đậu phụ, nấm, đường đỏ, mộc nhĩ trắng, cam thảo…
Phạm Thuý
Theo dân trí
Bệnh lý nguy hiểm từ triệu chứng đau bụng
Đau bụng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng.
Viêm đại tràng là tình trạng bệnh xảy ra ở đại tràng (ruột già) với các biểu hiện: đau bụng ít hoặc nhiều ở vùng dưới rốn, chướng bụng, phần lỏng hoặc phân sống, táo bón có dính chất nhầy hoặc dính máu... Bệnh nhân có sốt hoặc không và có cảm giác muốn đi ngoài liên tục.
Viêm đại tràng mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Di chứng sau nhiễm khuẩn đường ruột cấp do thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác.
Nguyên nhân dị ứng.
Nguyên nhân bệnh tự miễn (tự cơ thể tạo miễn dịch quá mức tấn công lại niêm mạc đại tràng của chính mình).
Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét...)
Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao...
Làm thế nào để chẩn đoán viêm đại tràng?
- Rối loạn đại tiện:
Chủ yếu là phân nát, lỏng một hoặc nhiều lần trong ngày, phân có thể có nhầy máu hoặc không.
Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).
- Đau bụng:
Vị trí xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng góc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.
Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau có thể mót "đi ngoài", "đi ngoài" hoặc đánh hơi được thì giảm đau.
Cơn đau dễ tái phát. Đau dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng hoặc ăn uống thất thường.
Điều trị:
Với viêm đại tràng cấp tính do vi khuẩn, amip... thì điều trị thuốc tây kịp thời và đủ liều sẽ cho hiệu quả cao. Tuy nhiên với viêm đại tràng mạn tính thì thuốc đông y chiếm ưu thế tuyệt đối. Sản phẩm "Tinh Hoa Đại Tràng" được bào chế từ các vị thuốc đông y có nguồn gốc thiên nhiên, sản xuất dưới dạng viên dễ uống không cần sắc. "Tinh Hoa Đại Tràng" điều trị tận gốc bệnh nhờ nguyên lý của các vị thuốc Hoàng đằng, Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá có tác dụng giải độc để kháng khuẩn Hậu phác, Chỉ xác, Chỉ thực, Trạch tả thư cân để điều trị r.ối loạn thần kinh thực vật Mộc hương, Bạch truật cố sáp để điều trị rối loạn phân do dị ứng và tự miễn, ngoài ra tác dụng thải độc nhờ công thức bài thuốc với tỷ lệ hợp lý là ưu điểm lớn của "Tinh Hoa Đại Tràng".
Viêm đại tràng
Trường hợp chị Trần Thị Ngọc Yên - 18B Trần Phú, Lương Khánh Thiện, TP Hải Phòng, ĐT 0944946589 làm chúng tôi vui lây vì chị đã bị bệnh đại tràng và thoái hóa xương khớp trên 10 năm, sau khi sử dụng đồng thời "Tinh hoa Dưỡng cốt" và "Tinh hoa Đại tràng" chị đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Đặc biệt, bệnh nhân bị đại tràng gần 20 năm mà vẫn khỏi đó là vợ chồng bà Đoàn Thị Mùi, ông Trần Văn Bình - 14 ngõ 110 Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà nội, ĐT: 01692548717 chẳng những bị bệnh viêm đại tràng mạn tính từ năm 1989 mà bà còn bị rối loạn thần kinh thực vật và bệnh xương khớp. Ông thì bị bệnh xương khớp, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, nhưng sau khi sử dụng các sản phẩm Tinh Hoa nay ông bà đã hết bệnh và khỏe mạnh. Nghe ý kiến của ông bà tại đây
Hiện nay "Tinh Hoa Đại Tràng" được bào chế cao cấp dưới dạng viên nang nên rất tiện dùng, dễ uống và hiệu quả cao. Hơn nữa, việc mua "Tinh Hoa Đại Tràng" cũng rất thuận lợi vì được bán ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Theo dân trí
Làm gì khi tinh thần mệt mỏi? Một lúc nào đó trong cuộc sống, bạn rơi vào trạng thái tinh thần nặng nề, mệt mỏi, thậm chí có những cảm xúc tiêu cực. Tâm trạng ưu phiền này không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm hiệu quả công việc của bạn. Theo chuyên gia kỹ năng sống Trần Mạnh Hoàng, hãy nuôi dưỡng sức...