Thực lực Trung Quốc khi đối đầu với Nhật Bản
Liên tiếp những sự kiện quân sự của Nhật Bản trong những ngày qua khiến Trung Quốc đặt dấu hỏi về thực lực Hải quân của mình khi xảy ra xung đột.
Sau sự kiện ngày 31/10, chiếc tàu khu trục cỡ lớn mang số hiệu 107 của Nhật đã xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc đang tập trận trên Tây Thái Bình Dương khiến nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi: Tại sao đến khi con tàu này xâm nhập vào giữa đội hình tập trận của Trung Quốc thì con tàu này mới bị phát hiện khiến nhiều nguồi tò mò về con tàu này.
Chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật là tàu khu trục lớp Murasame trực thuộc “Nhóm hộ tống số 1″ (còn gọi là hạm đội 1) đóng tại Yokosuka. Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m. DD-107 Ikazuchi có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý (với vận tốc tuần tra 20 hải lý/h), biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.
Ikazuchi được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại với 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.
Chiến hạm DD-107 Ikazuchi
Về hệ thống phòng không, tàu được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần “Sea Sparrow”. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.
Có thể nói DD-107 có khả năng tấn công toàn diện khi được trang bị vũ khí chống ngầm rất mạnh, với 29 quả tên lửa chống ngầm ASROC, tầm phóng 20km, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng MK41 (16 đơn nguyên). Để bổ trợ chống ngầm, nó còn có 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm Type 69, sử dụng ngư lôi Type Mk-46-5 có tầm phóng 11km, hoặc ngư lôi Mk-50, Mk-54, hay loại ngư lôi quốc nội Type 89 (tương đương Mk-46).
Về hệ thống điện tử chỉ huy trên tàu phần lớn là do nhật Bản tự sản xuất. DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.
Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao. Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật.
Video đang HOT
Tàu ngầm SS-506 Kokuryu trong Lễ hạ thủy
Cùng ngày 31/10, khi chiếc tàu DD-107 Ikazuchi xâm nhập vào đội hình tập trận của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tiến hành Lễ hạ thủy tàu ngầm SS-506 Kokuryu, đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm lớp “Soryu” (con Rồng) đến năm 2015 của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản.
Tàu ngầm SS-506 Kokuryu thuộc thế hệ tàu ngầm lần đầu tiên được sử dụng hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP). Tàu có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h.
Hiện nay, Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành công việc lắp đặt hệ thống nội thất của tàu, dự kiến sẽ được bàn giao cho lực lượng tự vệ trên biển vào tháng 3 năm 2014. Khả năng, tàu này sẽ được bố trí tại căn cứ Yokosuka – tỉnh Kanagawa, hoặc tại căn cứ Kure – tỉnh Hiroshima. Việc chỉ trong năm 2013, Tokyo biên chế chiếc SS-505 Zuiry và chiếc thứ 6 SS-506 “Kokuryu” có lẽ sẽ làm Bắc Kinh rất đau đầu.
Trước sự kiện này, chuyên gia quân sự Nga đã có bài phân tích về thực lực giữa Nhật Bản và Tung Quốc và đưa ra kết luận: Rất có thể Trung Quốc sẽ thua nhục nhã khi đối đầu với Nhật Bản. Theo chuyên gia Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ “Tin vắn quốc phòng Moscow” phân tích.
Theo đó, tình hình hiện nay của Trung Quốc tương tự Liên Xô vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, bắt đầu xây dựng hạm đội tầm xa quy mô lớn. Nhưng, thứ nhất, cần đột phá vô số vấn đề công nghệ nhỏ trên phương diện này; Thứ hai, TQ sẽ tiến hành đột phá trên các phương diện huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức.
Điểm xuất phát xây dựng Hải quân Trung Quốc vào thập niên 80 là chiến lược phòng thủ biển gần (duyên hải), tức là một lực lượng hải quân tầm gần, số lượng tàu chiến cỡ lớn rất ít, chủ yếu là thuyền máy và rất nhiều pháo bờ biển. Sự phát triển thực sự của Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90, mãi đến vài năm trước mới có chất lượng, hiệu quả. Nhưng, họ căn bản không thể giúp bản thân xây dựng được tư tưởng và kinh nghiệm tự tin”.
Thượng tá Sivkov, Phó viện trưởng Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga đánh giá khá cao năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc, cho rằng: “Về số lượng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tương đối lớn so với Nhật Bản. Trong thời bình, quân số của Quân đội Trung Quốc là 2,5 triệu quân, Nhật Bản khoảng 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh đảo sẽ chủ yếu được triển khai giữa lực lượng hải quân và không quân.
Để tranh đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel, có thể sẽ sử dụng 3 tàu ngầm hạt nhân. Do đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc không xa, vì vậy còn có thể sử dụng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa có số lượng tương đối.
Để đối phó Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, khoảng 10 tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Biên chế tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ khoảng 1/3 binh lực của Trung Quốc. Trung Quốc không có máy bay cảnh báo sớm, Nhật Bản có loại máy bay này, có thể bảo đảm năng lực theo dõi trên không và chỉ huy không chiến, từ đó giúp cho lực lượng hàng không tiêm kích Nhật Bản chiếm ưu thế tương đối lớn.
Về tổng thể có thể nói, trong lĩnh vực không chiến, thực lực giữa Trung-Nhật ngang sức với nhau, cho dù Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng; còn về sức mạnh hải quân, tàu ngầm Trung Quốc có trình độ tương đương trình độ (Hải quân Liên Xô) đầu thập niên 70 về tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ sản xuất, tiếng ồn tương đối lớn.
Người Nhật Bản có tàu ngầm tiên tiến hơn, mức độ tiếng ồn nhỏ hơn, có thể triển khai chiến đấu có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng, thực lực tàu chiến mặt nước của Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản, hai bên cơ bản tương đương về số lượng và tầm phóng của vũ khí tên lửa”.
Xét về tương quan lực lược và năng lực chiến đấu giữa hai bên, chuyên gia Nga két luận: TQ có thể “thua nhục nhã” nếu đấu súng với Nhật Bản.
Theo ĐVO
Nhật, Philippines có thêm đồng minh chống Trung Quốc?
Tân Ngoại trưởng Australia mới đây đã gọi Nhật Bản là "người bạn tốt nhất" của Canberra ở Châu Á. Trong khi đó, chính phủ Philippines đang nâng cấp mối quan hệ quân sự với Hàn Quốc bằng một thỏa thuận mới. Những diễn biến này khiến người ta nghĩ rằng, Nhật Bản và Philippines đã "kết nạp" thêm được vào liên minh chống Trung Quốc của họ hai thành viên mới.
Ngoại trưởng hai nước Australia và Nhật Bản.
Australia-Nhật Bản thắt chặt tình thân
Trong chuyến thăm đầu tiên đến Tokyo trên cương vị mới, tân Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã miêu tả Nhật Bản là "người bạn tốt nhất" của Canberra ở Châu Á đồng thời tuyên bố Australia ủng hộ chương trình hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản.
Theo hãng tin Kyodo, nữ Ngoại trưởng Bishop đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo hôm 15/10 rằng, Australia và Nhật Bản "cùng chia sẻ những giá trị và lợi ích chiến lược chung" và vì "có qua nhiều điểm chung như vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng tôi miêu tả Nhật Bản là người bạn tốt nhất của chúng tôi ở Châu Á. Đó không chỉ là trên lời nói mà nó thực sự diễn ra như vậy".
Sau đó, trong chuyến thăm ở Tokyo, bà Bishop còn tuyên bố rằng, Australia ủng hộ các nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc xây dựng một vị thế bình thường cho quân đội.
"Chính phủ Australia hoan nghênh hướng đi mà chính phủ của Thủ tướng Abe đang theo đuổi trong việc xây dựng một vị thế bình thường cho quân đội và từ đó có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng cho an ninh khu vực và toàn cầu". Bà Bishop tiếp tục đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia Nhật Bản. "Chúng tôi trông chờ Nhật Bản sẽ đóng góp lớn hơn cho an ninh trong khu vực của chúng ta và xa hơn nữa - trong đó bao gồm cả mối quan hệ liên minh của chúng ta với Mỹ", nữ Ngoại trưởng Australia cho biết.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ The Australian sau bài phát biểu trên, bà Bishop đã đưa ra ví dụ về Afghanistan để bảo vệ cho chính sách của chính phủ Australia trong việc ủng hộ quân đội Nhật Bản. "Nhật Bản và Australia đang sát cánh bên nhau ở Afghanistan. Nếu người Australia bị tấn công, Nhật Bản không thể giúp đỡ cho chúng tôi, đó là điều không bình thường. Sẽ là hợp lý nếu Nhật Bản có thể phản ứng thích hợp với tình hình và theo một cách thông thường hơn trong các biện pháp phòng thủ tập thể", tờ The Australia dẫn lời Ngoại trưởng Bishop phát biểu.
Dù đưa ra phát biểu mang đầy tính né tránh trên, động thái của Australia với Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận và khó chịu. Bắc Kinh phản đối quyết liệt những nỗ lực của Thủ tướng Abe trong việc phát triển học thuyết "phòng vệ tập thể", trong đó cho phép Tokyo phản ứng với những cuộc tấn công chống lại đồng minh hay các đối tác thân thiết của họ. Trong số những tình huống tiềm năng có thể xảy ra, Nhật Bản có thể can thiệp vào dưới cái mác phòng vệ tập thể nếu Mỹ và Trung Quốc có chiến tranh với nhau vì vấn đề Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Thậm chí trước khi có những phát biểu thể hiện tình thân với Nhật Bản kiểu như trên của tân Ngoại trưởng Bishop, Bắc Kinh vốn đã cảm thấy bất an trước mức độ hợp tác ngày một được tăng cường giữa Nhật Bản và Australia gần đây. Như tin đã đưa hồi tuần trước, sau khi Nhật Bản, Mỹ và Australia đưa ra một tuyên bố chung, Bắc Kinh đã ngay lập tức lên tiếng chỉ trích, nói rằng "Mỹ, Nhật Bản và Australia là đồng minh với nhau nhưng điều đó không nên trở thành cái cớ để can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, nếu không các nước này chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn và gây ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các bên".
Trong một động thái nhằm làm giảm tối thiểu mức độ thiệt hại trong quan hệ giữa Australia với Trung Quốc gây ra do những phát biểu thể hiện tình cảm gắn bó với Nhật Bản, nữ Ngoại trưởng Bishop sau khi khẳng định Nhật Bản là người bạn tốt nhất đã nhanh chóng nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trong quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc".
Có thể nói, Australia đang ở trong thế phải cân nhắc rất kỹ mọi hành động, bước đi và lời nói của mình để làm sao duy trì mối quan hệ liên minh chặt chẽ với Nhật Bản nhưng không làm mất lòng Trung Quốc bởi Trung Quốc cũng là đối tác quan trọng của Australia. Tuy nhiên, Canberra có lẽ sẽ cảm thấy được an ủi khi biết rằng không chỉ mình họ mà nhiều nước khác phải đối mặt với tình huống nhạy cảm như thế trong một khu vực đang ngày càng bị phân cực rõ nét như hiện nay.
Hàn Quốc trở thành đồng minh chính chống Trung Quốc của Philippines?
Chính phủ Philippines được cho là đang rất hoan hỉ trước mối quan hệ mới mà họ đang thiết lập được với Hàn Quốc. Báo chí Philippines mới đây vừa đưa tin, chính phủ nước họ đang nâng cấp quan hệ quân sự với Hàn Quốc thông qua một thỏa thuận mới.
Cụ thể, theo thỏa thuận nói trên, Hàn Quốc và Philippines sẽ tiến hành các cuộc trao đổi giữa binh lính hai nước với nhau trong các chương trình làm quen và tập huấn. Điều này cũng có nghĩa là hai bên sẽ trao đổi thông tin về cách thức quân đội hai bên thực hiện các chiến dịch gìn giữ hòa bình và cứu trợ thảm họa như thế nào.
Một phần ít công khai hơn trong thỏa thuận mới giữa Philippines và Hàn Quốc là một kế hoạch hợp tác chi tiết hơn giữa hai nước nhằm chống lại sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên những vùng biển của khu vực. Các nước láng giềng đó có thể kể tên là Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Nhiều nước đang củng cố mối quan hệ liên minh quân sự với nhau và với Mỹ để có thể đối phó tốt hơn với chiến thuật gây sức ép từ từ nhưng bền bỉ của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung - Nhật vẫn "căng cứng" vì biển Hoa Đông Bắc Kinh hôm qua (30/9) tuyên bố, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có kế hoạch gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương ở Indonesia tuần này. Đây được xem là "đòn trả đũa" thêm nữa của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang có cuộc tranh chấp nóng bỏng...