Thực hư việc xuất hiện “xã hội đen” trong buổi bán hồ sơ đấu giá
Một số người đến mua hồ sơ tham gia đầu giá tài sản cho rằng nhân viên công ty đấu giá không bán hồ sơ, đồng thời bị “ xã hội đen” ngăn cản. Phía công ty đấu giá lại “chìa ra” hàng loạt bằng chứng khẳng định việc mua bán hồ sơ tham gia đấu giá diễn ra bình thường.
Sự việc bắt đầu từ việc Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Đông Anh (Hà Nội) yêu cầu thi hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 46/2014/QĐST-KDTM ngày 28/11/2014 của TAND huyện Đông Anh. Quyết định này buộc Công ty CP xây dựng và thương mại Loa Thành phải thanh toán cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) toàn bộ số tiền nêu trong Quyết định.
Sau khi kê biên khối tài sản, Chi cục THADS huyện Đông Anh đã ra thông báo về việc tổ chức đấu giá và bán đấu giá tài sản. Chi cục THADS Đông Anh đã chọn Công ty CP Đấu giá và Đấu thầu Việt Nam (Công ty VBA) thực hiện những công việc tiếp theo. Thời gian mua hồ sơ tham gia đấu giá tài sản trên được ấn định từ 8h đến 11h ngày 15/4/2017.
Vi bằng số 76 được lập theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Sau buổi bán hồ sơ trên, một số người, trong đó có bà Nguyễn Thị N. – Chuyên viên mua bán tài sản thế chấp của Công ty TNHH quản lý tài sản (thuộc VPBank), khiếu nại đến Công ty VBA cho rằng mình bị cản trở, không thể mua được hồ sơ. Ba người, trong đó có bà N., đã lập Vi bằng nhằm làm căn cứ cho sự việc trên.
Video đang HOT
Trong Vi bằng số 76/2017/VB-TPLHĐ lập ngày 15/4, bà N. trình bày, sáng 15/4, bà đến trước cửa Công ty VBA tại phòng 401, số 1 Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) đợi mua hồ sơ thì gặp 2 cá nhân khác đi mua hồ sơ và một số thanh niên xăm trổ. Theo bà N., Công ty VBA đã không tổ chức bán hồ sơ tham gia đấu giá tài sản theo thời gian đã nêu trong Thông báo bán đấu giá.
Trong buổi làm việc chiều ngày 18/4, PV Dân trí ghi nhận sự căng thẳng giữa bên tổ chức án đấu giá là Công ty VBA và đại diện VPBank. Phía VPBank “trưng” ra Vi bằng số 76 được lập ngày 15/4 để làm bằng chứng. Tuy nhiên, ông Lê Thế Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Công ty VBA – khẳng định, Vi bằng trên không khách quan. Cụ thể, theo ông Hiệp, địa điểm lập Vi bằng là phòng 401 tòa nhà số 1 phố Thành Công (Ba Đình, Hà Nội), trong khi đó, địa chỉ Văn phòng Công ty VBA, nơi bán hồ sơ tham gia đấu giá, là phòng 402 cùng tòa nhà trên.
Đáp lại việc bà N. cho rằng một số đối tượng xăm trổ, “ xã hội đen” có hành vi đe dọa, cản trở những người đến mua hồ sơ, ông Hiệp đặt câu hỏi: “ Sao lúc đó các chị không gọi bảo vệ tòa nhà hay gọi Công an phường sở tại đến?”. Lúc này, bà N. lại trả lời rằng không cần vì các đối tượng vẫn chưa làm gì mình!.
Về việc bà N., đại diện VPBank, gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng về việc bị cản trở không mua được hồ sơ tham gia đấu giá, ông Lê Thế Hiệp “chìa ra” hàng loạt phiếu thu chứng minh việc rất nhiều người mua được hồ sơ trong ngày công ty bán hồ sơ theo đúng Thông báo bán đấu giá.
Ngày 20/4, Chi cục THADS huyện Đông Anh đã có buổi họp với đại diện VPBank và đại diện Công ty VBA. Tại cuộc họp này, phía VPBank vẫn không đưa ra được lý do thuyết phục để yêu cầu Chi cục THADS huyện Đông Anh hủy phiên đấu giá và thay công ty đấu giá khác.
Ngày 22/4, trao đổi với PV Dân trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty VBA Lê Thế Hiệp cho biết, công ty này vẫn đang tiến hành mở phiên đấu giá theo quy định của pháp luật.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ vào trường mầm non bắt chủ trường: TAND cấp cao yêu cầu dừng thi hành án
Ông Trần Văn Châu, Chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM vừa có văn bản yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) hoãn thi hành bản án dân sự liên quan đến bà Đoàn Thị Dung - Giám đốc Công ty TNHH Thanh Nguyên.
Theo bản án dân sự sơ thẩm số 21/2014/DSST của TAND TP Phan Thiết và bản án dân sự phúc thẩm số 123/2014/DSPT của TAND tỉnh Bình Thuận, HĐXX tuyên buộc Công ty TNHH Thanh Nguyên phải hoàn trả cho ông Nguyễn Đức Quang (đại diện chủ nợ) 117 tỉ đồng.
Để thi hành bản án này, TAND thành phố Phan Thiết đã ra quyết định tuyên bố phá sản đối với công ty TNHH Thanh Nguyên. Không đồng tình với bản án, bà Dung đã làm đơn gửi TAND cấp cao hơn đề nghị xem xét lại.
Khi bà Dung vẫn chưa chấp nhận việc bị tuyên bố phá sản thì vào ngày 23/3, quản tài viên thực thi quyết định tuyên bố phá sản đã thuê 1 nhóm bảo vệ xông vào khuôn viên trường Mầm non Thanh Nguyên (bà Dung là chủ trường mầm non này), dùng súng và còng tay áp giải bà Dung đi.
Nhóm bảo vệ sử dụng cả súng để uy hiếp tại trường mầm non khiến các cháu nhỏ hoảng loạn
Theo công văn của TAND Cấp cao tại TPHCM ngày 13/4, tòa đã nhận được đơn của bà Dung đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm số 123/2014/DSPT của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận về vụ án "tranh chấp hợp đồng vay tài sản".
Để có thời gian xem xét đơn đề nghị của đương sự, Chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự TP Phan Thiết ra quyết định hoãn thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 123/2014/DSPT trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được công văn.
Văn bản của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM
Liên quan đến vụ việc này, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng đã có văn bản kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm bản án này.
Trúc Hà
Theo Dantri
Khám xét nhà riêng nguyên chấp hành viên thi hành án dân sự lừa đảo Khi còn là chấp hành viên của chi cục Thi hành án dân sự quận 3, bà Đinh Thị Anh Đào đã giả mạo người được thi hành án để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Sáng 18/11, tại trụ sở Công an phường Bình Thọ (quận Thủ Đức), Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thực hiện...