Thực khách bị ‘chặt chém’ 65 triệu một đĩa bánh mỳ
Nữ du khách nước ngoài cảm thấy rất sốc khi phải thanh toán cho một đĩa bánh mỳ truyền thống được bán tại một nhà hàng ở phố cổ Jerusalam, Israel với giá 2.800 USD (tương đương gần 65 triệu đồng).
Nữ du khách này là Laura Ziff. Vào tháng 8 vừa qua, khi tới Jerusalem du lịch, Laura đã dừng lại ở nhà hàng Old City Shawarma để thưởng thức một đĩa Shawarmas (thực chất là bánh mì cuộn, bên ngoài là lớp bánh mì dẹt, bên trong là các loại nhân khác nhau như thịt gà, thịt cừu nướng được thái mỏng, cùng cà chua, bắp cải, dưa chuột, hành tây và nước xốt). Đây là một món ăn truyền thống rất được yêu thích tại Jerusalam.
Và khi thanh toán, Laura rất choáng khi phải trả số tiền lên tới 2.800 USD (tương đương gần 65 triệu đồng) cho một món ăn đơn giản như vậy.
Nhà hàng đang chế biến món shawarmas truyền thống.
Sau đó, Laura đã chia sẻ câu chuyện của mình trên trang Facebook cá nhân. Câu chuyện của cô đã thu hút sự chú ý của dư luận. Ngay lập tức, vụ việc của Laura cũng được truyền thông Israel chú ý. Chính quyền Israel đã vào cuộc điều tra sự việc.
Chủ nhà hàng Old City Shawarma đã lên tiếng đính chính về sự việc và cho biết khoản tiền mà Laura phải thanh toán là nhầm lẫn. Chủ nhà hàng cũng khẳng định sẽ liên lạc với khách hàng để xin lỗi và hoàn tiền cho khách.
Tuy nhiên, một người từng làm việc tại nhà hàng này lại tiết lộ đây là mánh khóe lừa đảo của nhà hàng này với khách nước ngoài. Họ đã áp dụng chiêu thức này rất nhiều lần.
Cựu nhân viên nhà hàng cho biết: Nhà hàng không có menu và ban đầu báo giá 80 NIS cho một đĩa shawarma, nhưng lại yêu cầu khách trả bằng USD hay Euro. Khi thực khách không để ý mà chỉ đưa thẻ cho nhân viên và ký xác nhận, có thể một số tiền lớn sẽ bị lấy đi. Có những khách hàng từng trình báo với cảnh sát việc họ đã bị tính phí quá mức nhưng nhiều trường hợp lại bỏ qua việc này.
Vào hôm thứ Hai (2/9), Laura đã đăng bài viết trên trang cá nhân cho biết chủ nhà hàng đã liên hệ và xin lỗi về sự cố này. Cô cũng được nhà hàng trả lại tiền.
Video đang HOT
Theo Israel National News
Quán canh bún vị Bắc 35 năm giữa lòng Sài Gòn
Từ một quang gánh nhỏ thuở sơ khai ở chợ Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận), sau 35 năm quán canh bún Mẹ Tôi đã trở thành một địa chỉ được nhiều thực khách Sài Gòn yêu thích.
Tọa lạc trên con đường nhỏ, chạy dọc theo đường ray ở quận Phú Nhuận, quán canh bún Mẹ Tôi đã trở thành địa điểm quen thuộc để thực khách Sài Gòn thưởng thức món ăn đặc trưng miền Bắc từ nhiều năm nay.
Quán được dời về địa điểm này kể từ năm 1999. Trước đó, quán canh bún Mẹ Tôi chỉ là một quang gánh nhỏ không tên, không bàn, có vài chiếc ghế cóc, do bà Phạm Thị Mến mở ra vào năm 1984 tại chợ Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận).
Sau khi di cư từ Bắc vào Nam, để mưu sinh cũng như nuôi gia đình đông con nhỏ, bà Mến đã mở ra hàng canh bún đặc trưng theo vị Bắc theo lời gợi ý của một người hàng xóm.
Kể từ thời điểm đó, quang gánh canh bún của bà Mến ngày càng đông khách, giúp cho gia đình bà có cuộc sống đầy đủ và nuôi được các con ăn học. Sau này, bà Mến không còn trực tiếp đứng bán nữa mà trao lại quyền quản lý cho các con. Cũng vì nhớ ơn mẹ, các con của bà đã chọn tên quán "Mẹ Tôi" khi quán được dời về địa chỉ này.
Điểm đặc sắc nhất của canh bún Mẹ Tôi là phần nước lèo được nấu vị ngọt thanh, đúng chất Bắc. "Ở Sài Gòn có nhiều quán canh bún, tuy nhiên người ta thường nấu theo kiểu Nam với nước đỏ như bún riêu, có đậu hũ, cà chua, huyết. Mẹ tôi nấu thì không như vậy, chỉ thắng một ít nước màu điều để tạo màu, giữ vị ngọt thanh của nước lèo", chị Vũ Thanh Phương - con dâu của bà Mến - cho biết.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt khác của canh bún tại nơi đây là phần thịt cua được xay từ cua đồng nguyên chất.
Trước 5h mỗi sáng, anh Phan Duy Tân (con ruột bà Mến, chủ quán hiện tại) đi ra chợ cua Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), tự tay chọn những con cua chất lượng để xay. "Tôi còn xé cua giúp người ta. Có mình ngồi đó, cua mới đảm bảo được làm vệ sinh", anh Tân cho hay.
Chưa hết, canh bún Mẹ Tôi còn được phục vụ kèm rau nhút luộc sơ, được cắt tỉ mỉ thành từng khúc nhỏ. "Chính rau nhút và hẹ là điểm khác biệt của canh bún Mẹ Tôi so với những chỗ khác. Có người thích, có người không, nhưng đã thích rồi thì khó bỏ được", anh Tân nói thêm.
Hiện tại, quán có tổng cộng 8 nhân viên, bao gồm bộ phận phục vụ, nhặt rau và giữ xe.
Anh Châu Nhật Nam - một khách quen tại đây - nhận xét: "Đồ ăn ở đây đều tươi ngon, và nước súp thanh. Chỉ bao nhiêu đây thôi đã khiến tôi không bỏ được, suốt mười mấy năm qua".
Từ một quang gánh nhỏ, tới nay quán đã sở hữu một mặt bằng rộng gần 100 m2 để phục vụ thực khách. Ngoài ra, quán còn có một căn nhà riêng cách đó vài bước để giữ xe cho khách.
Với giá một tô nhỏ là 22.000 đồng, tô lớn 27.000 đồng và tô đặc biệt là 35.000 đồng, canh bún Mẹ Tôi có giá khá đắt so với mặt bằng các quán canh bún khác. Ngoài ra, quán còn phục vụ thêm đậu hũ chiên giòn, với giá 10.00-15.000 đồng/đĩa.
Theo chị Phương, trong 1-2 năm trở lại đây, lượng khách đến quán ăn không còn đông như trước, mà họ chủ yếu sử dụng các dịch vụ mua đồ ăn hộ qua mạng. Canh bún Mẹ Tôi mở cửa mỗi ngày từ 11h đến 20h.
Theo Zing
Bạn đã có dám thử món cua ngâm nước tương? Nổi tiếng với vị mặn... quá mức, Ganjang gejang (cua ngâm nước tương) đã thách thức rất nhiều thực khách du lịch đến Hàn Quốc. Cách bày trí món Ganjang Gejang. Gejang là từ ghép của hai từ "ge" (một con cua) và "jang" (gia vị). Trong tiếng Hàn, Gejang là một loại hải sản lên men. Ganjang gejang là sự kết hợp...