Thực hư vụ dân phải trích nộp tiền bồi thường môi trường biển QuảngTrị
Lãnh đạo UBND xã Trung Giang ( huyện Gio Linh, Quang Trị) cho biết: xã đã báo cáo huyện, làm rõ việc thôn Hà Lợi Trung (Trung Giang) vận động các hộ dân khuyên góp tiền bồi thường sự cố môi trường biển.
Chính quyền thôn Hà Trung (xã Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị) vận động mỗi chủ thuyền ủng hộ 200.000 đồng và mỗi hộ dân toàn thôn nộp 100.000 đồng để tổ chức hội diễn văn nghệ của thôn trong dịp Tết 2017.
Liên quan đến việc “vận động nộp lại tiền bồi thường sự cố môi trường biển” khiến dư luận xôn xao, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phạm Thế Hiển, Trưởng thôn Hà Lợi Trung xác nhận: thôn có vận động mỗi chủ thuyền đóng góp ủng hộ 200.000 đồng, mỗi hộ dân 100.000 đồng. Đây là mặt bằng đóng góp chung trong thôn, ai có thì đóng góp, ai không có thì thôi chứ không bắt buộc. Thôn cũng không trực tiếp thu tiền, mà thành lập các tổ tiếp nhận và quản lý tiền này tại các xóm với sự tham gia của các Trưởng xóm và Ban công tác Mặt trận….
Theo ông Hiển, thông tin cho rằng thôn buộc chủ tàu, hộ dân đóng góp mức trên là không chính xác. Người phản ánh thông tin này trên một số phương tiện thông tin đại chúng cũng không phải là người của các chủ thuyền.
Ông Hiển khẳng định, việc khuyên góp nhằm mục đích tổ chức hội diễn văn nghệ dịp Tết Âm lịch 2017 tới. Để triển khai, từ ngày 15/11, Ban công tác Mặt trận thôn đã tổ chức họp toàn dân trong thôn (trong đó có các chủ thuyền nhận được tiền bồi thường sự cố môi trường biển) để phổ biến chương trình, vận động và người dân đồng thuận cao.
Người dân nhận tiền bồi thường sự cố môi trường biển luôn có sự giám sát sát sao và có lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự
Hà Lợi Trung là thôn có truyền thống văn hóa văn nghệ. Nhưng đã 5 năm qua, thôn này không tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng trong dịp Tết. Năm nay, thôn thông qua chủ trương xây dựng 15- 16 tiết mục văn nghệ và dự kiến tổ sẽ tổ chức vào ngày Mùng 4 hoặc Mùng 6 Tết. Qua đó, thôn sẽ lựa chọn để đóng góp 2 tiết mục văn nghệ nhân dịp phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng xã Trung Giang (tổ chức trước Tết).
Cũng theo ông Hiển, kinh phí tổ chức hội diễn văn nghệ này tốn khoảng hai ba chục triệu. Kinh phí thôn không đủ nên vận động và được người dân đồng tình ủng hộ. Các năm trước, không tổ chức văn nghệ, thôn cũng thường huy động mỗi hộ đóng góp 50.000 đến 100.000 đồng để lo hương khói, lễ lạt của xóm, làng.
“Năm nay xảy ra sự cố môi trường biển, nhưng với tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, yêu văn nghệ, tại cuộc họp bà con đã thống nhất cao: mỗi chủ thuyền đóng góp ủng hộ 200.000 đồng, mỗi hộ dân 100.000 đồng. Việc đóng góp hoàn toàn tự nguyện”, ông Hiển nói.
Video đang HOT
Người dân xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh, Quảng Trị) nhận tiền bồi thường sự cố môi trường biển
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Trung Giang Trân Xuân Tương cho biết: xã huy động mỗi địa phương 2 tiết mục văn nghệ dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng xã Trung Giang. Ở hội diễn nghệ thuật quần chúng của thôn, xã chỉ hỗ trợ mức 1 triệu đồng.
“Qua làm việc với Trưởng thôn Hà Lợi Trung, các hộ dân ngày 2/12 cũng như biên bản cuộc họp của Ban công tác Mặt trận thôn Hà Lợi Trung ngày 15/11 đều cho thấy, thôn này đã tổ chức họp dân rộng rãi và nhận được sự đồng thuận rất cao của bà con. Nếu bắt buộc đóng góp là sai, nhưng ở đây bà con ủng họ, mong muốn được tổ chức văn nghệ, ông Tưởng nói thêm.
Ông Tưởng phản bác hoàn toàn không có chuyện cán bộ địa phương làm khó trong quá trình sinh sống và sản xuất, trong đó có việc làm giấy tờ, xác nhận giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc học tập, lao động của con em họ nếu dân không “tự nguyện đóng góp” các mức trên.
“Chúng tôi hoàn toàn đồng tình và tự nguyện đóng góp để năm nay thôn tổ chức văn nghệ trong dịp Tết cổ truyền dân tộc và có vài tiết mục văn nghệ đóng góp chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng xã nhà. Nếu không đồng ý, ngươi dân có quyền không nộp chứ không bắt buộc và chúng tôi cũng đề nghị chính quyền làm rõ ai là người đã phản ánh thông tin sai lệch”, ông Phan Thanh Bình (64 tuổi) cùng đông đảo người dân thôn Hà Lợi Trung bày tỏ.
Theo Ngọc Hải (Báo Giao thông)
Cá tầng nổi "an toàn", người tiêu dùng vẫn "né tránh" hải sản
Gần một tuần sau kết luận của Bộ Y tế về độ an toàn của các loại hải sản, nhiều chợ đầu mối ở Quảng Trị đã bắt đầu bày bán trở lại sản phẩm đánh bắt từ biển, song người tiêu dùng vẫn còn "né tránh", sức mua vẫn hạn chế.
Trước đó, Bộ Y tế đã kết luận: Tất cả hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Nhà chức trách cũng khuyến cáo, các loại hải sản như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Theo khảo sát của PV Dân trí, tại các chợ trung tâm như: chợ Đông Hà, chợ phường 5, chợ phường 3... một số tiểu thương đã thu mua cá biển về bày bán trở lại, song vẫn rất ít người mua. Chính vì tâm lý của người tiêu dùng còn e ngại trong việc sử dụng cá biển nên các tiểu thương cũng không dám bán nhiều mà chỉ bán xen lẫn với các loại cá nước ngọt.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, bán cá tại chợ Đông Hà cho biết, khi người tiêu dùng có dấu hiệu "quay lưng" với cá biển, bà chuyển sang bán cá nước ngọt
Ghi nhận tại chợ Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, chỉ thấy khoảng hơn chục quầy hàng có cá biển. Các mặt hàng hải sản được bán như: cá nục, cá ngừ, cá đối, cá bớp... là các hải sản sống ở tầng nổi được các tiểu thương bày bán ở chợ.
Đây là khu chợ lớn nhất, nằm ở trung tâm thành phố, nhưng sức tiêu thụ cá biển vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, số lượng hải sản được bán ở mỗi quầy hiện tại vẫn không nhiều, chỉ từ 20-30kg cá các loại. Các tiểu thương vẫn dè dặt vì sợ nếu bày ra nhiều sẽ bán không hết, ế ẩm dẫn đến lỗ vốn.
Sức mua của người tiêu dùng đối với cá biển vẫn hạn chế
Chị Nguyễn Thị An (xã Gio Việt, huyện Gio Linh) từng có nhiều năm buôn bán hải sản ở chợ) cho hay, từ khi xảy ra sự cố môi trường biển, chị ngưng hẳn việc buôn bán hải sản biển mà chuyển đổi qua các loại cá nước ngọt như: cá mè, cá lóc, lươn...
Mới đây, khi nghe được thông tin hải sản tầng nổi ăn được, chị trở lại bán thêm cá nục, mực đánh bắt xa bờ, cá ngừ. Chị An cho biết: "Tôi kinh doanh thủy hải sản ở chợ Đông Hà đã lâu, nhưng từ khi xảy ra sự cố môi trường biển tôi chuyển sang bán các loại cá sông, cá hố... Khi Bộ Y tế công bố hải sản tầng mặt ăn được, tôi đã bán lại cá biển. Trước khi xảy ra sự cố mỗi ngày tui bán được 50kg hải sản, nhưng giờ chỉ bán được gần 20kg. Có người đã ăn hải sản nhưng có người vẫn còn lo sợ, né tránh. Mong các cơ quan thẩm quyền có biện pháp tuyên truyền loại cá nào ăn được để người dân yên tâm sử dụng để việc buôn bán trở lại bình thường".
Dù các chợ đã bán hải sản biển trở lại nhưng người tiêu dùng vẫn dè dặt
Chỉ số ít người dân chọn mua cá biển sau khi có kết luận của Bộ Y tế
Bà Lê Thị Thỉ (khu phố Tây Trì, phường 1, TP Đông Hà) người có nhiều năm bán cá ở chợ Đông Hà cho biết, mấy ngày qua mỗi ngày bà bày bán khoảng 20 kg cá biển nhưng không hết phải mang về. Còn những tháng trước đó, do không có ai mua nên buộc phải nghỉ bán. "Dù đã có kết luận các loại cá sinh sống ở tầng nổi an toàn nhưng vẫn ít người mua. Hầu như người dân vẫn cảm thấy lo ngại và chưa thực sự an tâm khi sử dụng cá biển", bà Thỉ nói.
Các tiểu thương chuyển qua bán các loại cá nước ngọt, cua nước lợ
Tại cảng cá Cửa Tùng, hiện đã có nhiều thuyền gần bờ câu cá nục cập bến sau chuyến ra khơi. Tuy nhiên, khảo sát tại khu chợ gần cảng thì hải sản biển vẫn ế ẩm.
Các loại cá tầng nổi bắt đầu được đánh bắt nhiều
Chị Trần Thị Trang, người tiêu dùng cho hay, đã nhiều tháng nay gia đình chị không sử dụng hải sản biển mà chỉ mua các loại cá nước ngọt về chế biến làm thực phẩm. "Dù cơ quan chức năng công bố các loại cá tầng nổi an toàn nhưng vẫn khuyến cáo không sử dụng một số loại hải sản tầng đáy do vẫn chứa chất độc. Ở dưới biển thì ai dám khẳng định được cá sinh sống ở đâu, bởi nó thường di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Chính vì vậy, dù rất muốn mua về ăn nhưng gia đình tui cố gắng nhịn, chỉ sử dụng cá nước ngọt cho an toàn".
Chợ Đông Hà bày bán nhiều loại cá nước ngọt
Nhiều tháng nay, phần lớn các tiểu thương buôn bán hải sản đánh bắt từ biển tại chợ Đông Hà đã nghỉ bán, khiến khu vực bán cá trở nên vắng ngắt. Chỉ một số tiểu thương bán kết hợp với các loại cá nước ngọt, nước lợ vẫn duy trì việc buôn bán. Tuy nhiên, các hộ này cho rằng việc bán hải sản cá nước ngọt không đem lại lợi nhuận bao nhiêu so với cá biển vì giá thành mua vào khá cao.
Nhiều quầy bán cá biển ngừng hoạt động mấy tháng nay
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, bán cá tại chợ Đông Hà cho biết, khi người tiêu dùng có dấu hiệu "quay lưng" với cá biển, bà chuyển sang bán cá nước ngọt. Đến thời điểm này, cá biển vẫn chưa bán được nhiều nên bà chưa bày bán trở lại.
Đăng Đức
Theo Dantri
Cử tri Bình Thuận kiến nghị giám sát chặt chẽ môi trường biển Cử tri cho rằng nếu không giám sát chặt chẽ, các dự án nhiệt điện có thể tác động xấu đến môi trường biển. Ngày 24/11, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả của kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XIV. Bà Nguyễn Thị Phúc, Phó trưởng Đoàn ĐBQH...