Thực hư vụ dàn cảnh va chạm giao thông bắt cóc trẻ em
Liên tiếp thời gian gần đây, mạng xã hội chia sẻ những vụ bắt cóc táo tợn xảy ra giữa ban ngày, đông người qua lại.
Lên kịch bản bắt cóc trẻ em?
Mới đây, trên mạng xã hội người mẹ trẻ có tài khoản An. Ng. (tại Hà Nội) đã kể lại vụ dàn cảnh nghi ngờ định bắt cóc con trai chị nhưng bất thành vì gia đình cảnh giác đã thu hút hàng người quan tâm.
Theo đó, bà mẹ này chia sẻ dòng trạng thái: “Lại một vụ dàn cảnh bắt cóc trẻ con trên đường Quốc Tử Giám, suýt nữa thì mất cháu, còn bà bị tai nạn”.
Ngay sau đó, nội dung trên được lan truyền một cách chóng mặt, hàng ngàn người vào bình luận và lên tiếng cảnh báo trên các diễn đàn làm cha mẹ để mọi người cùng cảnh giác.
Trên trang cá nhân của mình, chị An. Ng nêu rõ: “Sáng (19/3), bà ngoại đèo con em đi mua thuốc. Bà đứng trong hiệu thuốc, còn con em rất hiếu động cứ chạy đi chạy lại không chịu đứng cạnh bà. Trong khi đó, bà đang mua thuốc thì có một người đàn ông mặc áo trắng cứ cố tình đứng che khuất con nhà em. Bà đã để ý và kéo thằng bé lại. Lúc hai bà cháu đi về thì người đó cũng đi theo.
Người đó đi từ sau xe mẹ em rồi lao vào xe hai bà cháu khiến hai người ngã xuống đường. Mẹ em đội mũ bảo hiểm ngã đập đầu xuống đường vỡ cả mũ bảo hiểm, còn chân tay cũng bị chảy máu”.
Vị trí được cho rằng có dàn cảnh va chạm giao thông bắt cóc trẻ con tại phố Quốc Tử Giám (Ảnh T.L).
Cũng theo chị An. Ng, cháu bé ngồi phía trước nên khi ngã được bà ngoại đỡ nên chỉ bị sưng mặt chứ không bị đập đầu xuống đất. Khi ngã xuống mọi người đi đường cũng chạy lại đỡ, còn người đâm xe vào thì phóng xe chạy mất. Khi bà ngoại đang loay hoay cố đứng lên thì có một người khác đi ngược chiều nói với bà rằng, cứ để tôi đèo cháu về, còn bà đi xe máy về sau.
Lúc này bà bị đập đầu nên vẫn còn hơi choáng, nhưng người đó cứ đòi bế thốc thằng bé lên xe của mình theo kiểu giành giật. Nhiều người đứng ở đó cũng vào hùa theo, bảo bà choáng thế để người ta đèo hộ về. May mà nhà tôi lúc nào cũng đề phòng vì thấy cũng nhiều vụ dàn cảnh cướp trẻ em nên đi đâu cũng đeo đai buộc con em vào người. Nhờ dây đai mà người đó không đưa thằng bé đi. Bà cảnh giác đã xua tay và quyết đưa cháu về nhà”.
Để tìm hiểu thực hư câu chuyện có hay không sự dàn cảnh để bắt cóc trẻ em, PV đã có mặt tại phố Quốc Tử Giám (phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP.Hà Nội).
Theo nhiều người dân buôn bán hai bên đường tuyến phố này, vào sáng thứ 7 khoảng gần 11h có hai bà cháu đi xe máy, cháu được bà buộc dây đai ngồi phía trước bị ngã xe ngay khi vừa ra khỏi một hiệu thuốc.
Trong khi đó, ông H. hành nghề xe ôm tại đây kể lại: “Hai bà cháu bị một thanh niên lao vào khiến cả hai bà cháu ngã sõng soài ngay trước mặt tôi. Tôi và một số người đi đường đã chạy tới đỡ hai bà cháu dậy.
Lúc đó, có cả người hàng ngày buôn bán ở đây, nhưng cũng có người lạ đi đường. Thấy hai bà cháu choáng có thể không lái xe được nữa nên có người gợi ý đưa hai bà cháu về. Sự việc chỉ có vậy, còn chuyện bắt cóc trẻ em thì giờ tôi mới nghe”.
Bà Nguyễn Thị Bé Hai kể về hai kẻ bắt cóc.
Vụ việc xảy ra cách Công an phường Quốc Tử Giám chỉ vài chục mét. PV được ông Nguyễn Hoàng Nam, Trưởng Công an phường Quốc Tử Giám cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại (ngày 21/3), chúng tôi chưa nhận được phản ánh cũng như trình báo tố giác của người dân liên quan đến việc bắt cóc trẻ em xảy ra trên địa bàn phường. Chúng tôi cũng nắm được thông tin trên mạng xã hội nói có vụ dàn cảnh bắt cóc trẻ em xảy ra vào sáng thứ Bảy (ngày 19/3) trên phố Quốc Tử Giám.
Ngay lập tức tôi đã cho cán bộ xuống điều tra, nắm bắt tình hình. Qua xác minh được biết, vào khoảng 10h30 sáng thứ Bảy có một người phụ nữ ngoài 50 tuổi cầm lái đi xe tay ga đèo một cháu trai khoảng 5 tuổi ngồi phía trước đã va quệt giao thông với một thanh niên đi xe cùng chiều. Hai bà cháu bị ngã và bị thương, còn thanh niên kia bỏ chạy.
Video đang HOT
Ngay sau đó, nhiều người đã đỡ hai bà cháu dậy, một lát sau hai bà cháu lên xe đi về nhà. Chúng tôi vẫn đang điều tra, tuy nhiên đây có thể chỉ là vụ va chạm giao thông”.
Cả phố xôn xao tin bắt cóc trẻ em
Đã nhiều ngày trôi qua, chị Nguyễn Thị Bé Hai (tên thường gọi là Phượng, 35 tuổi, ngụ tỉnh Cần Thơ) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghĩ lại giây phút cậu con trai của mình bị hai thanh niên lạ mặt lao tới thực hiện hành vi khó hiểu giữa đường.
Liên quan đến vụ việc gây chấn động này, chiều 21/3, Thiếu tá Nguyễn Văn Bắc, Đội trưởng đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an quận Tân Bình (TP.HCM) xác nhận, lực lượng công an quận đã vào cuộc điều tra.
Trước đó, vào chiều 18/3, chị Hai đi đón con trai là Huỳnh Trung Nghĩa (5 tuổi) từ trường mẫu giáo Anh Tú. Khoảng 16h cùng ngày, khi chị Hai đang nắm tay con trai đi bộ đến số 1024 đường Âu Cơ (phường 14 quận Tân Bình) thì bất ngờ có hai thanh niên lạ mặt chạy xe máy ghé lại hỏi đường. Không một chút nghi ngờ, chị Hai nhiệt tình chỉ đường.
Tuy nhiên, khi chị chưa dứt lời thì người thanh niên ngồi sau xe máy nhảy xuống giật lấy cháu Nghĩa.
Hình ảnh trên trang cá nhân của chị An. Ng. chia sẻ trên mạng xã hội.
Với bản năng của một người mẹ, chị Hai nắm chặt tay con trai. Giây phút giằng co đã khiến chân của cháu Nghĩa đập mạnh vào đầu xe máy. Do quá đau đớn và hoảng sợ, cháu Nghĩa khóc thét lên.
Lúc này, chị Hai không ngừng la lớn: “Bắt cóc, cứu con tôi với” với mong muốn được mọi người hỗ trợ. Tuy nhiên, vì nghĩ đó là mâu thuẫn gia đình nên người dân xung quanh không màng đến tiếng la hét thất thanh của người mẹ trẻ.
Trong giây phút bấn loạn, người mẹ vẫn không ngừng tìm cách giành giật lại con trai mình từ tay người thanh niên táo tợn.
Sự việc chỉ dừng lại khi hai nhân viên bảo vệ gần đó phát hiện và chạy ra để ứng cứu. Phát hiện có người chạy ra, hai thanh niên lên xe bỏ chạy khỏi hiện trường. Cho rằng đây là hành vi bắt cóc trẻ em nên người dân địa phương đã báo cho Công an phường 14 đến điều tra.
Công an phường đã nhanh chóng lấy lời khai của các nhân chứng cũng như hai mẹ con nạn nhân. Ngay sau khi hoàn tất hồ sơ, Công an phường 14 đã chuyển Công an quận Tân Bình điều tra.
Theo miêu tả của chị Hai, hai thanh niên có vẻ bề ngoài cao to, khoảng chừng 25-27 tuổi. Cả hai mặc áo khoác đen, đội mũ bảo hiểm và bịt mặt. Điều đáng nói là vào thời điểm xảy ra vụ việc, có rất nhiều trẻ khác cũng đang được người thân đón về. Thế nhưng, hai thanh niên chỉ nhắm vào cháu Nghĩa.
Vụ việc xảy ra làm mẹ con chị Hai vẫn chưa hết hoảng sợ. Điều đáng nói, vì quá hoảng hốt nên cho đến sáng nay cháu Nghĩa vẫn không chịu đi học. Để giúp con ổn định lại tinh thần, chị Hai không ngừng động viên cháu Nghĩa đến trường cùng các bạn. Cũng từ sau khi xảy ra sự việc, mẹ con chị Hai ít tiếp xúc và cảnh giác với người lạ.
Chưa có bằng chứng về hành vi bắt cóc trẻ em Thiếu tá Nguyễn Văn Bắc thẳng thắn: “Sáng 21/3, chúng tôi đã tiến hành lấy lời khai của chị Hai cũng như các nhân chứng tại hiện trường. Qua làm việc, mọi người đều khẳng định có sự việc giành giật cháu Nghĩa của hai thanh niên với chị Hai. Bản thân chị Hai khẳng định, hai thanh niên có hành vi bắt cóc cháu Nghĩa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu, bằng chứng nào chứng minh đây là vụ bắt cóc như dư luận phản ánh. Do đó, sau khi làm việc với các nhân chứng và mẹ nạn nhân, hé lộ nhiều vấn đề cần phải làm rõ trong vụ việc này. Đặc biệt, chúng tôi cũng đang khẩn trương xác minh xem đây có phải là hành vi bắt cóc hay không. Công an quận Tân Bình sẽ thông tin đến các cơ quan báo chí và người dân”.
Vũ Phương – Thơ Trịnh
Theo_Người Đưa Tin
Ngắm lại các biểu tượng Hà Nội nhân ngày giải phóng thủ đô
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô Hà Nội (10.10.1954 - 10.10.2014), cùng nhìn lại hình ảnh những công trình biểu tượng của Hà Nội qua hiệu ứng timelapse 'tua nhanh' thời gian.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột còn có tên khác là chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài do chùa mang hình dáng một bông hoa sen nằm giữa hồ độc đáo. Xây dựng từ năm 1049 dưới thời nhà Lý, chùa Một Cột là một trong những biểu tượng cổ nhất của Thăng Long Hà Nội.
Khuê Văn Các
Biểu tượng văn hóa quen thuộc này nằm trong tổng thể công trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám, xây dựng năm 1805. Khuê Văn Các có kiến trúc cổ lầu đơn giản nhưng mang dấu ấn riêng và thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt.
Tháp Rùa
Tháp xây trên gò Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm, nơi vua Lê Thánh Tông dựng đài để câu cá. Trải qua nhiều thời kỳ biến động, hiện nay tháp có kiến trúc Pháp kết hợp với mái cong của Việt Nam, là công trình độc đáo nằm ở "trái tim" thủ đô.
Cầu Thê Húc
Nối đền Ngọc Sơn với bờ hồ, cầu Thê Húc có màu đỏ sẫm và dáng cong đặc trưng nổi bật trên màu nước xanh của hồ Hoàn Kiếm. Cầu do Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng năm 1865, mang ý nghĩa "nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm".
Cột cờ Hà Nội
Nằm trên đường Điện Biên Phủ, cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long, gồm 3 tầng cao 33,4 m, nơi lá cờ Tổ quốc tung bay. Đây cũng là nơi diễn ra lễ thượng cờ, chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô 10.10.1954.
Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất trong khu phố cổ và cũng là một trong những chợ lớn của Hà Nội. Chợ được xây dựng từ thời Nguyễn, mặt tiền được cải tạo lại theo kiến trúc Pháp năm 1890.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, xây dựng từ năm 1898 - 1902 dưới thời Pháp thuộc. Cầu từng hư hại nặng do bom đạn chiến tranh và được coi là chứng nhân lịch sử từ thời chiến tới thời bình.
Nhà thờ Lớn
Nhà thờ Lớn là một trong những nhà thờ Công giáo cổ của Hà Nội, xây dựng từ năm 1886. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân tổng giáo phận Hà Nội.
Nhà hát Lớn
Nhà hát Lớn do người Pháp xây dựng năm 1911 theo mẫu nhà hát Opera Garnier ở Paris với mục đích phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc tân cổ điển hoàn chỉnh, nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam.
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
Nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, quảng trường là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ. Giữa quảng trường là đài phun nước tạo nên một không gian ấn tượng cho thủ đô.
36 phố phường
36 phố là cách gọi ước lệ chỉ khu phố cổ nằm ngoài Hoàng thành Thăng Long ven sông Hồng. Nơi đây tập trung những phố nghề truyền thống của kinh đô xưa vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.
Con đường gốm sứ
Được Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới với 3,85 km, con đường gốm sứ là công trình nghệ thuật chào đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Đi dọc con đường du khách sẽ được khám phá hình ảnh văn hóa không chỉ của Hà Nội mà còn khắp mọi miền đất nước.
Theo iHay
Vụ đặt thuốc nổ tự tạo dẫn đến chết người ở ngõ Thông Phong: Khởi tố vụ án với 3 tội danh 20h ngày 14-9, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội cho biết: Liên quan đến vụ nổ xảy ra tại ngõ Thông Phong, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa tối 11-9, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự với các tội danh giết người; tàng trữ, sử...