Thực lực hải quân Nga không bằng Mỹ
Trang phân tích quân sự Flot.com của Nga đánh giá khả năng chiến đấu của hải quân Nga chỉ bằng 45% hải quân Mỹ. Dường như Mỹ vượt trội hơn nhờ đóng tàu kích thước lớn hơn.
Hải quân Nga vừa có thêm 7 tàu trong năm 2018 – Ảnh: The National Interest
Hải quân Nga năm 2017 chỉ sở hữu thêm 2 tàu chiến cùng 1 tàu phá băng. Đến năm ngoái họ nhận được 7 tàu trong đó có khu trục hạm Đô đốc Gorshkov uy lực.
Nhưng vấn đề là ngoài Đô đốc Gorshkov thì những tàu mới khác đều thuộc lớp tàu tên lửa và tàu hoạt động ven biển cỡ nhỏ, trọng lượng nhẹ.
Trong khi đó, ngành công nghiệp đóng tàu Mỹ năm 2018 chuyển giao cho hải quân nước này 2 khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị tên lửa, 2 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm lớp Virginia.
Một khu trục hạm Arleigh Burke – Ảnh: Weapons and Warfare
Theo Flot.com, điều này khiến những ai mong mỏi hải quân Nga cải thiện sức mạnh thấy thất vọng. Trang phân tích còn dự đoán tình hình không tốt hơn trong năm 2019.
Cụ thể, trừ chiếc thứ hai thuộc dự án khu trục hạm Đô đốc Kasatonov 22350 cùng tàu ngầm đa nhiệm 885M Kazan đầu tiên, hải quân Nga dự kiến tiếp tục nhận tàu hộ tống, tàu hoạt động ven biển, tàu hỗ trợ.
Đối thủ Mỹ ngược lại sắp đón thêm 2-3 tàu Arleigh Burke lẫn số tàu ngầm Virginia số lượng tương đương. Khu trục hạm lớp Zumwalt thứ hai cũng vừa đi vào hoạt động. Không những vậy chương trình đóng tàu tác chiến gần bờ (LCS) nay đủ sức hoàn thành tối thiểu 3 đơn hàng/năm.
Mỹ thường xuyên phàn nàn rằng họ không có đủ tàu để thực hiện nhiều nhiệm vụ mà đặc biệt là chuẩn bị cho kịch bản xảy ra xung đột với Nga hoặc Trung Quốc. Giới chức quân đội nước này thường xuyên lo ngại các mối đe dọa mới, chẳng hạn như tên lửa chống hạm do Nga, Trung phát triển.
Video đang HOT
Tuy nhiên lực lượng Mỹ vẫn rất mạnh với 11 tàu sân bay và nhận được nguồn tài trợ lớn.
Cẩm Bình (theo The National Interest)
Theo Motthegioi.vn
Nga đưa dàn tàu chiến hùng hậu tới gần Syria: Một mũi tên trúng nhiều đích
Các chuyên gia cho rằng việc Nga triển khai lực lượng hải quân hùng hậu tới Địa Trung Hải ngoài khơi Syria hồi cuối tháng 8 và là đợt triển khai lớn nhất của Nga trong khu vực kể từ sau Chiến tranh Lạnh có thể ẩn chứa nhiều thông điệp gửi phương Tây.
Các tàu hải quân của Nga phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập (Ảnh: Reuters)
Đợt tập hợp lực lượng này của Hải quân Nga tại Địa Trung Hải diễn ra không lâu sau khi Điện Kremlin tuyên bố Mỹ và các đồng minh đang âm mưu tiến hành một đợt tấn công mới nhằm vào các lực lượng của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Động thái trên của Moscow diễn ra trước khi chính quyền Syria được cho là chuẩn bị mở đợt tấn công lớn nhằm vào tỉnh Idlib - thành trì cuối cùng của phiến quân tại Syria. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cảnh báo Washington sẽ đáp trả "rất mạnh mẽ" nếu phát hiện chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib.
Hồi cuối tháng 4/2017 và tháng 4/2018, các lực lượng Mỹ đã trút "mưa" tên lửa vào các mục tiêu tại Syria để đáp trả cáo buộc lực lượng chính quyền Syria gây ra vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường.
Theo suy luận của Nga, các phần tử thánh chiến và phiến quân đang kiểm soát Idlib có thể đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công hóa học "giả" và đổ lỗi cho quân đội chính phủ nhằm tạo cớ cho các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Syria.
Nga cảnh báo Mỹ và các nước phương Tây không được phép can thiệp vào chiến dịch giải phóng Idlib của chính quyền Syria. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thậm chí thông báo Moscow, thông qua bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao, đã phát đi cảnh báo tới "các đối tác phương Tây" rằng "đừng đùa với lửa" tại Syria.
Phô diễn sức mạnh
Tàu hộ vệ Pytlivy, theo sau là tàu đổ bộ Nikolai Filchenkov, của Hải quân Nga đi qua eo biển Bosphorus trong hành trình tới Địa Trung Hải ngày 24/8. (Ảnh: Reuters)
Giới phân tích phương Tây cho rằng Nga đang tìm cách phô diễn sức mạnh hải quân ở vùng biển ngoài khơi Syria.
"Tôi nghi ngờ rằng có nhiều hình thức phô diễn sức mạnh ở đây và sự hiện diện của các tàu Nga mang nhiều ý nghĩa hơn, chứ không đơn thuần là các chiến dịch được lên kế hoạch từ trước nhằm vào Idlib. Có thể họ (Nga) đang có ý định phô diễn hỏa lực quy mô lớn kết hợp với cuộc tập trận tác chiến chiến lược sắp tới", Michael Kofman, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Kennan thuộc Trung tâm Wilson, nhận định.
Nga đã triển khai tới Địa Trung Hải hàng chục tàu chiến, bao gồm các tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm, trong đó có một số tàu được trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Theo Kerim Has, nhà phân tích về các vấn đề Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Moscow, quy mô của lực lượng hải quân Nga cho thấy đợt triển khai này chủ yếu nhằm mục đích tập trận quân sự, song đây không phải mục đích duy nhất.
Chuyên gia Has cho rằng Nga cần thêm thời gian để thiết lập cơ sở hạ tầng hỗ trợ nhằm duy trì "sự hiện diện lâu dài của một hạm đội lớn" ở Địa Trung Hải do những nỗ lực của Moscow trong việc mở rộng căn cứ hải quân ở cảng Tartus của Syria vẫn chưa hoàn thiện. Ngoài ra, Nga cũng cần triển khai lực lượng để đối phó với các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào các lực lượng của chính quyền Syria.
"Nga có lẽ muốn tạo ra một lá chắn bằng hải quân và không quân để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công nào từ không quân và tàu ngầm Mỹ trong khu vực", chuyên gia Has cho biết.
Timur Akhmetov, nhà nghiên cứu về Trung Đông tại Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga, cho rằng việc Nga triển khai đội tàu chiến ở Địa Trung Hải nhằm thể hiện sức mạnh răn đe trước bất kỳ ý định can thiệp nào của phương Tây vào Syria. Theo Akhmetov, sự xuất hiện của hạm đội tàu chiến cho thấy Nga vẫn luôn hiện diện trong khu vực, theo đó "khả năng của các nước phương Tây trong việc áp đặt bất kỳ kế hoạch vũ lực nào (đối với Syria) sẽ giảm xuống".
"Nói cách khác, Nga muốn đẩy cuộc cạnh tranh từ góc độ quân sự sang chính trị bằng cách thể hiện rằng mọi hành động quân sự của phương Tây đều có thể bị đáp trả tương xứng", chuyên gia Akhmetov nhận định.
Theo chuyên gia Kofman, ý đồ của Nga có thể là đưa thêm lực lượng bổ sung tới gần Syria để chuẩn bị đối phó với các hành vi "khiêu khích" bất ngờ.
"Nhiều người có thể không còn nhớ, nhưng đã từng xảy ra một cuộc tấn công lớn nhằm vào các lực lượng Nga tại Syria trong thời gian diễn ra cuộc tập trận Zapad vào tháng 9/2017", chuyên gia Kofman nói.
Trong cuộc tấn công này, các phần tử thánh chiến đã áp đảo các lực lượng Nga tại Idlib và đe dọa "bao vây cũng như đập phá các cơ sở của Nga". Nga đã đáp trả bằng cách tăng cường các cuộc không kích vào Idlib, chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tháng do chính Moscow bảo trợ.
Không chỉ tập trận
Quân đội chính quyền Syria ăn mừng sau khi giành quyền kiểm soát một số khu vực từ tay phiến quân (Ảnh: AFP)
Hiện chưa rõ có bao nhiêu tàu hải quân Nga ở Địa Trung Hải chỉ tham gia tập trận rồi sẽ quay về nhà, và có bao nhiêu tàu vẫn hiện diện ở khu vực này để hỗ trợ cho cuộc tấn công của chính quyền Syria nhằm vào Idlib. Chuyện gia Has cho biết cuộc tập trận của Nga trên Địa Trung Hải dự kiến sẽ kéo dài tới ngày 8/9, một ngày sau khi các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran gặp mặt tại Tehran (Iran) để thảo luận về tình hình Syria.
"Ít có khả năng cuộc tấn công của quân đội Syria nhằm vào Idlib diễn ra trước khi hội nghị thượng đỉnh (tại Iran) bắt đầu. Do vậy, một số tàu chiến của Nga có lẽ sẽ rời khỏi khu vực sau khi kết thúc tập trận, nếu không cũng chỉ hiện diện ở khu vực theo hình thức triển khai luân phiên", chuyên gia Has nói.
Ngoài hải quân, Nga cũng trông cậy nhiều vào sức mạnh không quân nếu Moscow tham gia chiến dịch tại Idlib. Theo chuyên gia Has, số lượng máy bay được Nga triển khai tới căn cứ không quân Khmeimim gần thủ đô Damascus "đã tăng lên đáng kể khi cuộc tập trận (trên Địa Trung Hải) sắp bắt đầu".
"Nga có thể đang nhắm mục tiêu tăng cường hiện diện quân sự ở Syria trước khi cuộc tấn công vào Idlib bắt đầu bằng cách chuyển sự chú ý từ Idlib sang cuộc tập trận ở đông Địa Trung Hải. Do vậy có thể suy đoán rằng một phần của lực lượng quân sự Nga được triển khai gần đây sẽ tiếp tục duy trì hiện diện trong khu vực ngay cả khi tập trận kết thúc, và đây sẽ là lực lượng bổ sung hỗ trợ cho cuộc tấn công vào Idlib", chuyên gia Has cho biết thêm.
Cũng theo chuyên gia Has, Nga có thể nhân cơ hội triển khai lực lượng này để thử nghiệm các hệ thống vũ khí trong điều kiện tác chiến thực tế và giới thiệu vũ khí Nga tới các khách hàng tiềm năng trong khu vực.
"Điều quan trọng là Nga cần phô diễn sức mạnh quân sự ở nước ngoài để đẩy mạnh uy tín của vũ khí Nga vì các cường quốc ở khu vực Trung Đông và Đông Địa Trung Hải đều là những nước có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Đó là lý do cả Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Biển Đen và đội tàu Caspian của Nga đều tham gia cùng các lực lượng không quân trong các cuộc tập trận ở Địa Trung Hải. Ngoài phát đi thông điệp biểu tượng tới Mỹ và các cường quốc phương Tây, Nga cũng muốn thu hút thêm sự chú ý của các "khách hàng" trong khu vực đối với các máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu, tàu chiến, tên lửa S-400 và nhiều vũ khí khác do Nga sản xuất", chuyên gia Has nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri/ National Interest
NATO đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ ở Ba Lan NATO sẽ đầu tư hơn 260 triệu USD vào một dự án hỗ trợ các lực lượng Mỹ tại miền Trung Ba Lan. Ảnh minh họa. Theo hãng tin Sputnik, thông tin trên được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo với các phóng viên ngày 1/4. "NATO đã nhất trí về khoản đầu tư mới đáng kể vào xây dựng cơ...