Thực khách tá hỏa khi thấy bã kẹo cao su trong món tôm hùm
Khi phát hiện một vật thể giống như bã kẹo cao su trong món tôm hùm, nữ thực khách cùng gia đình đã kiến nghị ngay với nhà hàng, để rồi nhận được câu trả lời ráo hoảnh: “Có thể chính con tôm đã ăn!”
Vụ việc xảy ra hôm 28-7 nhưng chỉ được tờ Shanghaiist đưa ra ánh sáng vào ngày 4-8 vừa qua, theo đó, một người phụ nữ họ Zhong đã cùng gia đình tới ăn tối tại một quán ăn thuộc tỉnh Quảng Châu, Trung quốc.
Khi thức ăn được đưa lên, con trai cô đã phát hiện một miếng “ phô mai rất khó nhai” ở bên trong chú tôm hùm đã được chế biến. Nghi ngờ về “miếng phô mai này”, cô Zhong đã ngay lập tức kiểm tra và phát hiện đây thực chất là bã kẹo cao su.
Hình ảnh chiếc bã kẹo cao su được chính cô Zhong chụp hình lại và cung cấp cho truyền thông. Ảnh: Shanghaiist
Cô Zhong nhanh chóng gọi phục vụ và quản lý nhà hàng để xử lý vấn đề, song nhà hàng này lại liên tục từ chối nhận trách nhiệm về chiếc bã kẹo cao su có trong con tôm, không những vậy còn nói rằng “Có thể chính con tôm đã ăn kẹo cao su”.
Video đang HOT
Sửng sốt và phẫn nộ trước cách hành xử của nhà, cô Zhong đã lập tức báo với cơ quan chức năng và cảnh sát để được giải quyết.
Lực lượng chức năng đã yêu cầu giữ nguyên bàn ăn cho tới khi cơ quan y tế tới điều tra. Nhưng nhân viên nhà hàng, một lần nữa đã từ chối hợp tác. Dưới sự thuyết phục của cơ quan cảnh sát, nhà hàng này đã chấp thuận và dùng khăn trải bàn che phủ các món ăn.
Tuy nhiên, 3 ngày sau khi cô Zhong trở lại, chiếc bàn mà cô dùng bữa đã được dọn sạch, không có bất cứ thông tin nào thêm về việc điều tra được đưa ra, buộc cô phải tiếp tục liên hệ trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền để đòi lại công bằng.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp và chế tài nhằm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng thực phẩm bẩn vẫn đang là một vấn nạn tồn tại ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
Hồi tháng 10-2016, một bản tin của đài Sơn Đông cho biết qua một bản chụp CT cơ thể con người, các bác sỹ đã phát hiện những viên trân châu không hề được tiêu hóa trong dạ dày của một bệnh nhân nữ.
Trong những ngày vừa qua, dư luận Trung Quốc tiếp tục rúng động mạnh mẽ xung quanh vụ bê bối vaccine giả của công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh (Changsheng Biotechnology Co), sau khi phát hiện công ty này đã sản xuất vaccine phòng bệnh dại và vắc xin DTP “3 trong 1″ (vaccine dùng cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván) giả, kém chất lượng.
An Nhiên
Theo cand
Nghi vấn quan chức Trung Quốc tự sát do liên quan tới vụ vaccine rởm
Hiện ông Tống Lập Chí đang được cấp cứu tại bệnh viện và vẫn chưa biết chính xác đây có phải là vụ tự sát hay không.
Dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước thông tin ông Tống Lập Chí, Viện trưởng Viện miễn dịch thuộc Trung tâm phòng dịch tỉnh Sơn Đông, đã tự sát bằng cách tiêm Insulin liều cao.
Ông Tống Lập Chí.
Ông Tống Lập Chí là một trong 5 thành viên hội đồng kiểm định đã phê chuẩn cho nhập 252.600 liều vaccine DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) kém chất lượng của công ty sản xuất vaccine Trường Sinh có trụ sở tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Qua kiểm tra cho thấy, hơn 210.000 liều vaccine trên đã được tiêm cho các em bé tại Sơn Đông.
Thông tin ông Tống Lập Chí tự sát do lo sợ trách nhiệm là hoàn toàn có cơ sở khi chính quyền tỉnh Sơn Đông đang cho tiến hành điều tra toàn bộ quy trình cấp phép nhập lô vaccine kém chất lượng trên theo yêu cầu của Quốc vụ viện Trung Quốc.
Theo thông báo từ phía Trung tâm phòng dịch Sơn Đông, hiện ông Tống Lập Chí đang được cấp cứu tại bệnh viện và vẫn chưa biết chính xác đây có phải là vụ tự sát hay không.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/7, sau quá trình điều tra, cơ quan điều tra thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã đề nghị phê chuẩn lệnh bắt giữ 18 người có liên quan tới vụ bê bối vaccine với tội danh sản xuất, làm giả vaccine. Trong số này có bà Cao Tuấn Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Trường Sinh.
Theo Hà Thắng/VOV-Bắc Kinh
Bê bối vắc-xin giả rúng động Trung Quốc Dư luận Trung Quốc vô cùng phẫn nộ sau khi một nhà sản xuất trong nước bị phát hiện làm giả vắc-xin dành cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin tại một bệnh viện ở Aksu, khu vực Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters) Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Cục quản lý Dược và Thực...